Tổng quan về phanh tay và phanh chân ô tô
Phanh chân (phanh thuỷ lực) là một bàn đạp được kết nối với bộ trợ lực chân không có tác dụng dừng hoặc làm chậm xe.
Phanh tay còn được gọi là phanh dừng, hoặc phanh khẩn cấp là cần gạt gần cột lái. Nói một cách đơn giản, phanh tay có thể ở những vị trí khác nhau nhưng chỉ được sử dụng khi dừng khẩn cấp hoặc khi xe ở trạng thái đứng yên.
Sự khác biệt cơ học giữa phanh tay và phanh chân ô tô
Phanh chân
Khi sử dụng phanh chân, lực được truyền đến xi lanh chính. Sau đó, xi lanh này tạo ra một lực nén lên chất lỏng thủy lực đi qua các đường ống đến calip. Lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát. Bánh xe sẽ truyền lực đó xuống đường cũng dưới dạng ma sát để dừng chiếc xe.
Khi tài xế đạp phanh, lực thủy lực được phân phối như sau: 75% lực nhận ở bánh trước và 25% nhận ở bánh sau.
Phanh tay
Phanh tay hoạt động thông qua pít-tông trong calip hoặc trên phanh guốc chuyên dụng bên trong roto phía sau. Vì nằm ở bánh sau mà phanh dừng có khả năng giảm tốc rất kém và có khả năng làm quay xe.
Trong trường hợp khớp cơ khí han gỉ vì oxy hóa, cáp khô dầu, không sử dụng thường xuyên, phanh xe rất dễ bị kẹt cứng. Theo đó, má phanh cũng không bung được và bánh bị bó cứng. Do có thiết kế độc lập nên phanh tay cũng không được bảo dưỡng thường xuyên như phanh chân. Đặc biệt các xe đời cũ thường gặp tình trạng kẹt phanh tay hơn.
Khi nào nên sử dụng phanh tay/phanh chân?
Tùy vào từng trường hợp khác nhau, phanh tay và phanh chân nên được sử dụng linh hoạt. Trong tất cả trường hợp xe đang lăn bánh trên đường, người lái chỉ sử dụng phanh chân khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe lại hoàn toàn.
Trong khi đó, phanh tay chủ yếu được sử dụng trong quá trình đậu xe hoặc khi bạn phải dừng lại ở đèn giao thông (trong trường hợp này, hãy đặt xe ở số mo). Nếu khởi hành ngang dốc (dốc cao), phanh tay rất có ích trong việc ngăn chiếc xe lăn về phía trước hoặc phía sau.