Tại cuộc họp ngày 23-11 với Cảng vụ hàng không miền Nam và các đơn vị liên quan, Đại diện Sở GTVT TP.HCM đã có đánh giá về việc phân luồng bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Các hãng xe công nghệ cũng đã có ý chi tiền để được vào đón khách chính thức.
Be muốn hợp tác, Grab cân nhắc
Thay vì đi vào các làn A, B, C… như trước, xe công nghệ phải đón khách ở nhà xe TCP sau khi phân làn. Theo ông Phạm Văn Châu – giám đốc nhà xe TCP, nhiều khách bức xúc về sự quá tải và việc phải vác đồ lên tận tầng 4 để đón xe công nghệ. Do đó, đơn vị này đã bố trí khu vực cho tài xế, người dân nghỉ ngơi. Trước Tết âm lịch, ngoài 3 thang bộ, nhà xe bổ sung thêm 2 thang máy, mỗi thang máy có sức chứa 22 người.
Từ ngày 14-11 đến nay, phương án phân làn, hướng lưu thông cho người, phương tiện đưa/đón hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất đã đạt được bước đầu hiệu quảt theo đánh giá của ông Trần Doãn Mậu – giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam. Ông mậu cho biết ông từng chứng kiến xe vào lòng vòng gàn 30 phút, bị nhắc nhở lại nhích lên trông rất lộn xộn.
Ông Nguyễn Văn Hanh, giám đốc pháp chế của BeGroup (đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe Be) tại cuộc họp cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác, kỳ hợp đồng nhượng quyền khai thác để hãng và cảng có cơ sở phối hợp tốt nhất. Mặt khác giúp cảng có thêm kinh phí thực hiện đảm bảo an toàn giao thông. Cụ thể, hãng xe công nghệ đề nghị nhà xe bố trí làn riêng cho các cánh tài xế công nghệ.
Một hãng xe công nghệ khác là Grab cũng tán thành với ý kiến này để phục vụ tốt hơn cho khách già yếu và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hãng xe bày tỏ nếu đấu giá khai thác thì nên tiến hành công khai, minh bạch và có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị cùng tham gia.
Ông Phạm Vũ Cường, phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, e ngại rằng nhà xe TCP cũng sẽ vỡ trận với nhu cầu đặt xe công nghệ lớn. Ông Cường đưa ra giải pháp bố trí vị trí cho nhân viên hãng xe công nghệ để điều phối xe vào đón khách hàng. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng ùn tắc khiến khách phải xách vali, xuống xe chạy từ ngoài sân bay vào để kịp chuyến bay.
Theo ông Cường, có thời điểm 5 chuyến bay hạ cánh lần lượt, mỗi chuyến khoảng 300 người, nếu chỉ cần 10% khách đặt xe thì khoảng 200-300 xe công nghệ sẽ ồ ạt vào cùng lúc khiến không cơ sở hạ tầng nào chịu nổi.
Không chuyển kẹt xe từ trong ra ngoài sân bay
Đại diện Sở GTVT TP.HCM khẳng định phương án phân làn là phù hợp và đã được các đơn vị nghiên cứu kỹ trước khi triển khai. Để tránh hiện tượng dồn ứ xe và khách tại các tầng nhà xe TCP, các bên cần chuẩn bị phương án chủ động linh hoạt. Trước Tết âm lịch 2021, nhà xe sân bay phải bố trí thang máy hỗ trợ khách đi lại.
Vị này cũng khuyến cáo sân bay và các đơn vị kinh doanh vận tải phải chủ động làm việc với nhau, phân làn lại để đảm bảo trật tự giao thông trong sân bay chứ không phải để điểm kẹt chuyển từ trong sân bay ra ngoài sân bay. Bởi nếu bên ngoài sân bay tắc nghẽn thì cũng rất khó khăn cho việc đi lại bên trong sân bay.
Làm hầm chui, cầu vượt khách từ làn A sang làn D
Để đảm bảo an toàn cũng như mỹ quan của nhà ga, đại diện Sở GTVT còn đề nghị Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu làm hầm chui hoặc cầu vượt dạng băng chuyền cho khách di chuyển qua sảnh D và nhà xe. Trong đó có nhắc về trường hợp xe buýt đáng lẽ phải được phát triển thì đang bị đẩy ra xa gần 200m so với vị trí đón khách lý tưởng. Theo đó, vị này đề nghị cảng kéo xe buýt lại gần để giảm xe cá nhân, hỗ trợ thúc đẩy giao thông công cộng.