Tải trọng khác với trọng tải?
Tải trọng là gì?
Trong ngành ô tô ở Việt Nam hiện nay, có nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau về tải trọng mà khiến nhiều người vẫn còn khá mông lung. Tuy nhiên, sẽ có cách định nghĩa chung nhất về tải trọng mà phản ánh đúng nhất về khái niệm này.
Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về xe hơi định nghĩa: Tải trọng là khối lượng hàng hóa mà phương tiện, cụ thể ở đây là ô tô đang chở/vận chuyển. Tải trọng này sẽ chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định của luật giao thông, không bao gồm khối lượng toàn tải (tự trọng của xe và người trên xe).
Trọng tải là gì?
Tải trọng và Trọng tải là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn nhưng đến nay vẫn bị hiểu nhầm và khó phân biệt, đặc biệt là những tài xế lái xe tải/Container.
Trọng tải được hiểu là khả năng chuyên chở hàng hóa TỐI ĐA mà phương tiện được phép vận chuyển theo đúng an toàn kỹ thuật được cấp phép. Trọng tải được quy định ở đăng kiểm xe cơ giới được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
Phân biệt các hạng tải trọng ở Việt Nam
Xe tải hạng nhẹ
Bán tải là xe tải hạng nhẹ
Một số quy định hiện hành giúp người dùng phân biệt các loại xe với tải trọng khác nhau và được phân thành các hạng. Theo đó, những xe có trọng lượng từ 6.300 kg trở xuống được gọi là xe tải hạng nhẹ/xe tải nhẹ. Những mẫu xe tải hạng xe được sử dụng vào những mục đích chuyên chở hàng hóa với khối lượng thấp, di chuyển ở quãng đường ngắn. Đặc biệt, xe tải hạng nhẹ được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với việc di chuyển ở trong khu đô thị đông dân cư.
Các loại xe tải nhỏ hạng nhẹ phù hợp với những gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, bao gồm các loại phổ biến như: Xe VAN, miniVAN, xe bán tải…
Xe tải hạng nặng
Xe siêu trường/siêu trọng là xe tải hạng nặng
Xe tải hạng nặng hay vẫn được biến đến là xe tải có thiết kế lớn có tải trọng vượt qua cả trọng lượng xe. Theo đó, những xe tải hạng nặng thường được các doanh nghiệp vận tải lớn sử dụng để chuyên chở nhiều hàng hóa với khối lượng lớn và di chuyển đường dài.
Thông thường, những mẫu xe tải hạng nặng thường xe có khả năng chuyên chở dao động từ 7-70 tấn bao gồm: Xe tải 7 tấn, xe tải 8 tấn, xe tải 10 tấn, xe tải ba chân, xe tải bốn chân, xe tải năm chân, xe đầu kéo, xe Container, xe siêu trường/siêu trọng khác…
Ưu điểm của xe tải hạng nặng là có thể di chuyển đường xa, khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn và hàng hóa được bảo quản an toàn, đặc biệt là hàng đông lạnh. Bên cạnh đó, những xe tải hạng nặng lại có nhược điểm là khó di chuyển trong phố, khu đông dân cư, không phù hợp đi quãng đường ngắn và khối lượng hàng hóa nhỏ.
Quy định về mức xử phạt đối với xe quá tải trọng cho phép
Xe chở quá tải vẫn xảy ra thường xuyên ở Việt Nam
Tại điều 24 – Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Trên đây là những kinh nghiệm về tải trọng/trọng tải và mức quy định xử phạt đối với các hành vi chở quá tải trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà các tài xế/chủ xe cần nắm rõ để không mắc phải. Những chế tài xử phạt trên có tính chất răn đe nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức tham gia giao thông của tài xế, không chở quá tải để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông.