Tuỳ tần suất hoạt động mà mỗi bộ phận quan trọng trên xe ô tô sẽ có hạn mức tuổi thọ riêng.

Chiếc xe ô tô bao gồm rất nhiều bộ phận, thiết bị và chi tiết khác nhau. Do vậy, các chi tiết cũng sẽ có mức độ, tần suất giá hóa hoàn toàn khác nhau. Những gợi ý của chúng tôi dưới đây về độ tuổi cần thay mới thiết bị được tính trung bình trên rất nhiều mẫu xe và có thể không chính xác với một số trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng những gợi ý này sẽ giúp các chủ xe kịp thời thay mới thiết bị, tránh việc bộ phận bị giảm hiệu suất hoạt động gây ảnh hưởng tới các phần khác của xe.

Động cơ xe





Động cơ luôn là bộ phận tốn nhiều tâm huyết nhất của cả hãng xe lẫn người sử dụng. Có thể khẳng định rằng, đây là bộ phận có độ bền bỉ cao bậc nhất trong mọi thiết bị được lắp đặt trên chiếc ô tô. Có một kỷ lục về độ bền động cơ được lưu truyền trong giới chơi xe ô tô mà đến nay vẫn chưa có một chiếc xe nào có thể vượt qua được. Đó là model xe Volvo P1800 được sản xuất vào năm 1966 thuộc sở hữu của khách hàng có tên Irv Gordon (Alaska, Nga). Động cơ của chiếc xe này đã hoạt động suốt 47 năm, đi hết hơn 5 triệu km đường mà chỉ cần bảo dưỡng 2 lần, không hề thay mới bất kỳ một chi tiết nào.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Động cơ ô tô là bộ phận bền bỉ nhất trên chiếc xe

Câu chuyện trên là một trong những minh chứng cho thấy độ bền “siêu khủng” của động cơ máy ô tô. Với các chiếc xe hiện nay, nếu chủ xe sử dụng cẩn thận, không làm sáng đèn kiểm tra động cơ thì chắc chắn, hệ thống máy của chiếc xe có thể vận hành tốt trong khoảng vài chục năm.

Đọc thêm: Thảm sàn xe ô tô

Đèn pha xe


Đèn pha đóng vai trò then chốt giúp đảm bảo an toàn cho người lái khi di chuyển ban đêm. Hiện nay, có rất nhiều loại đèn pha khác nhau được lắp đặt trên nhiều mẫu xe. Nhưng phổ biến nhất vẫn là đèn HID (còn gọi là đèn Bi Xenon), đèn Halogen và đèn LED. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng đèn pha lại là một trong những bộ phận có tuổi thọ bất ổn, khó dự đoán nhất. Đèn sử dụng được bao lâu phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khác nhau: tần suất sử dụng, đường điện, va chạm… Và thông thường, các hỏng hóc ở đèn pha rất khó đoán vì không có dấu hiệu dự báo trước.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Tuổi thọ của đèn pha bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

Với đèn Halogen, đây là loại đèn truyền thống và được lắp đặt phổ biến nhất. Đèn này có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 1000 giờ, mức khá thấp so với các đèn khác. Đèn Bi Xenon có nhiều cải tiến hơn nên sử dụng được khoảng 2000 giờ. Còn với đèn LED, đèn này chỉ mới được lắp đặt ở các mẫu xe cao cấp và có tuổi thọ nhỉnh hơn so với đèn Bi Xenon.

Má phanh

Tuổi thọ của má phanh phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của người dùng. Chẳng hạn, nếu xe chở tải nặng, người lái đạp chân phanh liên tục… thì má phanh sẽ rất nhanh mòn và phải thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Nếu chiếc xe có trang bị cảm biến báo mòn má phanh thì chủ xe chỉ cần thay má nếu thấy cảm biến. Còn nếu không, người lái cần lưu tâm quan sát các thay đổi ở hệ thống phanh như: tiếng rít, tiếng két khó chịu phát ra theo tần suất đạp chân phanh. Các dấu hiệu này phần lớn đều phản ánh tình trạng mòn của má phanh.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Nếu má phanh đã mòn cần thay mới để bảo đảm an toàn

Nếu thay phanh đúng hãng sản xuất, mỗi bộ má phanh có tuổi thọ trung bình khoảng từ 120.000km cho đến 150.000km. Quãng đường này tương đương với khoảng từ 3 đến 5 năm sử dụng xe. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ với các xe di chuyển nhiều hoặc đạp chân phanh nhiều. Các trường hợp này, chủ xe có khi phải thay má phanh chỉ sau khoảng 2 năm dùng xe.

Hộp số

Hộp số cũng là một trong những bộ phận mà ít có nhà sản xuất nào dám công bố chính xác độ tuổi sử dụng. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số là chất lượng sản xuất, dầu bôi trơn và cách bảo dưỡng. Tuy nhiên, hộp số cũng chịu nhiều tác động của các bộ phần bên cạnh như: khung gầm, hệ thống điện, cách vận hành động cơ, làm mát và tản nhiệt. Bất kỳ một phần nào hoạt động không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Chỉ cần chăm sóc đúng cách, hộp số ô tô có thể sử dụng rất bền bỉ


Do vậy, người sử dụng cần phải đặc biệt lưu tâm đến việc bảo dưỡng hộp số nói riêng và bảo dưỡng toàn xe nói chung, để tránh phản ứng dây chuyền làm tác động xấu đến hộp số. Như vậy, bạn có thể làm tăng tuổi thọ của hộp số. Trong thực tế, có những trường hợp xe taxi, mặc dù phải vận hành rất nhiều nhưng vẫn có thể di chuyển quãng đường lên tới trên 500.000km mà không phải thay mới hộp số.

Cảm biến động cơ

Các loại cảm biến động cơ thường có thể hoạt động với tuổi thọ khoảng trên 250.000km di chuyển. Riêng với cảm biến oxy, vì phải hoạt động liên tục và bị ảnh hưởng bởi muội than, chất lượng nhiên liệu… nên có thể hoạt động tốt ở khoảng 160.000km. Các loại cảm biến nếu hỏng thường sẽ làm sáng đèn báo “kiểm tra động cơ” nên các tài xế có thể kịp thời thay mới. Riêng với cảm biến oxy, để tăng tuổi thọ sử dụng, sau một thời gian, các chủ xe nên làm vệ sinh sạch các loại muội than, chất bẩn bám ở đầu dò. Thao tác này cũng giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả hơn khi xe di chuyển.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Có rất nhiều cảm biến được lắp đặt quanh xe

Bộ phận bơm nhiên liệu

Đây là bộ phận thường bị “thay oan” nhất trong hệ thống động cơ. Chẳng hạn, nếu đã thay hoặc vệ sinh sạch lọc xăng mà áp suất phun nhien liệu vẫn thấp thì các xưởng sửa chữa hay hướng khách thay bơm phun nhiên liệu. Có điều, phần lớn các trường hợp hỏng hóc là do bộ ổn định áp suất có ván đề, tắc hệ thống hoặc trục trặc điện áp. Bơm nhiên liệu có tuổi thọ khá lớn, trung bình từ 6 đến 8 năm. Chủ xe còn có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của bơm nếu không thường chạy cạn xăng. Mức xăng tốt nhất toàn hệ thống xe là ổn định ở mức khoảng một phần tư bình.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Bơm nhiên liệu ô tô có độ bền khá cao

Bộ lọc dầu

Lọc dầu là bộ phận có tuổi thọ ngắn bậc nhất trong xe. Thiết bị này đóng vai trò loại sạch các cặn bẩn để dầu bôi trơn hoạt động hiệu quả hơn. Hầu hết khách hàng đều được khuyến khích nên thay lọc dầu sau khoảng 3 tháng sử dụng với xe đi nhiều và nửa năm với các xe đi ít hơn. Còn nếu tính trên quãng đường, chủ xe nên thay lọc dầu sau khoảng 2 lần đổi dầu xe, tương đương với 10.000km đến 16.000km.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Cần thay lọc dầu định kỳ để dầu bôi trơn hoạt động hiệu quả hơn

Lốp xe

Lốp xe có tuổi thọ dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào quãng đường di chuyển, đia hình di chuyển và cả cách sử dụng của chủ xe. Nếu xe đi thường xuyên thì sau khoảng 25.000km, người lái nên thay mới bộ lốp vì lúc này, các hoa lốp đã mòn và làm giảm lực ma sát với mặt đường. Còn nếu xe chạy ít thì chủ xe vẫn nên thay mới bộ lốp xe sau khoảng 6 năm sử dụng. Bởi đến lúc này, thường thì lớp cao su tổng hợp trên lốp đã bị thoái hóa, xe dễ bị nổ lốp khiến lái xe khó kiểm soát và dễ gây tai nạn.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Lốp xe nên được thay mới sau khoảng 6 năm sử dụng

Để tăng tuổi thọ cho lốp xe, người lái nên tránh phơi xe ngoài trời vì điều kiện thời tiết thay đổi như: nắng nóng hoặc mưa ngập sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Ngoài ra, chủ xe cũng nên tránh phải phanh gấp nhiều vì phanh gấp sẽ khiến lốp ma sát mạnh và bị mài mòn.

Bầu lọc khí xả dưới gầm xe

Thiết bị này được lắp đặt nhằm kiểm soát chất lượng khí xả, phân hủy các loại khí độc thành CO2, Ni tơ và nước. Đồng thời, thiết bị này còn giúp giảm tiếng ồn khi động cơ xe đang vận hành. Bầu lọc khí xả thường được sản xuất bởi nhiều kim loại, hợp kim quý như: palladium, vàng hoặc rhodium… Do vậy, bộ phận này ít bị mài mòn và có thể sử dụng tới trên 200.000km di chuyển. Tuy nhiên, vì có vị trí ngay dưới gầm xe nên bầu lọc khí xả bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như: va chạm, bụi cát, nước bẩn hoặc sỏi đá, các vật nhọn bắn vào khi xe chạy. Vì vậy, nếu thấy khí xả có các mùi khó chịu và động cơ xe chạy ồn hơn bình thường thì có nghĩa là chủ xe cần thay mới bộ phận này.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Vị trí bộ lọc khí xả dưới gầm xe

Bugi đánh lửa

Bộ phận này có tuổi thọ trung bình lên tới 8 năm sử dụng hoặc khoảng 160.000km di chuyển. Tuy nhiên, nếu xe có va chạm làm nứt đầu sứ của bugi hoặc xe chạy thừa nhiên liệu khiến bugi bị bám quá bẩn thì chủ xe cũng nên thay mới để việc đánh lửa trong động cơ được “nhạy” hơn. Để tăng tuổi thọ cho bugi, cần phải để thiết bị cảm biến oxy hoạt động tốt. Như vậy sẽ ngăn ngừa được tình trạng thừa xăng trong động cơ và hạn chế muội than, tạp chất bám lên bugi.

Bình ắc quy

Đây là bộ phận vẫn duy trì hoạt động ngay cả khi xe tắt máy. Bình ắc quy được các nhà sản xuất khuyến khích nên thay mới sau khoảng từ 4 đến 5 năm sử dụng xe. Một lưu ý quan trọng khi thay bình ắc quy mà chủ xe cần biết là phải chọn đúng loại có kích thước và điện áp phù hợp với xe. Nếu vì “tiết kiệm” công sức và thời gian mà chủ xe thay loại ắc quy lớn hơn thì sẽ phá vỡ sự cân bằng điện áp, tiềm ẩn những rủi ro cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Bugi ô tô

Cần gạt mưa

Lớp đệm cao su trên cần gạt mưa chỉ có tuổi thọ trung bình khoảng 6 đến 1 năm sử dụng. Nếu thấy đệm cao su đã bị xơ cứng, bị vỡ hoặc lão hóa, chủ xe nên thay đệm mới để việc gạt mưa được hoạt động bình thường.

Thống kê tuổi thọ của các bộ phận quan trọng của xe ô tô
Cần gạt mưa sẽ hoạt động tốt nếu định kỳ thay mới đệm cao su

Tuổi thọ của các bộ phận ô tô cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc chủ xe chăm sóc, lưu tâm đến mọi sự thay đổi của chiếc xe. Có đôi khi, mặc dù chưa hết tuổi thọ hoạt động nhưng thiết bị đã bị giảm mạnh về hiệu năng thì bạn cũng nên linh hoạt, chủ động thay mới thiết bị để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Như vậy, chiếc xe ô tô của bạn sẽ luôn hoạt động bền bỉ, êm ái trên mọi cung đường.

Thanh Hùng


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất