Việc sơn lại ô tô thường được thực hiện khi lớp sơn cũ bị xước xát, bong tróc hoặc do chủ nhân muốn đổi màu xe. Sơn lại xe chất lượng được cho là không bằng nguyên bản.

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Để có một lớp sơn ô tô đẹp cần có nhiều vấn đề cần lưu tâm.

Nhu cầu sơn ô tô ở những xưởng ngoài khá cao vì chi phí sơn xe trong hãng thường đắt đỏ. Hiện nay, hầu hết các xưởng sửa chữa xe đều nhận dịch vụ sơn. Tuy nhiên, không phải chất lượng của các cửa hàng đều như nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa “xế cưng” của mình đến xưởng, tránh tiền mất tật mang.





Lớp sơn ô tô lắp ráp trong nước thường được đánh giá là kém hơn xe nhập khẩu. Nguyên nhân bắt nguồn từ quy trình sơn và loại sơn sử dụng. Do đó, xưởng sơn cũng có nhiều loại với chất lượng sơn và quy trình sơn khác nhau.

>> Tham khảo thêm: Ô tô lắp ráp nội địa chất lượng thấp hơn xe nhập khẩu, vì đâu nên nỗi?

Khi nào cần sơn lại ô tô?

Khi lớp sơn vỏ ngoài xe bị tổn thương do va chạm thì nên sơn lại. Đối với các vết xước nông có thể xử lý và đánh bóng lại nhưng nếu xước quá sâu cần phải sơn lại xe. Một số dòng xe giá rẻ có lớp sơn kém chất lượng dễ bị bong hay bạc màu sau thời gian dài sử dụng. Khi này, chủ xe cũng cần nghĩ tới việc sơn mới.


Khi khách hàng muốn chiếc xe trở nên cá tính hơn hoặc đổi màu xe cho phù hợp “phong thủy”, họ cũng tìm tới các xưởng dịch vụ để sơn xe.

Các lưu ý khi sơn lại ô tô

1. Màu sơn

Nếu bạn muốn sơn lại xe giống với màu nguyên bản, cần xác định màu đó. Thông thường, mã màu xe sẽ được nhà sản xuất đính kèm cùng nhiều thông tin khác lên một miếng kim loại. Miếng này có thể đặt ở dưới nắp ca-pô, phía dưới kính chắn gió trước. Nếu bạn không thể tìm được, hãy liên hệ với các đại lý bán xe (nếu xe đời không quá cũ) để họ kiểm tra mã màu.

Trong trường hợp muốn đổi màu sơn khác, cửa hàng sẽ đưa bảng màu cho bạn chọn. Hãy nhớ nhìn kỹ màu dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau để có quyết định đúng đắn nhất trước khi áp dụng màu đó lên lớp vỏ ô tô.

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Màu sơn khó cần được pha cẩn thận.

Màu sắc chuẩn sẽ được tạo ra từ đúng tỷ lệ pha trộn mà nhà sản xuất sơn cung cấp cho từng mã màu. Yên tâm rằng màu sơn sẽ chính xác như mong muốn khi xưởng đó pha trộn bằng cân điện tử có độ chính xác cực kỳ cao.

2. Sơn ngoài và sơn toàn diện

Sơn ngoài tức là chỉ sơn những phần khung mà mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy được. Đây là công đoạn sơn đơn giản do không phải tháo toàn bộ linh kiện bên trong xe.


Ngược lại, sơn toàn bộ phần khung giống như nhà sản xuất làm sẽ phức tạp hơn bởi các bộ phận phải tháo ra hết. Máy móc và nội thất đều được nhấc ra ngoài và chỉ có phần khung được đưa vào sơn tĩnh điện.

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Chà lớp sơn cũ trước khi sơn bằng giấy nhám.

3. Các lớp sơn cần thiết

Một chiếc vỏ xe/khung xe không chỉ được sơn lót và sơn tổng thể mà thường cần phủ tới 4-5 lớp sơn. Lớp đầu tiên là sơn chống gỉ sét, sau đó mới phủ lên lớp sơn lót. Sơn màu là bước tiếp theo. Cuối cùng, công đoạn hoàn thiện cần lớp sơn bóng bảo vệ. Đặc biệt, nếu khách hàng yêu cầu cao sẽ cần vài lớp sơn màu để tạo chiều sâu.

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Đánh bóng sau khi sơn.

4. Xưởng sơn chuyên dụng cần có gì?

Một xưởng sơn đảm bảo đúng quy trình cần có các buồng phun sơn chuyên dụng và lò sấy. Tại đây, xe sẽ được sơn trong môi trường kín đáo, tránh bụi bẩn từ bên ngoài, đảm bảo lớp sơn “sạch” nhất có thể và có độ kết dính tốt giữa các lớp sơn với nhau. Các dụng cụ khác bao gồm thiết bị pha trộn sơn, súng phun sơn và các thiết bị dùng để đánh bóng sau khi sơn xong.

Một xưởng sơn có đầy đủ đồ nghề cần thiết chỉ là điều kiện cần. Hãy tham khảo ý kiến của những người từng sơn trước để có quyết định đúng đắn về cửa hàng. Những người sơn xe thường để lại nhận xét trên những diễn đàn hay nhóm sử dụng xe trên mạng xã hội.

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Xưởng sơn chuyên dụng cần có đủ dụng cụ cần thiết và buồng sơn riêng

5. Thời gian sơn xe

Độ nhanh hay lâu tùy thuộc vào độ phức tạp của quy trình sơn. Sơn toàn bộ khung vỏ phải nhấc máy ra sẽ tốn thời gian hơn. Thời gian trung bình để sơn một chiếc ô tô rơi vào khoảng 4 ngày.

6. Lưu ý giữ bền lớp sơn sau khi hoàn thiện

Lớp sơn luôn tiếp xúc với môi trường nên các yếu tố tác động bên ngoài cần được lưu tâm. Khi gửi xe hay đỗ xe, nên chọn bóng râm hoặc nơi có mái che. Nắng gắt và nước mưa chứa nhiều axit không tốt cho sơn xe. Đá dăm bắn vào và phân các loài động vật như chim cũng ảnh hưởng tới lớp sơn. Bên cạnh đó, hãy rửa xe bằng nước máy sạch. Nước giếng khoan sẽ làm ố màu sơn rất nhanh.

Dán đề-can: thay màu sơn, giá rẻ và dễ về nguyên bản

Sơn lại ô tô: Những lưu ý quan trọng

Một chiếc BMW 5-Series được dán đề-can “xịn”

Nếu không muốn đụng chạm vào lớp sơn nguyên bản, bạn có thể dán đề-can cho xe của mình. Có rất nhiều miếng dán cao cấp, đem đến sự long lanh chẳng kém gì sơn mà lại không ảnh hưởng tới sơn gốc. Hai thương hiệu đề-can thường được biết tới là Hexis và 3M. Không chỉ xe thường mà có khá nhiều xe sang tại Việt Nam được dán đề-can đổi màu, đa số sử dụng loại 3M. Hexis có giá đắt hơn một chút.

Nếu có chi phí eo hẹp hơn, bạn có thể tự sơn ô tô tại nhà theo hướng dẫn sau: “Mặc áo mới” cho ô tô tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất