Hiện nay, vấn đề môi trường đang được nhiều nhà sản xuất quan tâm. Mối quan tâm ngày càng tăng đối với “sức khoẻ” của Trái đất đã thúc đẩy nhiều nhà sản xuất ô tô lớn thiết kế và sản xuất những chiếc xe điện mới ấn tượng như Porsche Taycan và Tesla Model S.
Kết quả của sự thay đổi tư duy, sự phổ biến của xe hơi điện đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua và không có dấu hiệu dừng lại sớm.
Tuy nhiên, bất chấp động lực thu được từ cuộc cách mạng trong ngành ô tô rõ ràng này, vẫn còn rất nhiều người hoài nghi về hướng đi mới. Chi phí, phạm vi phương tiện, cơ sở hạ tầng sạc và chủ nghĩa môi trường đều được coi là mối quan tâm trong nhiều cuộc tranh luận.
Một lập luận đã được đưa ra từ cuối năm 2020 là câu hỏi về nhiên liệu tổng hợp. Cụ thể, có những người tin rằng những loại nhiên liệu “thân thiện với môi trường” này nên là tương lai của ô tô, vì chúng được cho là tốt cho môi trường hơn so với các loại nhiên liệu chạy bằng điện.
Trên thực tế, nhiên liệu tổng hợp tạo ra ít CO2 hơn so với xăng hoặc ô tô chạy bằng điện. Theo Donut Media, nó thậm chí có thể được sử dụng trong hầu hết các xe ô tô và trạm xăng hiện có. Nhưng bất chấp những lợi ích đáng kinh ngạc này, có rất nhiều lý do được đưa ra cho thấy nhiên liệu tổng hợp có thể sẽ không ngăn được việc phát triển của xe điện.
Chi phí chắc chắn là một yếu tố khi nói đến nhiên liệu tổng hợp. Giống như hầu hết các công nghệ mới, nó khá tốn kém để sản xuất.
Theo Tạp chí The Week, việc sản xuất loại xăng do phòng thí nghiệm tạo ra có giá từ 94 – 232 USD cho mỗi tấn carbon dioxide. Về việc thanh toán tại máy bơm, điều này sẽ tương đương với khoảng từ 3,80 USD đến 9,20 USD cho khoảng 3,7 lit. Với mức giá này, không phải ai cũng sắn sàng sử dụng. Mặc dù khi công nghệ phát triển, giá có thể giảm xuống. Nhưng việc đảm bảo đủ kinh phí để đạt được đến thời điểm đó sẽ là một vấn đề.
Bên cạnh đó, vấn đề chính trị là một trở ngại khác đe dọa tương lai của những loại nhiên liệu hóa thạch “thân thiện với môi trường” này. Nhiều quốc gia châu Âu đã và đang làm việc để chuyển đổi cơ sở hạ tầng của họ để đáp ứng tốt hơn xe điện trong tương lai. Các trạm sạc có mặt ở cả thành phố và thị trấn nhỏ. Tất cả những điều này là kết quả trực tiếp của việc các chính trị gia tạo ra luật pháp và kêu gọi không sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Gần đây nhất, Mỹ (cụ thể là California) và nhiều quốc gia ở châu Âu đã bắt đầu ban hành luật có hiệu lực ngừng sản xuất ô tô chạy bằng khí đốt thông thường vào năm 2035. Đối với tất cả các quốc gia này, họ tìm cách thực hiện mục tiêu bằng cách thu hút nhiều người hơn vào EV.
Hay như Nhật Bản, Bộ Kinh tế nước này đã đặt mục tiêu, tới giữa năm 2030, toàn bộ phương tiện mới được bán ra trên thị trường Nhật đều phải là xe hybrid (sử dụng cả xăng và điện) hoặc chạy bằng điện hoàn toàn, dần loại bỏ toàn bộ xe sử dụng động cơ đốt trong ra khỏi thị trường xe mới.
Mục tiêu được đánh giá là khá nặng với Nhật Bản vì hiện tại xe hybrid và xe điện chỉ chiếm khoảng 29% trong tổng số 5,2 triệu phương tiện đăng ký mới của Nhật, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA). Năm ngoái, lượng xe điện và hybrid đăng ký đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Với kế hoạch này, Nhật Bản sẽ góp tên mình vào danh sách nhiều quốc gia khác đang tìm cách giảm khí thải carbon qua việc hạn chế phương tiện chạy bằng xăng trong thập kỷ tới.
Chính phủ Anh cũng đã thông báo, đến năm 2030 sẽ chấm dứt bán xe ô tô mới, sử dụng động cơ đốt trong. Việc thúc đẩy thay thế xe chạy nhiên liệu hóa thạch được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Anh đạt mức phát khí thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đây được xem là động lực mới đối với ngành công nghiệp ô tô Anh vốn đang đứng trước nhiều khó khăn do Brexit và nhu cầu sụt giảm trên toàn cầu.
Theo Hotcars