Kỳ 1: Singapore đã thực hiện giấc mơ xe điện như thế nào?
Kỳ 2: Những nỗ lực để giấc mơ xe ô tô điện trở lại Singapore
Kỳ 3: Singapore từng chê xe điện Tesla chỉ là một thứ “mốt”
Kỳ 4: Pin xe điện và điếm sạc pin xe điện: mấu chốt để “điện hóa” ô tô
Theo các kịch bản được phác thảo trong lộ trình cơ động điện của ERI@N, Singapore sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng sạc lên 60.000 điểm sạc vào năm 2030. Đây được xem là một mục tiêu “cao” đối với lộ trình điện khí hóa.
Mục tiêu Singapore đặt ra trong lộ trình là xe điện hoàn toàn chiếm 50% phương tiện cá nhân, 60% taxi, 100% xe buýt công cộng, 50% xe buýt tư nhân, 50% xe chở hàng, 70% % xe máy và xe tay ga, và 100% xe chia sẻ vào năm 2050.
Nhưng mục tiêu triển khai 60.000 điểm sạc trong vòng chưa đầy một thập kỷ thực tế đến mức nào?
Khi được giới truyền thông hỏi về điều này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ong Ye Kung cho biết con số 60.000 điểm sạc là “rất khả thi”, thậm chí con số này có thể cao hơn, vì còn chưa tính hết những cơ sở tư nhân.
Ông nói thêm: “Công nghệ đang phát triển rất nhanh”.
Các chuyên gia và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sạc cho biết, phần cấp thiết nhất trong câu đố EV phải được đặt ra sẽ là việc nâng cấp năng lượng ở cấp điểm phân phối.
Điều này có nghĩa là phải bổ sung thêm cáp truyền dẫn. Singapore đã đầu tư sẵn 2,4 tỷ đô la Singapore vào cơ sở hạ tầng để xây dựng 40km hệ thống đường hầm cáp ngầm – một trong những đường hầm sâu nhất thế giới với 20 tầng dưới lòng đất.
SP Group cho biết các phần của lưới điện hiện có, chạy dưới lòng đất 3m, sẽ được chuyển dần đến các đường hầm sâu từ cuối năm 2018 đến năm 2022.
Tuy nhiên, Giáo sư Subodh nói rằng không cần thiết phải có thêm cáp truyền tải trong thời gian ngắn. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng bề mặt, chẳng hạn như trạm biến áp và máy biến áp, sẽ là đủ.
“Chúng tôi có lưới điện ổn định nhất trên thế giới. Phần lớn, chúng tôi đã lắp đặt nhiều công suất hơn những gì cần thiết”, ông nói.
Singapore có thể lên kế hoạch nâng cấp các công trình bằng việc đổi mới các trạm biến áp điện, một số trạm đã có tuổi thọ khoảng 30 năm. Đặc biệt, chính quyền có thể kết hợp với các nỗ lực khác như nâng cấp khu nhà và lắp đặt thêm các tấm pin mặt trời.
Ông Franck Vitte, giám đốc điều hành của công ty chia sẻ xe hơi BlueSG, cho biết khoảng 50% không gian mà họ đã chọn để xây dựng một nhà ga với 4 bộ sạc chậm AC 3,7kW, song bị chính quyền từ chối. BlueSG hiện đang vận hành một đội xe gồm 672 EV dưới dự án thử nghiệm LTA và có hơn 1.500 điểm sạc trên toàn đảo.
Lý do được đưa ra là không có đủ nguồn điện để khai thác từ các phòng chuyển mạch – nơi cũng phục vụ cho việc chạy thang máy, hàng rào bãi đậu xe và đèn – để hỗ trợ một trạm sạc 14,8kW.
Theo đánh giá từ kinh nghiệm của BlueSG, hơn một nửa số bãi đỗ xe công cộng ở đây sẽ không thể hỗ trợ ngay cả một ổ sạc nhanh 25kW. Trong khi đó, bộ sạc nhanh DC hiện có yêu cầu đầu vào từ 50kW đến 60kW.
Điểm sạc tại các bãi đỗ xe chung cư
Khi hình dung về bãi đỗ xe chung cư trong tương lai, các chuyên gia lưu ý rằng các nhà sản xuất xe hơi có thể sẽ chế tạo những chiếc EV dung lượng pin nhỏ hơn, phù hợp với túi tiền của thị trường đại chúng, vì những chiếc EV dung lượng cao với phạm vi lái vượt quá 400km sẽ đắt hơn nhiều do chi phí pin.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Theseira, điều này “không giải quyết được vấn đề”, vì mô hình sử dụng xe điện có công suất nhỏ hơn sẽ yêu cầu phải sạc hàng ngày.
“Tôi không thực sự nghĩ rằng Singapore đã xem xét nghiêm túc về sự khác biệt lớn của cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống mà phạm vi lái của xe điện sẽ tạo ra ở Singapore, mặc dù quãng đường lái xe hàng ngày ngắn”.
Trong khi đó, theo các tài liệu của cuộc đấu thầu đầu tiên để xây dựng hơn 600 điểm sạc EV tại hơn 200 bãi đỗ xe công cộng vào quý thứ 3/2022, chính phủ sẽ thu thập dữ liệu, chẳng hạn như thời hạn sạc và tình trạng sạc vào đầu và cuối mỗi phiên sạc.
Cuộc đấu thầu, bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái và sẽ mở cho đến ngày 12/3, cũng sẽ theo dõi các mô hình tiêu thụ năng lượng, chẳng hạn như thời gian đến và đi cao điểm và tác động của lưới điện vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Khoảng 390 bộ sạc trong số này sẽ là bộ sạc AC 7kW, được xây dựng trên 130 bãi đỗ xe chung cư.
Phần còn lại – sẽ được xây dựng tại các khu công nghiệp, khu công cộng và trung tâm cộng đồng. Những điểm sạc này sẽ hỗ trợ mức sạc AC tối thiểu 22kW và đi kèm với hai đến bốn điểm sạc tại mỗi địa điểm.
Tiến sĩ Kuttan cho biết câu trả lời có thể đơn giản là triển khai một mô hình kinh doanh thông minh hơn, không khuyến khích xây nhiều điểm sạc, song chỉ cho phép gia hạn sạc 30, nếu không bạn sẽ phải trả tiền theo block mỗi 15 phút sử dụng.
Tiến sĩ Theseira đề xuất mức giá rẻ hơn cho những chiếc xe sạc vào thời gian thấp điểm.
Bà Larissa Tan, 46 tuổi, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp xe điện địa phương Vanda Electrics, cho biết sạc chậm có thể không phải là giải pháp tốt nhất cho Singapore và đề xuất rằng các trạm xăng dầu nên chuyển đổi thành trạm thay pin, nơi các chủ xe ô tô có thể đổi pin đã sử dụng và nhận pin đã sạc đầy một cách nhanh chóng.
Điều này có vẻ tốt hơn vì thói quen hiện nay của những người lái xe là chỉ mất 5 đến 10 phút để đổ xăng chứ không phải 30 phút đến vài giờ.
“Cách làm này sẽ không yêu cầu người dân phải thay đổi lối sống. Việc hoán đổi pin về cơ bản cũng giống như việc bạn đổ đầy xăng”.
Tuy nhiên, ông Siew cho biết việc hoán đổi pin sẽ không khả thi vào hiện nay, vì các nhà sản xuất ô tô chỉ đang thiết kế pin phù hợp với thiết kế riêng của ô tô của họ.
“Nếu không có một thỏa thuận chung trong ngành ô tô nhằm sử dụng cùng một loại pin, thì làm thế nào mà hoán đổi pin được khi mọi người sẽ cần đến 100 kiểu pin cho mỗi loại pin ô tô tại một địa điểm. Điều đó tự nó đã rất tốn kém”, ông nói.
Bên cạnh đó, pin EV có thể nặng tới 500kg, gây khó khăn về mặt hậu cần vận chuyển và giải nén tốn kém.
Bà Aarti Nagarajan, Tổng giám đốc Shell Mobility Singapore, cho biết Singapore cần phát triển “mạng lưới sạc rộng khắp cho phép người lái xe không chỉ sạc xe ở nơi họ sống, làm việc và giải trí mà còn khi họ đang di chuyển nhưng vẫn không làm gián đoạn những chuyến đi”.
Shell đã mở rộng mạng lưới các trạm dịch vụ cung cấp “dịch vụ sạc EV nhanh chóng khi đang di chuyển” từ ngày 10 đến ngày 18/12 năm ngoái – chiếm khoảng 30% tổng số trạm của Shell trên toàn đảo.
Bà Nagarajan cho biết, đến năm 2030, Shell đặt mục tiêu tổ chức một mạng lưới các tùy chọn sạc EV rộng khắp.
Theo Channel News Asia