Thông tư số 148/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015 của Bộ Công an gỡ bỏ quy định bắt buộc ô tô từ dưới 9 chỗ phải trang bị bình chữa cháy. Khi quy định này được áp dụng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Phóng viên tư vấn pháp luật ô tô được biết, do đặc thù khí hậu Việt Nam, một số xe gặp sự cố mà nguyên nhân được xác định là bắt nguồn từ chiếc bình cứu hỏa mini để trong xe.
Theo Thông tư mới, ô tô trên 9 chỗ cần bình cứu hỏa loại nào để vượt qua đăng kiểm?
Chưa kể nhiều dòng xe không được thiết kế riêng nơi để bình cứu hỏa, gây khó khăn trong việc cất giữ và bảo quản bình cứu hỏa.
Tuy nhiên, những xe thuộc nhóm sau vẫn phải trang bị dụng cụ PCCC (phòng cháy chữa cháy) gồm: Xe từ 10 chỗ trở lên, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi ô tô, xe máy. Ngoài ra, danh mục, định mức trang thiết bị PCCC cũng được điều chỉnh. Nội dung cụ thể như sau:
Bộ Công An đã bỏ quy định xe từ 10 chỗ trở lên, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi ô tô, xe máy trang bị bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng gồm: Kìm cộng lực, búa, xà beng, găng tay chữa cháy, khẩu trang chống độc vốn được áp dụng trước đây.
Cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra các hạng mục phòng cháy, chữa cháy gồm: Bình cứu hỏa, búa phá cửa,…
Trao đổi về vấn đề trên, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết thêm: Trong quá trình ô tô kiểm định định kỳ, cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra các hạng mục phòng cháy, chữa cháy gồm: Bình cứu hỏa, búa phá cửa kính theo Quy chuẩn kỹ thuật xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT).
Những trang bị khác như: Xà beng, đèn pin phòng nổ, kìm cộng lực,… khi có hướng dẫn cụ thể mới được áp dụng tại trung tâm đăng kiểm. Trước đó, những ô tô chưa lắp bình cứu hỏa sẽ không được đăng kiểm và có thể bị xử phạt hành chính với mức 500.000 đồng.
Nguồn ảnh: Internet