Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe ô tô khó nổ máy. Nếu phát hiện kịp thời, bạn có thể khắc phục sớm nhất.

Ắc quy hỏng hoặc yếu

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô tô khó nổ máy. Đa phần sự cố này xảy ra khi điện tích bị sụt giảm. Khi người sử dụng tắt động cơ xe nhưng nhiều thiết bị điện tử trên xe vẫn tiếp tục sử dụng điện để hoạt động thì ắc quy sẽ bị hao tốn. Nếu xe chỉ bị yếu ắc quy vì điện tích sụt giảm, chủ xe có thể nạp lại điện cho ắc quy bằng cách sử dụng máy phát điện. Tuy nhiên nếu cố tình lờ đi, không cung cấp điện cho ắc quy thì điện tích sẽ sụt giảm cho đến khi cạn kiệt, sau một thời gian xe sẽ không thể khởi động chứ không chỉ khó nổ máy. Lưu ý, khi đỗ xe nhưng không tắt đèn pha cũng gây hao tốn điện khá nhiều, do đó, lái xe nên tắt đèn pha khi xe không di chuyển để tiết kiệm điện cho xe.

Các cực của ắc quy kết nối kém





Các đầu cực của ắc quy sẽ dần dần bị ăn mòn theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng xe ô tô lại không thực sự chú ý tới điều này. Những đầu cực bị ăn mòn có khả năng dẫn điện kém khiến ô tô khó nổ máy. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay mới hoàn toàn. Người sử dụng xe nên kiểm tra ắc quy định kì để kịp thời sửa chữa, thay thế khi xảy ra hỏng hóc.

Xe ô tô khó nổ máy nguyên nhân do đâu?
Kiểm tra các cực của ắc quy khi ô tô khó nổ máy

Kiểm tra các cực của ắc quy khi ô tô khó nổ máy

Hệ thống đề bị lỗi

Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ xe khi khởi động. Nếu ô tô khó nổ máy và phát ra những tiếng lách tách từ phía bên trong xe thì chắc chắn hệ thống đề của xe đang gặp trục trặc. Những ống nam châm điện của hệ thống đề Khi bạn cố nổ máy chiếc xe, động cơ xe không có dấu hiệu khởi động, nhưng bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lách tách phía bên trong. Đó là vì các ống nam châm điện nằm trong hệ thống đề vốn thực hiện chức năng đóng và ngắt ngay lập tức tuy nhiên lại xảy ra lỗi, sự cố trong quá trình đó.


Xe ô tô khó nổ máy nguyên nhân do đâu?
Hệ thống đề gặp trục trặc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô tô khó nổ máy

Hệ thống đề gặp trục trặc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô tô khó nổ máy

Không có tia lửa điện

Tia lửa điên là một trong những yếu tố quan trọng giúp xe hoạt động. Nếu xe không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu thì sẽ không thể nổ máy hoặc nổ máy rất khó. Sự cố này xảy ra khi bu-gi hoặc bộ phận đánh lửa gặp trục trặc. Tia lửa điện bắt buộc phải xuất hiện trong thời điểm chính xác và phải đủ điện áp nếu không ô tô sẽ khó nổ máy. Người lái xe nên chú ý khi ô tô bắt đầu khó khởi động, động cơ của xe yếu đi thì hãy mang xe tới tiệm bảo dưỡng để kịp thời kiểm tra, thay thế bộ phận bugi.

Cần số chưa đúng vị trí

Trong một số trường hợp, người điều khiển ô tô hộp số tự động không chuyển cần số về vị trí P hoặc người điều khiển ô tô hộp số sàn không đạp côn và đang cài số, điều này dẫn đến tình trạng ô tô khó nổ máy. Nếu chiếc xe có nút bấm khởi động Start/stop, người lái ô tô cần đạp phanh xe để động cơ có thể khởi động. Thực hiện sai qui tình thì ô tô sẽ rất khó nổ máy hoặc không nổ máy được.

Xe ô tô khó nổ máy nguyên nhân do đâu?
Hãy kiểm tra cần số khi khởi động xe

Hãy kiểm tra cần số khi khởi động xe

Hệ thống chống trộm bị lỗi

Ngày này, nhiều xe hơi đã được áp dụng công nghệ mã hóa chìa khóa xe, thậm chí nó có thể được cài đặt đồng bộ với xe. Đây là công nghệ hiện đại, tiện lợi. Tuy nhiên đôi khi công nghệ này cũng khiến ô tô khó nổ máy. Hệ thống chống trộm có thể mắc sai lầm và ngăn chủ xe nổ máy xe. Khi xảy ra lỗi, hệ thống thông minh này sẽ thực hiện thao tác kiểm tra mã hóa của chìa khóa xe, ngay cả loại chìa khóa thông minh cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự. Để tránh sự cố này, chủ xe nên thay pin của chìa khóa theo thời gian định kì.

Rờ-le hoặc bơm xăng bị lỗi


Đối với xe ô tô, xăng cũng là một chất làm mát cho bộ phận bơm nhiên liệu. Khi bơm xăng hoặc rờ-le có lỗi, xăng sẽ không được phun đủ để khởi động xe, dẫn đến tình trạng ô tô khó nổ máy. Đặc biệt khi người điều khiển xe lái xe ở tốc độ chậm khiến bơm xăng hút thêm không khí và tăng nhiệt, bơm xăng sẽ rất nhanh hỏng. Để phòng tránh tình huống này, chủ xe có thể quan sát đồng hồ áp suất nhiên liệu.

Xe ô tô khó nổ máy nguyên nhân do đâu?
Bộ phận bơm nhiên liệu có thể gây ảnh hưởng cho việc khởi động xe

Bộ phận bơm nhiên liệu có thể gây ảnh hưởng cho việc khởi động xe

Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc

Xe khởi động cần nhiên liệu, tuy nhiên nhiên liệu không thể xuống được động cơ nếu bộ phận kim phun nhiên liệu bị tắc do bụi bẩn hoặc cặn trong đường ống dẫn. Chủ xe cần làm sạch hệ thống phun nhiên liệu để xe có thể tiếp tục khởi động bình thường. Lưu ý khi ô tô khó nổ máy trong thời gian dài, chủ xe nên mang xe tới tiệm bảo dưỡng để tìm cách khắc phục, không nên chủ quan.

Văn Toàn


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất