Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe ô tô bị rung như động cơ, bộ phận lái…

Động cơ và bộ phận lái có vấn đề

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng xe ô tô bị rung đó là động cơ và bộ phận lái có vấn đề. Nguyên nhân phổ biến do động cơ không được cung cấp đấy đủ không khí (khí ô xi) hoặc không đủ nhiên liệu, hoặc bộ phận đánh lửa hoạt động không bình thường. Để nhận dạng hiện tượng rung của xe là do động cơ các bạn để ý các hiện tượng sau:

  • Động cơ ô tô bị hụt hay khựng khi tăng tốc.
  • Xe bị rung khi chạy qua vạch giảm tốc, ở một khoảng tốc độ nhất định.
  • Xe khởi động và chạy ổn định trong một khoảng thời gian đầu và bắt đầu rung nhiều khi hoạt động lâu.
Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Xe bị rung do động cơ và bộ phận lái có vấn đề





Để khắc phục hiện tượng này, trước hết bạn có thể tự mình kiểm tra bu-gi của máy. Lau sạch sẽ bu-gi rồi thử lại. Trong trường vẫn còn hiện tượng rung phải thay bu-gi mới. Tuy nhiện, nếu bugi còn tốt thì hãy tiến hành kiểm tra dây cao áp.

Tiếp đó, bạn kiểm tra bộ lọc không khí (lọc gió). Bộ lọc không khí thường nằm ở vị trí dễ thấy, phía trên động cơ. Ở xe cũ thì nằm ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hay kim loại. Ở các xe hiện đại hơn, các xe có hệ thống phun xăng điện tử thì có một bộ lọc gió hình vuông hay hình chữ nhật, nằm ở gần trung tâm, giữa lưới tản nhiệt và động cơ. Khi bộ lọc không khí bị bẩn, khiến bụi bẩn đi qua nhiều bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp, làm giảm độ nhạy và gây ra sai số dẫn tới lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác, động cơ hoạt động kém ổn định, nhiều trường hợp khiến động cơ ô tô tắt đột ngột.

Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Nên kiểm tra bộ lọc khí

Trường hợp khi vào số hay đạp thắng, rồi vịn vào vô lăng xe, bạn thấy xe bị rung mạnh hoặc khi đề máy rồi đứng im vịn vào thành xe, cảm thấy rung giật. Trong trường hợp này, để xác định chính xác lỗi, bạn làm như sau:

  • Cho xe nổ máy trong khoảng 30 giây, nếu trong thời gian này xuất hiện hiện tượng máy xe lắc hoặc rung lên, đó là tình trạng khi đó cần kiểm tra và sửa chữa động cơ.
  • Cho động cơ nổ khoảng 30 giây, rồi bạn đạp thắng và vào số lùi (R) hoặc tiến (D), lúc này vịn lên tay lái cảm thấy rung rần rần, chứng tỏ các các cục cao su chân máy bị vỡ nát. Việc còn lại là đưa xe ra gara để kiểm tra chính xác cục cao su nào bị hỏng, rồi tiến hành thay thế.
  • Cho động cơ nổ khoảng 30 giây, rồi bạn đạp thắng và vào số lùi (R) hoặc tiến (D), lúc này xe giật mạnh như là bị va chạm mạnh, suy ra chân cao su của hộp số bị hỏng. Nếu cao su của hộp số tự động bị hỏng mà không thay kịp thời thì sẽ phá hỏng toàn bộ hộp số.


Khi xe bạn chạy được 30 phút hay lâu hơn thì tay lái bị rung, đó là dấu hiệu cho thấy vỏ xe cần được cân bằng lại. Nhưng khi đạp thắng thấy rung, đó là đĩa thắng trước của xe bị hư, lúc này cần phải vớt lại đĩa thắng.

Đọc thêm:

  • Thảm lót sàn oto 3D
  • Xe Toyota Fortuner cũ
  • Mua xe Kia Morning cũ trả góp

Trục xe ô tô bị trục trặc

Khi gặp vấn đề về lỗi trục các-đăng của xe, xe sẽ rung lên theo tốc độ lái, vận tốc càng cao xe càng rung lắc mạnh. Lỗi trục các-đăng thường gặp ở xe sử dụng hệ dẫn động bánh sau và bốn bánh. Khi chạy qua địa hình gồ ghề, do trục các-đăng bị va đập, cong vênh hoặc bị mòn, dẫn đến xe ô tô bị rung ở tốc độ tăng dần.

Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Xe bị rung do lỗi trục các-đăng của xe

Khi đã bị lỗi trục các-đăng thì trước hết bạn thay bi chữ thập. Nếu hiện tượng rung vẫn không hết thì lúc này bạn phải thay trục các-đăng mới. Giá thay trục các-đăng mới thông thường khoảng vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, nếu trục các-đăng không bị hỏng nặng, bạn có thể cân bằng động trục các-đăng, thời gian khoảng từ một đến hai ngày. Sau khi cân bằng động hoặc mua mới thì phải đảm bảo việc lắp trục các-đăng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc lắp trục các-đăng bị lệch cũng gây ra hiện tượng rung xe.

Nếu lớp vỏ bọc khớp nối đồng tốc ở cuối trục các-đăng bị rách hay bung ra thì bùn đất, bụi bẩn bám vào các khớp động. Làm khớp bị kẹt, gây ra rung. Đối với ô tô dẫn động cầu trước, khi khớp động bị hỏng thì phải thay thế toàn bộ trục truyền động.

Hệ thống phanh bị lỗi


Phanh xe hơi hầu hết là phanh đĩa, gồm hệ thống thủy lực đẩy má phanh bắt chặt vào đĩa phanh, làm dừng chuyển động quay của bánh xe. Sau một thời gian vận hành xe, má phanh mòn dần và hiệu quả phanh giảm sút. Má phanh thường là chi tiết dễ hỏng hóc, mài mòn theo thời gian nhất trong hệ thống phanh. Bạn có thể kiểm tra bằng cảm nhận mỗi lần phanh hoặc bằng mắt thường. Nếu bạn cần phải đạp lực phanh lớn hơn hoặc thời gian để xe dừng lâu hơn, rất có thể má phanh đã mòn nhiều. Nếu thiết kế vành xe không cho phép quan sát má phanh bằng mắt thì phải tháo lốp, vành để kiểm tra.

Trong tình huống khẩn cấp, bạn đạp hết phanh thì những xe sử dụng hệ thống chống bó cứng (ABS) cũng sẽ bị rung. Vì ABS có cơ chế bắt – nhả liên tục, khiến xe rung lên cho tới khi dừng hẳn. Nhưng nếu xe không sử dụng hệ thống chống bó cứng (ABS) rung lên trong tình huống tương tự thì hệ thống phanh đang có vấn đề. Lúc này, người lái sẽ cảm nhận được độ rung dội trở lại tới chân phanh. Thông thường, đĩa phanh sẽ không rung, chỉ trừ những trường hợp rất khắc nghiệt như đĩa bị nóng đỏ do rà phanh khi đổ đèo liên tục.

Nếu xe của bạn bị rung khi đạp phanh thì khả năng là đĩa phanh hoặc má phanh đã bị cong, vênh. Nguyên nhân do đĩa, má phanh bị ăn mòn, bị cong bởi các tác động ngoại lực hoặc phanh phải làm việc trong thời gian dài liên tục. Do đó, má phanh kẹp vào đĩa sẽ có lực bám không đều so với các bánh xe khác dẫn đến tình trạng rung mạnh. Bạn nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa.

Bánh xe lỏng, không cân và vòng bi cong

Bánh xe bị lỏng hoặc giữa các bánh xe được lắp không cân, làm cho xe bị rung mạnh nhất ở vô lăng của xe. Bạn kiểm tra, vặn chắt tất cả các bánh xe với moay-ơ. Nếu ô tô vẫn còn bị rung thì có thể do vòng bi ở trục bánh bị hỏng. Đu vòng bi là bộ phận rất bền, nhưng khi bị va chạm mạnh hoặc va đập với vật thể cứng vẫn có thể bị vỡ hoặc mòn, gây ra hiện tượng xe đi “phập phập”, lúc lên lúc xuống. Bạn vẫn có thể đi được nhưng để lâu thì vòng bi càng ngày càng hỏng nặng, rất nguy hiểm cho người lái xe.

Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Xe rung do bánh xe lắp không cân

Nếu xe ô tô bị rung ở một khoảng tốc độ nhất định thì tiến hành cân chỉnh lại lốp. Nếu lốp xe bị mòn thì tiến hành thay lốp mới, trường hợp lốp mòn không đều thì tiến hành đảo lốp ô tô. Kiểm tra độ tròn của lốp, nếu lốp không hoàn toàn tròn thì phải kiểm tra áp suất hoặc thay lốp. Nguyên nhân rung phổ biến của hiện tượng rung lắc xe xuất phát từ mâm và lốp xe. Trên các vành bánh xe (la-zăng) nhôm đúc của bánh ôtô có dán những miếng sắt (chì) để cân bằng động bánh xe, bởi trong quá trình gia công chế tạo mâm của cụm bánh xe (mâm + lốp) thì độ chính xác không hề tuyệt đối.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho lốp xe, khi kết hợp giữa các lốp xe thì có sai số tích lũy. Sai số này sẽ gây mất cân bằng động khi bánh xe làm việc. Vì vậy, khi lắp cụm bánh xe xong thường đưa vào máy để kiểm tra sự ổn định của cụm bánh xe. Lúc này, miếng sắt (chì) có tác dụng tạo cân bằng khi bánh xe làm việc, để khi di chuyển xe không bị rung lắc.

Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Xe rung do lốp có vấn đề

Do đó, việc cân bằng các bánh xe nên được thực hiện định kỳ (thường thì 3 tháng hoặc 5.000km cân chỉnh một lần) thì khi xe đi ở tốc độ cao sẽ không có hiện tượng rung lắc mạnh, đảo bánh nhanh. Nếu hiện tượng rung lắc mạnh có nguồn gốc từ lốp xe không được khắc phục ngay, để lâu có thể làm mòn rotuyn và lệch thước tay lái. Liên quan đến lốp xe, còn một nguyên nhân nữa đó là là sự chuyển động lệch tâm vượt quá giới hạn cho phép (thường là 1.5cm), lúc này bánh xe bị lệch khỏi quỹ đạo xoay tròn khi có lực ly tâm và gây ra hiện tượng rung xe. Trong các trường hợp này bạn phải đưa ra đến gara để kiểm tra chính xác và khắc phục.

Bu-lông đế máy bị hỏng

Khi lỏng hay đứt bu-lông đế máy, máy vẫn nổ dễ dàng, không thấy gì ở tốc độ thấp, nhưng khi lên tốc độ cao lại thấy tiếng kêu lạch cạch, máy rất rung nếu chạy tốc độ lớn hơn 40km/h. Bạn kiểm tra lại bu lông đế máy, vặn chặt lại hoặc bổ sung bu-lông mới.

Xe ô tô bị rung lắc nên kiểm tra bộ phận nào?
Xe rung do bu-lông đế máy bị hỏng

Trên đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến xe ô tô có hiện tượng rung lắc, mà nguồn gốc chủ yếu là do các mối ghép không chặt, chắc chắn và các chi tiết chuyển động tròn đều bị mất cân bằng. Dù trong trường hợp nào, khi xe ô tô có hiện tượng rung lắc, bạn nên tìm cách khắc phục ngay để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Phạm Hạo

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất