Giới thiệu chung
Ford Ranger Raptor là một chiếc xe bán tải đặc biệt không chỉ tại thị trường Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, dòng xe này vẫn chưa có đối thủ tương xứng trong phân khúc dù liên tục xuất hiện các tin đồn ra mắt hay chạy thử từ các đối thủ của Ford Ranger.
Điểm đặc biệt nhất trên dòng xe này chính là được phân hiệu xe hiệu xuất cao Ford Performance DNA đầu tư nâng cấp, tương tự như Ford F-150 Raptor, Ford Mustang GT350 hay Ford GT. Và Ranger Raptor được phân loại như một dòng xe thể thao địa hình, thay vì xe bán tải truyền thống. Chính vì thế giá bán cũng như giá lăn bánh gần như cao gấp rưỡi phiên bản Ford Ranger Wildtrak cao cấp nhất.
Giá bán – Xuất xứ
Ford Ranger Raptor 2020 vẫn được sản xuất và nhập khẩu từ Thái Lan tương tự như Ford Ranger 2020. Đồng thời giá bán niêm yết của dòng siêu bán tải Ford vẫn giữ nguyên ở mức 1.198 tỷ đồng.
Với giá bán này, Ford Ranger Raptor 2020 có giá lăn bánh tại Hà Nội vào khoảng 1.364 tỷ đồng. Trong khi giá lăn bánh tại TP.Hồ Chí Minh của Ford Ranger Raptor 2020 khoảng 1.339 tỷ đồng. Mức giá cũng là cao nhất trong phân khúc xe bán tải tại Việt Nam, theo danh sách các mẫu xe bán tải có giá bán cao nhất của từng hãng:
– Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4×4 AT: 918 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 988 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 977 triệu đồng)
– Mitsubishi New Triton 4×4 AT: 818 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 880 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 871 triệu đồng)
– Toyota Hilux 2.8 G 4×4 AT MLM: 878 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 945 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 934 triệu đồng)
– Isuzu D-Max LS Prestige: 820 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 873 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 883 triệu đồng)
– Chevrolet Colorado 2.5L 4×4 AT LTZ HIGH COUNTRY: 819 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 881 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 872 triệu đồng)
– Nissan Navara VL A-IVI: 835 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 899 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 889 triệu đồng)
– Mazda BT-50 Premium 4×4: 749 triệu đồng (Giá lăn bánh HN: 806 triệu đồng, giá lăn bánh TPHCM: 797 triệu đồng).
Ngoại thất
Trong gần 1,5 năm ra mắt, Ford Ranger Raptor vẫn giữ thiết kế tổng thể hầm hố và to lớn hơn hẳn so với phiên bản Ford Ranger tiêu chuẩn. Kích thước tổng thể của xe vẫn giữ nguyên với DxRxC lần lượt là 5.398 x 2.180 x 1.873 (mm).
Các thông số kích thước khác cũng được tối ưu cho nhiệm vụ vận hành chuyên biệt như khoảng sáng gầm 230.mm, khả năng lội nước sâu 850.mm, góc tiếp cận 32,5 độ và góc thoát 24 độ. Trong khi chiều dài cơ sở và bán kính quay vòng vẫn tương đương Ranger tiêu chuẩn là 3.220mm và 6,35 mét.
Phần đầu xe Ford Ranger Raptor 2020 vẫn duy trì cụm lưới tản nhiệt đơn giản với thương hiệu FORD nổi bật. Cụm đèn pha tiếp tục dạng HID projector cho khả năng chiếu sáng gần với ánh sáng ban ngày, có thể tự động bật tắt theo ánh sáng bên ngoài và tích hợp đèn LED ban ngày.
Cụm cản trước vẫn được thiết kế đơn giản nhưng chắc chắn, tách biệt với lưới tản nhiệt và cụm đèn pha phía trên. Trên cản trước còn tích hợp ốp bảo vệ thép dày 2,3 mm, đi kèm cụm đèn sương mù halogen projector đề cao hiệu năng trong thực tế sử dụng.
Các thiết kế thân xe hầm hố cơ bắp vẫn được duy trì trên Ranger Raptor 2020. Chi tiết hốc bánh xe cũng được ốp nhựa đen đồng bộ với cụm cản trước. Trong khi cụm la-zăng hợp kim 5 chấu được sơn đen kích thước 17 inch, đi kèm bộ lốp Goodyear Wrangler Duratrac 285/70 được tối ưu cho vận hành đa địa hình, thiết kế khá gai góc.
Gương chiếu hậu trên Ford Ranger Raptor 2020 tiếp tục trang bị tính năng điều chỉnh điện, gập điện và tích hợp đèn báo rẽ. Tay nắm cửa tích hợp cảm biến mở cửa thông minh, trong khi bệ bước bằng chất liệu nhẹ và đục lỗ bề mặt, tăng độ bám và hạn chế đọng nước khi đi trên các địa hình sinh lầy, trơn trượt.
Phần đuôi xe Ford Ranger Raptor 2020 có nhiều điểm tương đồng với Ranger tiêu chuẩn hơn phần còn lại. Đáng tiếc khi cụm đèn hậu vẫn là bóng halogen phổ thông. Trong khi điểm cải tiến lớn nhất vẫn là cụm cản sau được gia cố với tấm thép lớn tăng cường bảo vệ, đồng thơi tích hợp hai móc kéo có tải trọng lên tới 3,8 tấn.
Nội thất
Không gian bên trong Ford Ranger Raptor 2020 vẫn duy trì các thiết kế không quá khác biệt so với Ranger tiêu chuẩn. Các điểm nhấn bên trong nội thất chủ yếu tăng tính thể thao cho mẫu siêu bán tải này.
Vô lăng Ford Ranger Raptor được bọc da đục lỗ, thiết kế thể thao với các gồ tựa ngón và vạch đỏ vị trí 12 giờ. Bên cạnh đó là các nút điều khiển hệ thống âm thanh, điều khiển giọng nói, lẫy chuyển số hay điều khiển hành trình cruise control tương tự như Ranger tiêu chuẩn.
Phía sau vô lăng Ford Ranger Raptor 2020 vẫn là cụm đồng hồ thể thao với hai đồng hồ analog và một màn hình đa thông tin. Đặc biệt cách thiết kế các số màu trắng, kim đồng hồ đỏ cam cũng nền đồng hồ họa tiết thể thao mang đến một phong cách khác lạ so với Ranger tiêu chuẩn.
Ghế ngồi trên Ford Ranger Raptor 2020 vẫn có thiết kế thể thao với các đệm nâng đỡ phần lưng và đùi người lái khá tốt. Ghế ngồi cũng được bọc da pha nỉ tương tự bản tiêu chuẩn nhưng phối hai màu xám và trắng khá bắt mắt. Trên lưng ghế cũng được thêu logo Raptor nhấn mạnh yếu tố thể thao của mẫu xe này.
Hàng ghế trước vẫn trang bị tiêu chuẩn ghế lái chỉnh điện 8 hướng và ghế hành khách chỉnh tay 4 hướng. Trong khi hàng ghế thứ hai không khác biệt với phiên bản Ranger thường.
Khu vực này vẫn đầy đủ 3 tựa đầu cùng tựa tay tích hợp giá để cốc, hai ổ cắm điện 230V và 12V. Tuy nhiên độ nghiêng của hàng ghế thứ hai Ford Ranger Raptor vẫn chưa được cải thiện, vẫn khá mỏi mệt cho hành khách trên các hành trình dài.
Tiện nghi – Giải trí
Chức năng giải trí của Ford Ranger Raptor 2020 vẫn không có điểm nhấn đặc biệt. Tiêu chuẩn vẫn không khác các phiên bản Ranger thông thường.
Hành khách trên xe vẫn được phục vụ giải trí với màn hình cảm ứng 8 inch tích hợp công nghệ kết nối SYNC3, hệ thống dẫn đường GPS, chức năng Radio AM/FM, kết nối USB, Bluetooth, Apple CarPlay, Android Auto, Ford AppLink và hệ thống âm thanh 6 loa.
Hệ thống điều hòa tiêu chuẩn trên Ford Ranger Raptor vẫn là loại tự động 2 vùng độc lập, đi kèm hệ thống khởi động bằng nút bấm tích hợp chìa khóa thông minh, cửa sổ điều khiển điện và gương chiếu hậu trong xe chống chói tự động
Động cơ – An toàn
Khả năng vận hành dù là điểm mạnh của mẫu xe này, tuy nhiên khối động cơ vẫn gây chút nhiều hụt hẫng cho người dùng khi chỉ tương đương phiên bản Ranger Wildtrak 4×4 cao cấp nhất. Cả hai dùng chung động cơ Bi Turbo diesel 2.0, 4 xi lanh thẳng hàng TDCi cho công suất tối đa 210 mã lực tại 3.750 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 500Nm từ 1.750 – 2.000 vòng/phút.
Động cơ này sẽ đi kèm với hộp số tự động 10 cấp Getrag 10R80, đang được sử dụng trên các dòng xe danh tiếng như Ford F-150, Ford Mustang… Hộp số được cấu tạo từ thép siêu cứng, hợp kim nhôm và composite cân bằng các yếu tố độ bền và trọng lượng, cho khả năng vận hành mạnh mẽ cũng như tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài ra, điểm chung giữa Ranger Raptor và Ranger Wildtrak 4×4 còn là hệ thống dẫn động 2 cầu chủ động 4WD với tính năng gài cầu điện khi đang di chuyển Shift-on-the-fly. Nhờ đó, lái xe chỉ cần nhả bàn đạp ga là có thể chuyển từ 2H sang 4H mà không phải dừng lại trong khoảng vận tốc dưới 100 km/h.
Điểm khác biệt về vận hành của Ranger Raptor đến từ hệ thống kiểm soát đường địa hình Terrain Management System và hệ thống giảm xóc Fox Racing Shox USA cho cả hệ thống treo trước sau.
Hệ thống kiểm soát đường địa hình Terrain Management system với 6 chế độ:
• Baja Mode – Chế độ vận hành tốc độ cao trên sa mạc
• Sport Mode – Chế độ thể thao
• Grass/Gravel/Snow Mode – Chế độ vận hành trên bề mặt Tuyết/Cỏ/Sỏi
• Mud/Sand Mode – Chế độ vận hành trên địa hình Bùn/Cát
• Rock Mode – Chế độ vận hành trên địa hình Đá
• Normal Mode – Chế độ bình thường
Trong khi hệ thống giảm xóc Fox Racing Shox USA cho cả hệ thống treo trước sau, giúp Ford Ranger Raptor tăng 30% độ nhún, đảm bảo độ êm ái tối đa, cùng sự chắc chắn khi off-road. Ngoài ra, hệ thống trợ lực lái điện đem lại cảm giác lái chân thật và thú vị trong mọi điều kiện vận hành.
Khả năng bảo vệ trước các tai nạn của Ford Ranger Raptor cũng khá tương đồng với Ranger tiêu chuẩn. Các trang bị bao gồm phanh đĩa trước/sau, 6 túi khí, cảm biến lùi, camera lùi, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống giảm thiểu lật xe RSC, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hệ thống hỗ trợ đổ đèo, hệ thống báo động trộm, hệ thống điều khiển hành trình với tính năng giới hạn tốc độ
Ngoài ra, Ford Ranger Raptor còn gia cố hệ thống khung gầm với thép tỷ lệ hợp kim thấp siêu cứng, tăng cường khả năng bảo vệ trong các trường hợp va đập vào đá, cây cối khi off-road
Dù nhìn tổng thể bề ngoài, Ford Ranger Raptor không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản tiêu chuẩn. Thậm chí các xưởng độ xe bán tải có thể làm ra một mẫu xe Ranger Wildtrak nâng cấp hầm hố hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẫu xe này hội tụ gần như toàn bộ tinh hoa của Ford Performance DNA.
Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng xe thể thao cá tính, có “chất chơi” đúng nghĩa, nhưng vẫn đủ sự đa dụng để di chuyển hằng ngày, Ford Ranger Raptor thực sự là mẫu xe rất đáng lựa chọn, thay thế cho dòng xe SUV truyền thống.
Thông số kỹ thuật
Ford Ranger Raptor 2.0L AT 4×41,198 tỷ |
Ford Ranger Raptor 2.0 Bi-Turbo 4×41,198 tỷ |
Dáng xe Bán tải |
Dáng xe Bán tải |
Số chỗ ngồi 5 |
Số chỗ ngồi 5 |
Số cửa sổ 4.00 |
Số cửa sổ 4.00 |
Kiểu động cơ |
Kiểu động cơ |
Dung tích động cơ 2.00L |
Dung tích động cơ 2.00L |
Công suất cực đại 210.00 mã lực , tại 3750.00 vòng/phút |
Công suất cực đại 213.00 mã lực , tại 3750.00 vòng/phút |
Momen xoắn cực đại 500.00 Nm , tại 1750 – 2000 vòng/phút |
Momen xoắn cực đại 500.00 Nm , tại 1750-2000 vòng/phút |
Hộp số 10.00 cấp |
Hộp số 10.00 cấp |
Kiểu dẫn động |
Kiểu dẫn động 0 |
Mức tiêu hao nhiên liệu 0.00l/100km |
Mức tiêu hao nhiên liệu 0.00l/100km |
Điều hòa tự động 2 vùng |
Điều hòa |
Số lượng túi khí 6 túi khí |
Số lượng túi khí |