2035 sẽ là năm cuối cùng người tiêu dùng có thể mua những loại xe trên.
Quyết định cấm luôn cả xe hybrid được đưa ra sau khi các chuyên gia cảnh báo những đề xuất hiện tại, sẽ có hiệu lực đến năm 2040, không đủ để Anh đạt được các mục tiêu phát thải carbon vào năm 2050.
Năm 2019, Vương quốc Anh trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên thông qua luật yêu cầu tất cả lượng khí thải nhà kính phải được đưa về mức 0% vào năm 2050.
Thủ tướng Johnson sẽ công bố chi tiết về quyết định thay đổi chính sách tại một sự kiện để khởi động hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, được tổ chức tại Glasgow vào cuối năm nay.
Thủ tướng sẽ nói rằng hội nghị thượng đỉnh là một cơ hội để tăng cường tiến bộ bảo vệ hành tinh, và thậm chí có thể lùi lệnh cấm đến năm 2030.
COP26 là một cơ hội quan trọng để Vương quốc Anh và các quốc gia trên toàn cầu cùng tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, theo ông Johnson.
“Vì chúng tôi đặt ra kế hoạch mục tiêu không phát thải vào năm 2050 trong năm nay, chúng tôi sẽ thúc giục những nước khác tham gia cùng chúng tôi cam kết để đạt khí thải bằng không”, Thủ tướng Anh nói.
Lệnh cấm xe ban đầu được công bố vào tháng 7/2017 như là một phần của sáng kiến không khí sạch của chính phủ, nhưng – trong một động thái được ngành công nghiệp xe hơi hoan nghênh – đến năm 2018 đã có đề xuất không đưa xe hybrid vào lệnh cấm.
Tuy vậy, giờ đây sau năm 2035, khi lệnh cám có hiệu lực, người dân sẽ chỉ được phép mua ô tô điện hoặc ô tô chạy bằng hydrogen.
Quyết định mới đang đặt ra nhiều tranh cãi. Mike Hawes, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại xe Motor cho biết các đề xuất mới sẽ dẫn đến những thách thức mới trong quá trình chuyển đổi mô hình của các nhà sản xuất.
Nhưng người đứng đầu tổ chức khoa học, chính sách và nghiên cứu của nhóm môi trường Friends of the Earth, Mike Childs, nói rằng mục tiêu năm 2035 vẫn là muộn, sẽ khiến Vương quốc Anh “tiến chậm chạp trong cuộc cách mạng xe điện”.