Vào năm 2019, một chủ sở hữu ô tô ở Thiên Tân tên là Hàn Triều đã mua một chiếc xe cũ được chứng nhận chính thức của chính Tesla, thông qua các kênh chính thức. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sau đó, xe bị hỏng hóc nhiều lần và khi đem đi sửa chữa, chủ xe nghi ngờ đây là một chiếc xe có “khuyết tật”.
Cụ thể, từ tháng 6 đến tháng 8 năm ngoái, chiếc xe này thường xuyên gặp sự cố và phải sửa chữa tổng cộng 7 lần. Vào ngày 24/8/2019,khi đang điều khiển xe, chiếc xe đột nhiên bị tê liệt, công tắc và phanh đều hỏng, suýt gây ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Sau đó, chiếc xe đã được gửi đến trung tâm sửa chữa được chỉ định của Tesla để sửa.
Sau khi được cơ quan thẩm định bên thứ ba kiểm tra, họ phát hiện trụ chữ C và chắn bùn sau của xe có dấu hiệu bị cắt sửa, với những hư hỏng về kết cấu thì nhiều khả năng đây làxe từng bị tai nạn.
Trụ A, B, C hay D là những bộ phận thuộc khung xe dựng thẳng hoặc gần thẳng, phân chia và cố định các mảng kính trên xe.
Mặc dù chủ xe rất tức giận về việc này, nhưng trước tiên ông đã thương lượng với Tesla và yêu cầu “trả lại hoặc thay thế xe với giá gốc”. Tuy nhiên yêu cầu này đã bị Tesla từ chối.Sau đó, chủ sở hữu đã kiện Tesla ra tòa.
Đơn kiện cho rằng khi bán xe cũ, Tesla đã thông báo cho chủ sở hữu rằng chiếc xe “không từng bị tai nạn lớn và không có hư hỏng cấu trúc”, điều này đã cấu thành hành vi gian lận bán hàng. Tòa án sơ thẩm đã yêu cầu hãng xe điện Mỹ bồi thường tiền mua xe và các chi phí liên quan, theo phương thức “hoàn tiền một đổi ba”, với tổng giá trị hơn 300.000 USD.
“Tôi rất thất vọng với Tesla và sẽ không cân nhắc việc mua xe Tesla trong tương lai”, Hàn Triều chia sẻ với báo chí sau phiên tòa với quan điểm “tương đối hài lòng”. Ông cũng cho biết sau khi mua xe, không chỉ xe thường xuyên gặp trục trặc mà thái độ của hãng Tesla còn rất ngạo mạn và không cung cấp cho mình dịch vụ hậu mãi tốt.
Hơn nữa, trong thời gian kiện tụng, ngoài thời gian và sức lực, Hàn Triều còn phải trả rất nhiều chi phí khác nhau như phí thẩm định, công chứng, luật sư, phí kiện tụng, phí vận chuyển… Tổng chi phí liên quan khoảng 15.000 USD.
Nhưng điều khiến ông không thể chấp nhận được là vào tháng 8/2019, sau một vấn đề nghiêm trọng với chiếc xe cũ, Tesla đã cung cấp cho ông một chiếc xe tay ga để sử dụng tạm thời.
Nhưng khi đơn kiện Tesla được gửi lên tòa, hãng xe Mỹ đã ngay lập tức yêu cầu ông trả lại chiếc xe tay ga thông qua một loạt các kênh kết như như WeChat, SMS, email… Đồng thời, Tesla còn đòi ông phải trả khoảng 45.000 USD cho việc sử dụng chiếc xe tay ga trong suốt 8 tháng, mỗi ngày 220 USD. Yêu cầu này đã bị Hàn Triều từ chối.
Bởi chi phí sử dụng hàng ngày mà Tesla đòi hỏi cho một chiếc xe tay ga là quá cao. Nên biết rằng trên thị trường thuê xe ở Trung Quốc, một chiếc BMW series 5 cũng chỉ có giá thuê một ngày khoảng 1.000 USD.
Camera hành trình ghi lại cảnh nóc một chiếc xe điện Tesla bay như diều trên cao tốc ở Trung Quốc.
Phản hồi lại thông tin, Tesla cho biết công ty không hài lòng với kết quả của phiên tòa đầu tiên và sẽ kháng cáo. Hiện tại, hãng xe điện Mỹ cho rằng vấn đề gây tranh cãi lớn nhất là liệu chiếc xe có phải từng bị tai nạn và có hư hỏng cấu trúc trước đó hay không.
“Mặc dù chiếc xe đã trải qua quá trình cắt và tán đinh trụ C nhưng chủ cũ của chiếc xe đã để lại một vết xước ở chắn bùn sau trong quá trình sử dụng xe. Do Tesla sử dụng thân xe hoàn toàn bằng nhôm nên không thể thực hiện sửa chữa như các loại xe dùng tấm kim loại thông thường”, Tesla giải thích. “Do đó, một tổ chức bảo dưỡng bên thứ ba được Tesla ủy quyền, đã cắt và tán đinh trên tấm chắn bùn sau nguyên bản của xe. Thao tác này tuân theo hướng dẫn của sổ tay bảo dưỡng chính thức của Tesla và các tiêu chuẩn bảo dưỡng do nhà nước Trung Quốc quy định. Do đó, Tesla tin rằng chiếc xe không có thiệt hại về kết cấu.”
Tesla cũng cho biết khi chính thức bán chiếc xe cũ này, được biết xe đã thay chắn bùn sau nhưng do một vết xước nhỏ, cách bảo dưỡng cũng tuân theo tiêu chuẩn bảo dưỡng do nhà nước quy định. Đó cũng là lý do chủ xe Hàn Triều không được thông báo về việc thay thế chắn bùn sau do trầy xước.
Ngoài ra, Tesla cũng tuyên bố rằng trong phiên điều trần, công ty đã định nghĩa và giải thích, phân biệt giữa chắn bùn và trụ C đảm bảo tiêu chuẩn thẩm định ô tô đã qua sử dụng, cũng như các quy trình và kỹ thuật cần được áp dụng trong quá trình bảo dưỡng. Cuối cùng công ty Mỹ này đã kết luận rằng chiếc xe không liên quan đến việc cắt sửa trụ C và không có hư hỏng về kết cấu.
Tesla tin rằng bảo trì chắn bùn là một tình huống rất phổ biến và không đồng ý với phán quyết “gian lận” và yêu cầu bồi thường trong phiên tòa đầu tiên. Công ty đã kháng cáo và hi vọng trong phiên thứ hai, tòa án sẽ phán quyết rằng công ty này không gian lận.
Tesla cho rằng việc sửa chữa tuân theo quy định nên không cần thông báo cho chủ xe mới.
Sự việc đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội và nhận được nhiều quan điểm bày tỏ của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều cho rằng dù thân xe Tesla có làm bằng “vàng” thì sau khi cắt trụ C và tán đinh để sửa chữa, chiếc xe sẽ có những hư hỏng về kết cấu.
“Nếu chỉ là sửa chữa cắt tán đinh nhỏ, chỉ có thể nói vấn đề bảo dưỡng chiếc xe này quá tiết kiệm, nhưng đây không phải là lý do hãng không nói cho chủ nhân biết xe đã bị cắt trụ C và tán đinh”, một người dùng bình luận.
Rất nhiều quan điểm khác cũng tin rằng Tesla đã “gian lận trong bán hàng” và ủng hộ hình phạt “hoàn tiền một đổi ba” của tòa án.
Tham khảo Sina