Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ GTVT, những người sở hữu ô tô phải thực hiện một thủ tục bắt buộc là đăng kiểm. Việc này giúp chứng nhận xe đủ điều kiện đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật để được phép lưu thông.
Tùy theo từng loại xe, năm sản xuất của mỗi loại xe sẽ có chu kỳ thời gian cụ thể để đánh giá.
Theo khoản 2, Điều 9 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định chi tiết về chu kỳ thời gian kiểm định đối với các phương tiện cơ giới đường bộ dựa theo 3 yếu tố: loại ô tô, số chỗ ngồi và mục đích sử dụng xe.
Cụ thể như sau:
STT |
Loại phương tiện
|
Chu kỳ (tháng)
|
|
Chu kỳ đầu
|
Chu kỳ định kỳ
|
||
1. Ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải
|
|||
1.1 | Đã sản xuất đến 07 năm | 30 | 18 |
1.2 | Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm | 12 | |
1.3 | Đã sản xuất trên 12 năm | 06 | |
2. Ô tô chở người đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải, ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
|
|||
2.1 | Không cải tạo | 18 | 06 |
2.2 | Có cải tạo | 12 | 06 |
3. Ô tô các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ móoc, sơ mi rơ moóc
|
|||
3.1 |
Ô tô các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm, rơ móoc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm |
24 | 12 |
Ô tô các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm, rơ móoc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm |
06 | ||
3.2 | Có cải tạo | 12 | 06 |
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên, ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên
|
03 |