Vậy chiều dài cơ sở là gì? Tại sao là “thông số quan trọng” của một chiếc xe ô tô?
Chiều dài cơ sở là khoảng cách được tính từ tâm của bánh xe trục trước đến tâm của bánh xe trục sau ô tô. Tùy từng loại xe, kiểu dáng mà chiều dài cơ sở sẽ khác nhau. Đối với các dòng xe có nhiều hơn hai trục như xe tải, chiều dài cơ sở sẽ được tính từ khoảng cách giữa trục lái phía trước đến điểm giữa trục sau hoặc giữa hai trục sau.
Chiều dài cơ sở có ý nghĩa như thế nào?
Những nhà sản xuất xe sẽ dựa vào các mục đích, tính chất, đối tượng khách hàng nhắm tới sẽ thiết kế các dòng xe có chiều dài cơ sở phù hợp. Cụ thể chiều dài cơ sở xe ô tô có ý nghĩa như sau:
Đối với dáng xe:
Chiều dài cơ sở sẽ có tỷ lệ thuận với kích thước tổng thể, từ đó liên quan đến không gian hành khách trong xe. Kích thước tổng thể càng lớn thì không gian hành khách càng rộng rãi. Chính vì thế, nếu bạn muốn có sự thoải mái về độ rộng rãi trong khoang ghế ngồi thì nên ưu tiên chọn những dòng xe có chiều dài cơ sở lớn.
Ví dụ: Trong nội thị, đa số dòng xe cỡ nhỏ sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau. Nhưng dòng xe Sedan lại có thế mạnh hơn về kích thước tổng thể nên dáng vẻ cân xứng và thon thả hơn
Không gian nội thất
Chiều dài cơ sở càng lớn, khung gầm xe càng dài và khoang xe càng rộng. Một điều đáng lưu ý là đối với những xe có khung chiều dài cơ sở lớn, tính ổn định của xe sẽ cao hơn và trọng tâm của xe thấp hơn.
Ví dụ, đối với những mẫu xe hạng B, xét ưu tiên về sự rộng rãi và thoải mái, bạn có thể chọn dòng xe Honda City với trục cơ sở là 2.600mm, được so sánh với các đối thủ trong cùng phân khúc có chiều dài cơ sở là 2.570mm của Mazda, 2.550mm của Toyota, 2.570mm của Hyundai Accent
Khả năng vận hành
Các nhà sản xuất sẽ xem xét đến các phân khúc của xe, điều kiện địa hình và các thông tin khác mà quyết định chiều dài cơ sở cho xe để đảm bảo xe có khả năng vận hành tốt nhất. Ngoài ra nó còn quyết định đến bán kính vòng quay và độ ổn định của xe.
Điều kiện địa hình
Đối với những dòng xe ô tô được thiết kế vận hành trong điều kiện địa hình gồ ghề, chiều dài cơ sở ngắn sẽ giúp xe có khả năng linh hoạt hơn trong quá trình di chuyển, tránh xảy ra tình trạng lật ngang, lật dọc. Những dòng xe như SUV/CUV có khả năng vượt địa hình rất tốt nhờ có chiều dài cơ sở ngắn kết hợp với gầm sáng của xe cao.
Tốc độ
Ngược lại với điều kiện địa hình, những xe thiết kế di chuyển với tốc độ cao, vào cua gắt mượt mà sẽ đòi hỏi chiều dài cơ sở lớn và hạ thấp khoảng sáng gầm xe để khi tăng hoặc giảm mô-men xoắn sẽ giúp xe tăng tốc mượt hơn và hãm tốc một cách an toàn, dễ dàng.