Mục lục
1. Những thông tin cơ bản về luật thi bằng lái xe hạng C
2. Điều kiện sở hữu bằng lái xe hạng C
3. Những thay đổi về quy định học, thi bằng lái xe hạng C năm 2021
4. Một số câu hỏi về luật thi bằng lái xe hạng C
Những thông tin cơ bản về luật thi bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C là gì?
Đây là chứng chỉ hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người lái xe hành nghề lái xe vận tải các loại xe có tải trọng lớn. Thời hạn của bằng lái xe hạng C là 5 năm, sau 5 năm tài xế cần phải đi gia hạn bằng.
Theo luật do sở GTVT ban hành, các phương tiện mà người sở hữu bằng lái xe hạng C được điều khiển bao gồm:
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng với trọng tải lớn hơn 3.5 tấn. Chẳng hạn như: xe tải Hyundai, Isuzu, Hino, Teraco, Kia, Veam…
- Máy kéo, kéo 1 rơ moóc với trọng tải thiết kế hơn 3.5 tấn
- Các loại xe số tự động, số sàn từ 4 đến 9 chỗ (bao gồm cả chỗ của tài xế), xe ô tô cho người khuyết tật
Người sở hữu bằng lái xe hạng C không được phép điều khiển các loại xe khách từ 16 chỗ trở lên, hoặc xe container.
Như vậy tài xế sở hữu bằng lái ô tô C có thể điều khiển các loại xe có tải trọng lớn để vận chuyển hàng hóa. Nhưng tài xế không nên chở quá tải trọng tránh trường hợp bị cảnh sát giao thông phạt.
Chương trình học và thi bằng lái xe hạng C?
Giống như các loại bằng lái xe khác, chương trình học của bằng lái xe ô tô hạng C chia làm 3 giai đoạn là: Học lý thuyết, học thực hành, ôn và thi sát hạch. Cụ thể như sau:
Học lý thuyết:
Đề thi lý thuyết theo quy định mới, sẽ nâng từ 450 – 600 câu, các câu hỏi sẽ xoay quanh chủ đề là: Luật giao thông đường bộ, biển báo, biển hiệu, quy tắc đi đường, an toàn khi lái xe, và những câu hỏi mới về đạo đức lái xe. Ở phần lý thuyết, theo luật thi bằng lái xe hạng C thì sẽ giống với bằng B2.
Học thực hành:
Khi học thực hành, người học lái sẽ được làm quen với mô hình cũng như thực tế trên xe tham gia giao thông. Thường, học viên sẽ được luyện tập với mô hình sa hình và đi trên đường trường. Phần thi thực hành sẽ bao gồm 11 bài thi như đối với bằng hạng B.
Ôn thi và sát hạch:
Đây là giai đoạn cuối cùng, nhưng cũng là giai đoạn khó nhất. Sau học lý thuyết và học thực hành sẽ là thời gian cho bạn luyện tập lại các bài học liên tục để thi. Đối với lý thuyết, bạn sẽ được phát bộ tài liệu để ôn tập, còn đối với thực hành bạn cần phải luyện tập mỗi ngày để ghi nhớ cũng như có cảm giác lái.
Bạn cần phải thực hành thật chăm chỉ và cẩn thận từng bước, bởi có rất nhiều học viên dễ dàng qua thi lý thuyết nhưng khi vào thực hành lại gian nan hơn rất nhiều.
Lệ phí thi bằng lái xe hạng C
Tuỳ vào trung tâm bạn đăng ký học mà mức lệ phí sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch đó không được quá lớn cũng như các khoản phí cũng không được quá so với quy định ở Thông tư 188/2016/TT-BTC, bao gồm:
- Phí làm hồ sơ
- Phí học lý thuyết và tài liệu
- Phí học thực hành (xăng xe, sân bãi,..)
- Phí thi sát hạch
- Các khoản phí khác trong quá trình học.
Tổng cộng những khoản phí trên sẽ không quá 15.000.000 – 18.000.000 VNĐ.
Khi chọn lựa trung tâm bạn nên cân nhắc kỹ càng, không học ở những trung tâm quá đắt so với thực tế, cũng không học những trung tâm quá rẻ tránh bị lừa đảo, học chương trình không đạt chuẩn.
Điều kiện sở hữu bằng lái xe hạng C
Theo luật thi bằng lái xe hạng C, bạn có hai hình thức để sở hữu loại bằng này, đó là nâng từ hạng B2 lên C, hoặc học và thi trực tiếp. Đối với những tài xế đã có sẵn bằng B2, bạn cần thêm 3 năm kinh nghiệm lái bằng B2 trở lên và kinh nghiệm lái xe an toàn 50.000 km. Đối với hình thức thi trực tiếp, bạn cần học và thi theo quy trình đã đề cập ở trên và cần đạt những điều kiện sau:
Độ tuổi và trình độ học vấn
Học viên tham gia thi sát hạch cho bằng lái xe hạng C phải đủ 21 tuổi theo luật hiện hành, tính đến ngày tham gia thi. Trình độ học vấn phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.
Sức khoẻ
Dựa vào luận thi bằng lái xe hạng C, người tham gia thi cần đảm bảo những yếu tố về sức khoẻ như sau:
- Cao từ 1m60 trở lên.
- Sức khoẻ tốt, không mắc dị tật về tay, chân.
- Không mắc các bệnh tâm thần, bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm, bệnh có khả năng lây lan sang người khác, hay những bệnh cần cách ly.
Khi đăng ký học viên cần cung cấp giấy khám sức khỏe đầy đủ, giấy phải được cấp bởi bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên.
Những thay đổi về quy định học, thi bằng lái xe hạng C năm 2021
Từ ngày 1/08/2020, có một số thay đổi trong việc đào tạo, thi sát hạch và cấp phép lái xe. Trong số đó, nổi bật là việc học và sát hạch với thiết bị mô phỏng, thiết bị giám sát. Chắc chắn những quy định này sẽ khiến quá trình học và thi lấy bằng lái xe hạng C khó hơn rất nhiều. Đây là một thay đổi tốt nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, cũng như nâng cao ý thức và kiến thức của mỗi tài xế.
Thay đổi trong nội dung thi tốt nghiệp và thi sát hạch:
Kỳ thi tốt nghiệp sẽ bao gồm:
- Thi lý thuyết giao thông
- Thi thực hành lái xe trên phần mềm mô phỏng 3D
Kỳ thi sát hạch sẽ bao gồm:
- Thi sát hạch lý thuyết luật giao thông
- Thực hành lái xe trên phần mềm mô phỏng 3D
- Thi sát hạch 11 bài thi sát hạch sa hành
- Thi sát hạch lái xe trên đường trường
- Thay đổi trong giám sát học viên tại các trường dạy lái ô tô
Cũng kể từ ngày 01/08/2020, các cơ sở đào tạo cần lắp thiết bị giám sát trong quá trình học lý thuyết, cũng như thiết bị chấm vân tay cho học viên. Điều này nhằm đảm bảo cho thời gian học lý thuyết của học viên đầy đủ thì mới được dự thi sát hạch.
Ngoài phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch cũng sẽ được giám sát bằng camera tại các khu vực cụ thể như: “Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc”. Dữ liệu hình ảnh của các bài thi sát hạch cũng được hiển thị trên màn hình ở phòng chờ, nhằm mục đích công khai với những người tham gia thi sát hạch.
Bổ sung nội dung về lái xe an toàn và tác hại của rượu, bia
Nội dung các môn học lý thuyết được bổ sung, môn đạo đức người lái xe và văn hoá giao thông được đổi thành “đạo đức, văn hoá giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông”. Dù thời lượng không nhiều, nhưng đây được coi là thay đổi hợp lý nhằm giúp các tài xế có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
Những thông tin Carmudi tổng hợp ở bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về luật thi bằng lái xe hạng C, cũng như có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bước vào quá trình học và thi lấy bằng lái xe hạng C.
Một số câu hỏi về luật thi bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C lái được loại xe nào?
Trong luật thi bằng lái xe hạng C, chủ xe có thể lái xe ô tô tải hàng hóa có tải trọng >3.500kg trong khi đó bằng B2 chỉ được điều khiển xe <3.500kg.
Hồ sơ thi lái xe hạng C thế nào?
Hồ sơ thi bằng lái xe hạng C bao gồm:
- Đơn xin đăng ký thi sát hạch lái xe
- Giấy khám sức khỏe mới nhất được xác nhận bởi trung tâm y tế cấp quận, huyện, tỉnh và các cơ sở y tế, phòng khám được Sở GTVT phê chuẩn
- 10 hình thẻ 3×4 màu trong thời gian gần nhất hoặc có thể chụp tại phòng ghi danh khi lên đăng ký.
- 2 bản sao CMND hoặc bản photo hộ chiếu.
Học bằng lái xe hạng C bao nhiêu tiền?
Chi phí học bằng lái xe hạng C sẽ giao động từ 8.000.000đ đến 12.000.000đ. Với tùy từng trung tâm giảng dạy thì sẽ có mức giá phù hợp cho từng học viên.