Khi bạn mua mới một chiếc xe từ đại lý, giá trị của xe đã mất đi khoảng 10%. Trong khoảng 5 năm tiếp theo, mỗi năm giá trị của xe mất đi từ khoảng 15-20%, giả sử mỗi năm mỗi người đi trung bình từ 10.000 – 15.000 km. Sau khoảng 5 năm sử dụng, chiếc xe chỉ còn khoảng 35% giá trị so với thời điểm mua. Tuy nhiên, ước lượng này chỉ tương đối chính xác so với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Giá trị của chiếc xe sẽ giảm dần theo thời gian. Bên cạnh số ODO, tình trạng của xe cũng ảnh hưởng đến giá trị bán lại. Do đó, việc chăm sóc bảo dưỡng cũng ảnh hưởng đến giá trị bán lại. Để tránh điều này thì bạn không nên làm 4 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe.
Không để mất giấy tờ
Theo kinh nghiệm mua bán xe, khi bán lại xe, các chủ xe thường muốn kiểm tra lịch sử của xe. Để làm như vậy, họ cần có giấy tờ đầy đủ như giấy tờ đăng ký, đăng kiểm. Nếu mất các loại giấy tờ trên sẽ gây khó khăn cho việc làm lại, bán lại hay đi đăng kiểm.
Đây là lý do tại sao tài xế nên giữ hết các loại giấy tờ cẩn thận, giấy tờ càng đầy đủ giao dịch càng nhanh chóng, dễ dàng.
Không để xe bị xước sơn
Như đã nói, tổng thể phần nội và ngoại thất của xe cũng rất quan trọng. Những chiếc xe bị xước sơn sẽ làm mất giá trị thẩm mỹ và ảnh hưởng đến giá trị bán lại. Do vậy, tài xế cần phải chăm sóc xe tỉ mỉ, thường xuyên rửa xe hoặc đầu tư hơn thì mang xe đi phủ ceramic.
Nếu có bất kỳ hư hỏng nào bạn nên mang đi khắc phục ngay. Cũng giống như phần bên ngoài, nội thất bên trong cũng phải được vệ sinh sạch sẽ. Từ bảng điều khiển đến tấm thảm, và đặc biệt nhất là ghế ngồi, mọi thứ phải được giữ sạch sẽ theo thời gian.
Những vết nhỏ, vết xước và vết lõm có thể gây ấn tượng tiêu cực khi ô tô của bạn được bán. Do đó, tốt nhất là bạn nên sửa chữa hoặc tốt hơn là tránh làm xước.
Xem thêm:
Tuân thủ chăm sóc bảo dưỡng định kỳ
Khi đi mua xe cũ, ODO không phải là ưu tiên hàng đầu. Nếu phải lựa chọn 2 chiếc xe, chiếc đầu tiên có ODO khoảng 70.000 km nhưng ít bảo dưỡng, chiếc thứ hai có ODO khoảng 100.000 nhưng được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên thì người mua nên chọn chiếc thứ hai.
Những chiếc xe được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên có thể phát hiện ra những hóc hóc tiềm ẩn hay các vấn đề cần khắc phục ngay, tránh được việc sửa chữa tốn kém trong tương lai. Nên thay thế hẳn những bộ phận và chi tiết bị hỏng hoặc không còn sử dụng được nữa, điều này sẽ giúp bạn dễ thương lượng giá hơn khi bán lại xe.
Nếu có một bộ phận hoặc chi tiết nào đó bị hư hoặc không còn hoạt động được nữa, khả năng bạn nhận câu trả lời là “không mua”.
Lắp các loại phụ kiện
Một số người thích lắp một số phụ kiện như độ lipo, cánh gió thể thao, dán decal, bọc vô lăng… để cá nhân hóa cho chiếc xe, tuy nhiên không phải ai cũng thích những chi tiết này.
Việc thay đổi quá nhiều chi tiết trên xe có thể làm giảm giá trị của chiếc xe đi rất nhiều và không hẳn ai cũng yêu thích gu thẩm mỹ của bạn, chưa kể đến là những bộ phận và chi tiết độ thêm còn không giữ được giá trị theo thời gian. Đó là lý do tại sao bạn không nên cá nhân hóa chiếc xe của mình nếu có ý định bán lại.
Độ công suất quá đà
Việc can thiệp bất kỳ một bộ phận nào bên trong động cơ đều ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Nhiều người đi mua xe cũ thường không bao giờ muốn mua những chiếc xe đã bị độ công suất vì ai cũng muốn mua một chiếc xe giữ được động cơ nguyên bản của nhà sản xuất.
Độ công suất của xe sẽ bao gồm các thay đổ từ cơ bản như độ nhạy chân ga, đến độ racechip cho đến việc phức tạp hơn là remap động cơ. Nếu độ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến việc đăng kiểm và bán lại xe.
(Nguồn ảnh: Internet)