Ngày 24/10, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua.
Theo đó, Bộ công an để xuất đảm nhiệm việc quản lý, sát hạch cũng như cấp đổi giấy phép lái xe, khi mà vốn dĩ việc này từ trước đến nay do Bộ Giao thông Vận tải đảm nhiệm. Lý giải về để xuất này, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết căn cứ trên thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe bộc lộ nhiều bất cập, trong khi đó trung bình mỗi năm có gần 10.000 người chết do tai nạn giao thông, hàng trăm nghìn người thương tật suốt đời nhưng không phân định rõ đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm. Đồng thời, vị đại diện cũng khẳng định: “Nếu Bộ Công an tiếp quản sát hạch, đào tạo lái xe thì sẽ chịu trách nhiệm chính khi xảy ra tai nạn giao thông”.
Với 4 lần sửa đổi, trong bản dự thảo mới nhất trình Quốc hội, nhiều giải pháp cụ thể được Bộ công an đưa ra như nhấn mạnh đến kỹ năng lái xe trên đường giao thông công cộng và đây sẽ là căn cứ quan trọng nhất, đồng thời chiếm thang điểm cao nhất để đánh giá kết quả sát hạch lái xe; Bên cạnh đó, học viên cũng bắt buộc phải học kiến thức về sơ cứu ban đầu tai nạn giao thông trong chương trình đạo tạo, cùng nhưng kiến thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn; Ngoài ra, người dân sẽ không phải tự bảo quản, lưu trữ hồ sơ gốc như hiện nay…
Dự luật quy định trừ điểm, giảm bớt hành vi tước bằng lái xe. Bộ Công an đã tiếp thu, bổ sung điểm mới cho nội dung này so với các dự thảo trước như: Quy định “trừ điểm giấy phép lái xe là biện pháp quản lý hành chính nhà nước không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính”.
Dự luật cũng đề cập đến việc bổ sung giấy phép lái xe sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, nếu có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mới thì người lái xe phải sát hạch lại; giấy phép lái xe còn điểm được phục hồi 12 điểm sau 12 tháng kế tiếp.
Đồng thời, 12 điểm trong giấy phép lái xe cũng sẽ được số hóa, ngay khi vi phạm bất cứ điều gì trong khi lưu thông, người vi phạm sẽ bị trừ điểm và bị cảnh sát lập biên bản. Số điểm bị trừ sẽ báo vào điện thoại và tài xế có thể thường xuyên tra trên hệ thống để biết được mình còn bao nhiêu điểm.
Bộ Công an cũng đưa ra số liệu thống kê rằng hiện đối với Nghị định 100 thì đã có gần 3.000 lỗi vi phạm giao thông bị xử lý, trong đó, hành vi bị tước bằng chiếm đên 33%, tương đương với gần 1.000 lỗi. Nhận xét về điều này, thành viên trong ban soạn thảo cho biết: “Việc tước bằng lái xe quá nhiều là không cần thiết vì sau đó khi xin lại bằng, tài xế vẫn xem như chưa vi phạm gì”. Chính vì vậy, nếu dự luật được thông qua thì với quy định trừ điểm chỉ với các lỗi nghiêm trọng tài xế mới bị tước bằng, còn lại sẽ trừ điểm vào bằng lái, buộc người tham gia có ý thức hơn.
Điểm mới nữa của dự luật đó là thanh tra giao thông sẽ không được dừng xe xử lý vi phạm. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, Thanh tra giao thông có quyền dừng xe xử lý vi phạm với 4 lỗi trên đường. Còn trong dự luật mới thì chỉ có cảnh sát giao thông mới đảm nhiệm việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đại diện của ban soạn thảo cho biết, Thanh tra giao thông sẽ chịu trách nhiệm xử lý vi phạm theo điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ sửa đổi mà Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng và sẽ chỉ xử lý các hành vi vi phạm tĩnh liên quan đến kết cấu hạ tầng, đường sá…
Hiện thanh tra giao thông được dừng xe liên quan đến 4 hành vi vi phạm gồm: Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ; vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ; xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định; đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ.
Bên cạnh các hành vi trên thì Thanh tra được xử lý những vi phạm tĩnh như dừng đỗ, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông…
Dự luật đề cập đến việc người dân được quyền mua bán, chuyển nhượng biển số xe sau đấu giá. Bộ Công an đã tiếp thu góp ý và bổ sung về quyền của chủ biển số ô tô sau khi đấu giá thành công. Cụ thể, chủ biển số có thể bán, chuyển nhượng lại và có đầy đủ các quyền sở hữu, chiếm hữu, định đoạt theo Luật dân sự 2015. Đayay là nội dung mới chưa được quy định trong những dự thảo lần trước.
Qua đó, với hình thức trên, biển số xe khi đấu giá sẽ được xem như tài sản có thể gắn bó lâu dài với chủ sở hữu. Thêm vào đó, không nhất thiết phải sở hữu ô tô mới được tham gia đấu giá. Và việc đấu giá biển số xe phải do một công ty đấu giá chuyên nghiệp đảm nhiệm và người tham gia sẽ không mất khoản phí đăng ký. Đấu giá sẽ diễn ra công khai trên mạng.
Đối với hạng giấy phép lái xe, dự thảo luật có quy định 11 hạng, trong khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định giấy phép lái xe có 13 hạng. Cụ thể, dự luật đã loại bỏ hạng A4 cấp cho người điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 1.000 kg; hạng B1, B2 (gộp thành hạng B) cấp cho cả người hành nghề và không hành nghề lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ, xe ôtô tải có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg. Hiện trong Luật giao thông đường bộ sửa đổi không còn quy định nội dung này.
Đại diện của Bộ Công an cũng giải thích rằng việc rút hạng giấy phép lái xe xuống còn 11 hạng là nhằm luật hóa từ các quy định về phân hạng Giấy phép lái xe tại Công ước Viên năm 1968, đồng thời tạo điều kiện cho việc sử dụng Giấy phép lái xe của Việt Nam ở nước ngoài và giấy phép lái xe nước ngoài tại Việt Nam.
Thêm vào đó, đề xuất mới cũng được Bộ Công an đưa ra đó là bổ sung trên giấy phép lái xe gồm các trường thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh và mã số định danh cá nhân…
Dự thảo cũng đề xuất một số điều như: trẻ em dưới 4 tuổi ngồi trên ôtô phải có ghế thiết kế riêng; trẻ em dưới 12 tuổi không được ngồi hàng ghế trên cùng của ôtô; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chú ý bảo đảm an toàn cho người đi bộ, người đi xe đạp, trẻ em, người già và người khuyết tật; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật trong đào tạo lái xe; cấp biển số xe điện tử giống iPad; quản lý xe ôtô không người lái và phương tiện giao thông đa tính năng…
Đồng thời sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp từ chuyên gia, bộ ngành và người dân, Bộ Công an cũng rút nhiều đề xuất trong dự luật như: Rút quy định giảm thời hạn bằng lái xe ôtô từ 10 năm xuống còn 5 năm; rút quy định cấp biển số xe theo sở thích…