Trợ lực lái ô tô là gì?
Trợ lực lái ô tô rất quan trọng khi điều khiển xe
Hệ thống trợ lực lái ô tô sinh ra nhằm giúp công suất truyền tới các động cơ và tạo ra những áp lực cần thiết cho hệ thống lái của xe. Nếu chủ nhân không quan tâm, bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái sẽ rất nguy hiểm khi gặp sự cố, thường dẫn đến hiện tượng xe mất lái.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến trợ lực lái ô tô
Một số chuyên gia trong lĩnh vực ô tô cho rằng, hệ thống trợ lực có thể gặp phải những vấn đề sau:
» Thiếu dầu: Việc hệ thống lái bị thiếu dầu sẽ khiến quá trình điều khiển vô-lăng của tài xế trở nên khó khăn, qua đó khi đánh lái vào cua sẽ mang đến những cảm giác nặng nề và mất an toàn.
Muốn khắc phục hiện tượng trên, chủ nhân cần kiểm tra hệ thống lái và bổ sung lượng dầu thiếu hụt để hệ thống lái hoạt đồng bình thường. Lưu ý, dầu dùng cho hệ thống trợ lực lái ô tô cần phải đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất nhằm đảm bảo cho những bộ phận của xe hoạt đồng đúng tiêu chuẩn và chức năng.
Thiếu dầu là nguyên nhân dẫn đến trợ lực lái ô tô gặp vấn đề
» Dây đai trục trặc: Dây đai là bộ phận được thiết kế với chức năng chính là truyền công suất của tới bơm trợ lực. Trong trường hợp dây đai gặp vấn đề thì hệ thống lái sẽ tạm ngừng mọi hoạt động. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng dây đai để xem có xảy ra hiện tượng nứt hay không.
Nếu đai bị trượt trên bu-ly sẽ dẫn tới các bơm quay hoạt động tốc độ yếu và áp suất chênh lệch cao đi kèm với những tiếng rít lúc này chỉ cần căng lại dây đai là các động cơ của xe được hoạt động tốt.
♦ Mách bạn cách bảo vệ xe ô tô khi thu về
♦ 10 mẹo giúp xe ô tô của bạn luôn mới
Video hoạt động của hệ thống trợ lực lái ô tô
Xử lý khi ô tô mất trợ lực lái
Trong quá trình lái xe, tài xế cảm thấy áp lực không đủ cho hệ thống lái khiến việc điều khiển xe khó khăn thì có thể bơm trợ lực bị hỏng, ảnh hưởng đến an toàn của hành trình. Lúc này, xe có thể mất trợ lực lái thì lái xe cần giữ chặt vô-lăng để tránh hiện tượng mất lái.
Tài xế cần có kinh nghiệm xử lý khi có hiện tượng trợ lực lái ô tô gặp trục trặc
Sau đó, bạn vẫn có thể điều khiển xe nhưng sẽ khó khăn hơn nên bạn cần phải giảm tốc độ và táp vào lề đường để kiểm tra hoặc gọi xe cứu hộ đến để xử lý. Khi có cảm giác đánh lái khó khăn không nên tiếp tục di chuyển vì nguy cơ tai nạn giao thông là rất cao.