Chuẩn khí thải mới từ Ủy ban châu Âu (European Commission) có quy định khắt khe hơn khi yêu cầu ôtô mới bán ra phải được trang bị một loạt cụm chuyển đổi xúc tác và bộ lọc để giảm thiểu đối đa khí thải. Ngoài khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, chuẩn Euro 7 còn mở rộng phạm vi kiểm soát đối với NOx, NO2 và NH3.
Đồng thời, các mẫu xe dùng động cơ đốt trong hay động cơ hybrid theo chuẩn Euro 7 phải đảm bảo duy trì mức gây ô nhiễm thấp trong ngưỡng quy định suốt 150.000 dặm vận hành từ khi xuất xưởng, tương đương 241.000 km.
Các mẫu xe hiệu suất cao cũng có thể bị đe dọa nghiêm trọng, do yêu cầu lượng khí thải càng ngày càng thấp, ngay cả khi ở tốc độ cao. Và việc tuân thủ khí thải Euro 7 có thể khó khăn với một chiếc xe tải nặn
Đại diện của ACEA cho rằng các hệ thống kiểm soát khí thải trong quy định mới gần như không thể tích hợp hay bổ sung vào các mẫu ôtô mới chuẩn bị bán ra trong vài năm tới, khi mà thiết kế kỹ thuật của hầu hết dòng xe đã hoàn thiện.
Các hãng xe tập trung vào phát triển xe điện
“ACEA tin rằng các tiêu chuẩn giới hạn khí thải do Clove đưa ra, cùng với các điều kiện thử nghiệm mới được đề xuất, trên thực tế sẽ dẫn đến một tình huống rất giống với lệnh cấm các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe điện hybrid”- ACEA cho biết vào tháng 12/2020.
Các nhà sản xuất chấp nhận thay đổi để đáp ứng chuẩn Euro 7 thì giá thành của xe dùng động cơ đốt trong sẽ đắt hơn đáng kể và giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Những quy chuẩn kỹ thuật mới cũng được lo ngại sẽ ảnh hưởng đến độ bền và gia tăng đáng kể chi phí sử dụng cho người dùng.
Hiện tại, một vài quốc gia và vùng lãnh thổ ở lục địa già đã ban hành kế hoạch chi tiết về việc hạn chế động cơ đốt trong. Vào năm trước, chính phủ Anh cho biết chỉ cho phép bán xe điện và xe hybrid vào năm 2030, tương tự lộ trình của Na Uy.