1. Học lái xe ô tô nên học bằng gì?
Nếu đang có nhu cầu học lái xe ô tô, bạn có thể lựa chọn giữa 3 loại bằng: B1, B2 và C.
Đối với các bằng lái hạng D, E, Fc là bằng lái không thể học trực tiếp từ đầu, mà phải nâng bằng lên các hạng đó và yêu cầu phải có một các bằng lái B1, B2, và C. Tối đa của nâng bằng là 2 dấu bằng tức có thể nâng B1 lên C, nâng bằng B2 lên D, nâng bằng C lên E, và nâng bằng C lên Fc.
Để giúp bạn dễ dàng chọn lựa loại bằng theo nhu cầu, chúng tôi xin đưa ra một số loại bằng cơ bản và thông dụng nhất:
- Bằng lái xe B11: được lái xe ô tô số tự động và không hành nghề kinh doanh phù hợp với các bạn chỉ lái xe gia đình mà là xe số tự động không hành nghề kinh doanh, lái xe dịch vụ. Phụ nữ nên học bằng lái xe ô tô này nếu không có nhu cầu lái xe số sàn vì học và thi sẽ dễ đậu hơn.
- Bằng lái xe B1: được lái xe ô tô số sàn và số tự động nhưng không được phép hành nghề kinh doanh, việc học và thi bằng B1 này giống như bằng B2 chỉ điều không hành nghề kinh doanh nên chỉ phù hợp với người lớn tuổi đã qua tuổi học lái xe hạng B2.
- Bằng lái xe B2: được lái xe ô tô số sàn và số tự động B1 và được phép hành nghề kinh doanh. Nên đại đa số đều chọn học bằng lái xe B2 này chỉ điều học và thi hơi khó hơn hạng B11.
- Bằng lái xe hạng C: được lái xe ô tô hạng B2 và ô tô tải các loại không giới hạn trọng tải. Học và thi bằng lái xe ô tô hạng C này sẽ khó hơn hạng B2 nên chỉ dành cho những ai có nhu cầu thực sự để lái xe tải hạng nặng
2. Chọn trung tâm có uy tín
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều trung tâm dạy lái xe ô tô. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi của bản thân, khách hàng chỉ nên lựa chọn những trung tâm có thời gian hoạt động lâu năm, có uy tín và danh tiếng tốt. Những trung tâm như trên sẽ luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu để bảo đảm thương hiệu của mình.
Thông thường, các trường không có dấu hiệu lừa đảo vì để dể thành lập 1 trường đào tạo lái xe rất phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo nhưng tiêu chí rất khắt khe của Bộ GTVT. Tuy nhiên việc lừa đảo có thể xuất phát từ những những đối tượng mượn danh nghĩa của trường.
3. Học lái xe ô tô đúng giá quy định
Các học viên sẽ được trung tâm thông báo công khai và chi tiết về các khoảng lệ phí. Học phí này là đúng giá trong mức quy định của nhà nước và học viên chỉ cần thanh toán những khoản này một lần.
Hoc viên khi đã đăng ký sẽ được cấp thẻ học viên và được học thực hành theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT đã đề ra.
Theo khảo sát, mức học phí thông thường cho một khóa học bằng lái xe ô tô của hầu hết các trung tâm dạy lái xe ô tô uy tín trên địa bàn TP.HCM dao động từ khoảng 8.500.000đ (đối với hạng B2), 9.000.000đ (đối với hạng B11) và khoảng 12.500.000đ (đối với hạng C). Đồng thời cũng có sự chênh lệch về giá tiền do chất lượng dịch vụ khác nhau, tuy nhiên sẽ không lệch quá 1.000.000 đồng.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các trung tâm dạy lái xe ô tô trên mạng Internet. Tuy nhiên, hãy tránh xa những nơi có quảng cáo mức giá trọn gói từ 5.500.000 – 6.500.000 đồng hoặc giá ưu đãi đặc biệt giảm đến 30% – 50%. Vốn dĩ các trường đều thu phí trọn gói để báo cáo hồ sơ lên Sở GTVT chỉ thi và cấp bằng (không đào tạo) là từ 5.000.000 – 5.500.000 đồng.
4. Lưu ý các loại phí không cần đóng thêm:
- Phí quản lý nhà nước, quản lý hồ sơ: dao động từ 80.000 – 100.000 ngàn/năm. Bằng lái B2 có thời hạn 10 năm nên tổng phí này khoảng 800.000 – 1 triệu. Theo quy định, học viên không cần phải đóng thêm bất kì khoản nào liên quan đến việc quản lý bằng lái xe mà chỉ cần gia hạn bằng đúng thời hạn 10 năm/ lần.
- Ngoài ra học viên cũng cần lưu ý các lệ phí tập lái xe thiết bị (xe cảm ứng) đã bao gồm hay chưa và bao gồm mấy giờ học lái xe cảm ứng. Tuy nhiên nếu học viên có nhu cầu học thêm vào thứ 7, chủ nhật thì có thể sẽ bị phụ thu thêm tiền ngoài giờ.
5. Đảm bảo đủ giờ học
Học viên sẽ được cung cấp hợp đồng khi đăng kí học lái xe ô tô cũng như các hạng bằng lái khác. Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều khoản cũng như số giờ học thực hành, học lý thuyết…
Bạn cần đọc kỹ và nắm rõ những điều này để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.