Ngay từ khi ô tô điện mới xuất hiện, người ta đã có xu hướng đặt loại phương tiện này lên bàn cân để so sánh với xe dùng động cơ đốt trong thông thường. Không chỉ dựa trên lý thuyết, nhiều tờ báo còn mất một thời gian dài thử nghiệm để đưa ra so sánh thực tế giữa ô tô điện và xe dùng động cơ đốt trong. Tạp chí Car and Driver là một ví dụ điển hình.
Mới đây, tạp chí Car and Driver đã công bố bảng so sánh giữa ô tô điện và xe dùng động cơ đốt trong về 7 tiêu chí vận hành. Để có được kết quả này, tạp chí Car and Driver đã lấy dữ liệu từ 47 mẫu ô tô điện và hơn 2.200 xe dùng động cơ xăng, diesel cũng như hybrid từ năm 2012 – thời điểm Tesla Model S ra đời.
Sau đây, hãy cùng xem bảng so sánh ô tô điện và xe dùng động cơ đốt trong về 7 tiêu chí vận hành của tạp chí Car and Driver:
1. So sánh về thời gian tăng tốc
Trung bình, xe dùng động cơ đốt trong có khả năng tăng tốc nhanh hơn một chút so với ô tô điện.
2. So sánh về vận tốc tối đa và thời gian tăng tốc từ 48 – 80 km/h
Các thử nghiệm của tạp chí Car and Driver đã cho thấy tốc độ thực tế của mô-tơ điện và hộp số đơn cấp trên ô tô điện. Tuy nhiên, vì ít cấp số hơn nên phần lớn ô tô điện bị hạn chế về mặt tốc độ tối đa.
3. So sánh về mức tiêu thụ nhiên liệu
Ô tô điện vốn không được trang bị động cơ đốt trong nên không dùng đến nhiên liệu. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tính toán được mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương (MPGe) của ô tô điện để tiện so sánh với xe dùng động cơ đốt trong. Để tính toán MPGe của ô tô điện, Cơ quan an toàn giao thông đường bộ Mỹ (EPA) sử dụng lượng điện năng chính xác tương đương với năng lượng trong mỗi lít xăng. Sau khi đo được mức tiêu thụ điện năng của ô tô điện trên quãng đường, EPA có thể tính toán ra MPGe.
Không có gì bất ngờ khi ô tô điện có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn nhiều so với xe dùng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, người dùng lại mất thời gian chờ sạc sau khi đã đi quá phạm vi hoạt động của ô tô điện. Điều này gây ra sự bất tiện hơn so với xe dùng động cơ đốt trong.
4. So sánh về tiếng ồn trong nội thất
Một trong những thế mạnh lớn của ô tô điện chính là nội thất yên tĩnh hơn. Cả khi tăng tốc và khi chạy ở vận tốc cao, ô tô điện đều yên tĩnh hơn xe dùng động cơ đốt trong.
5. So sánh về trọng lượng không tải
So với xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện nặng hơn đáng kể. Ví dụ, Ford Mustang Mach-E nặng hơn khoảng 227 kg so với người anh em Ford Edge. Tuy nhiên, ô tô điện vẫn chưa phải là loại phương tiện nặng nhất vì vẫn còn nhẹ hơn xe bán tải và SUV cỡ lớn. Do đó, nếu tính trung bình thì ô tô điện lại nhẹ hơn một chút.
6. So sánh về tỷ lệ phân bổ trọng lượng
Ô tô điện có tỷ lệ phân bổ trọng lượng đồng đều hơn so với xe dùng động cơ đốt trong. Nguyên nhân là do cụm pin thường được đặt thấp và gần vị trí giữa xe.
7. So sánh về lực G
Đường thử skid pad có hình tròn thường được dùng để thử nghiệm lực gia tốc bên có đơn vị là g của một chiếc ô tô. So với xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện có lực gia tốc bên thấp hơn dù có tỷ lệ phân bổ trọng lượng cân bằng hơn. Nói cách khác, ô tô điện có khả năng bám đường kém hơn xe dùng động cơ đốt trong khi ôm cua. Nguyên nhân là do xe điện thường được trang bị lốp có lực cản lăn thấp với áp suất lốp cao hơn. Áp suất lốp cao nhất ở nhiệt độ phòng của ô tô điện trung bình là 40 psi trong khi con số tương ứng của các loại xe khác là 37 psi.
>>> Xem thêm: Bảo trì, bảo dưỡng xe ô tô điện như thế nào? Có tốn kém như bảo dưỡng xe ô tô bình thường không?
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu hơn một chút về những khác biệt cũng như điểm mạnh, điểm yếu của ô tô điện so với xe dùng động cơ đốt trong thông thường. Qua đó, các bạn có thể quyết định dễ dàng hơn trong việc có nên mua ô tô điện hay không khi loại phương tiện này dần trở nên phổ biến tại Việt Nam trong tương lai.
Lan Quyên