Xe sản xuất tại Thái Lan hoặc Indonesia chỉ có khoảng 10% linh kiện nhập khẩu, trong khi xe lắp ráp ở Việt Nam phải nhập trên 80% linh kiện.

ô tô trong nước, Ô tô Việt Nam, đại dịch Covid-19, ô tô lắp ráp trong nước, linh kiện nhập khẩu

Thông tin đáng chú ý này được ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), chia sẻ tại tọa đàm “Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam” do báo Hải quan phối hợp với VAMA tổ chức ngày 3/11.





Theo ông Hiếu, dù phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia khoảng 30 năm, song với những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp (DN), hai năm trở lại đây, ngành công nghiệp (CN) ô tô Việt Nam có sự phát triển nhanh.

Sản lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, 2 năm qua, thị trường ô tô Việt ghi nhận kết quả tăng trưởng nhanh, nổi lên mạnh mẽ của 3 DN gồm TC Motor, Trường Hải (Thaco) và VinFast.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, dù phát triển nhanh về số lượng song ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. “Chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hóa giữa các DN trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện.


Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Tỷ lệ nội địa hóa xe cá nhân thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra”, ông Lương Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Công nghiệp Chế biến Chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chia sẻ.

Theo ông Toàn, hiện nay chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.Việt Nam hiện phải nhập khẩu (NK) hầu hết nhóm sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là các bộ phận linh kiện quan trọng (80% linh kiện phải NK).

Thực tế, Việt Nam mới chỉ nội địa hóa được các linh kiện cồng kềnh như ghế ngồi, bộ dây điện.

“Chẳng hạn nắp bình xăng, báo giá của nhà cung cấp trong nước bán ra thị trường gần 4 đô-la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với NK sẵn từ Thái lan. Chênh lệch chi phí 200-300% cũng áp dụng cho những linh kiện nhựa hoặc dập cỡ trung bình khác. Và khoảng chênh lệch thậm chí còn lớn hơn đối với các linh kiện ở các lớp cao hơn”, ông Hiếu dẫn chứng.

Chi phí NK linh kiện đắt đỏ dẫn đến chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước (CKD) cao hơn so với xe NK nguyên chiếc (CBU) từ ASEAN 10-20%. “Đáng chú ý hơn, chi phí NK xe CBU chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng giá thành xe, trong khi đối với linh kiện, tỷ lệ này có thể tăng lên tới 20-30%”, đại diện VAMA cho hay.


Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2018 đạt 258.116 xe, tăng lên 330.000 xe năm 2019; 9 tháng đầu năm 2020 dù ảnh hưởng COVID-19 nhưng sản lượng ô tô vẫn đạt trên 160.000 chiếc.


TIN LIÊN QUAN

Thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2021 ảm đạm nhưng có nhiều tín hiệu tốt

Khép lại năm 2020, thị trường ô tô Việt Nam có nhiều biến động từ giảm sâu đến tăng tốc đầy bất ngờ. Bước sang năm 2021 với tình hình bán hàng khá ảm đạm nhưng có nhiều tín hiệu tốt cho một năm hồi phục sau dịch Covid 19.

Xem chi tiết: Thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2021 ảm đạm nhưng có nhiều tín hiệu tốt

Thị trường ô tô Việt Nam vươn lên thứ tư Đông Nam Á

Với doanh số gần 300.000 chiếc xe bán ra năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường ô tô lớn thứ tư trong khu vực Đông Nam Á.

Xem chi tiết: Thị trường ô tô Việt Nam vươn lên thứ tư Đông Nam Á

Thị trường ô tô tăng trưởng trong tháng 1, hứa hẹn khởi sắc năm 2021?

Trong tháng đầu năm 2021, thị trường ô tô Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm ngoái nhưng ảnh hưởng từ chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước khá lớn.

Xem chi tiết: Thị trường ô tô tăng trưởng trong tháng 1, hứa hẹn khởi sắc năm 2021?

Hưởng lợi từ NĐ70, lợi nhuận doanh nghiệp ô tô bứt phá trong nửa cuối năm 2020

Hưởng lợi từ Nghị định 70 cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ và chính sách ưu đãi lãi suất đã giúp loạt doanh nghiệp ô tô lãi lớn trong năm 2020.

Xem chi tiết: Hưởng lợi từ NĐ70, lợi nhuận doanh nghiệp ô tô bứt phá trong nửa cuối năm 2020

Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 1): Sự thật đắng lòng

Giá thành cao hơn 20% so với khu vực; thuế cao ngất ngưởng trong khi việc sản xuất sau hơn 20 năm tỉ lệ nội địa hóa chỉ khoảng 10%. Đấy là những gì được gọi là ôtô “made in Việt Nam”.

Xem chi tiết: Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 1): Sự thật đắng lòng

Những mẫu xe nào bị “đứt bầu sữa” ưu đãi phí trước bạ của Chính Phủ từ 2021?

Ưu đãi 50% phí trước bạ của Chính phủ đối với những mẫu xe lắp ráp trong nước đã chính thức không còn hiệu lực, sự cạnh tranh về giá bán và các chương trình ưu đãi tới đây sẽ còn sôi động hơn nữa do giờ đây các mẫu xe đã được "đối xử công bằng"...

Xem chi tiết: Những mẫu xe nào bị “đứt bầu sữa” ưu đãi phí trước bạ của Chính Phủ từ 2021?

6 chính sách mới về ô tô trong năm 2021

Năm 2021, nhiều chính sách mới liên quan đến ô tô sẽ được triển khai.

Xem chi tiết: 6 chính sách mới về ô tô trong năm 2021

Tiếp tục giảm 30% phí bảo trì đường bộ cho ô tô

Việc giảm 30% phí bảo trì đường bộ cho ô tô sẽ được áp dụng thêm sáu tháng nữa.

Xem chi tiết: Tiếp tục giảm 30% phí bảo trì đường bộ cho ô tô

Dừng giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Thị trường ô tô Việt Nam 2020 đầy biến động, năm 2021 khó đoán định

Thị trường ô tô cuối năm 2020: Xe nhập giảm tốc, xe lắp nước rút

Những mẫu xe bị khai tử tại Việt Nam năm 2020 – Tiếc nuối cho những tân binh tồn tại chưa đầy 2 năm

Hàng loạt ô tô ngoại giá mềm “ùn ùn” về Việt Nam

Nhiều loại ô tô nhập khẩu châu Âu sắp giảm giá

Ô tô ồ ạt giảm giá, tặng quà để 'đẩy hàng' mùa mua xe chơi Tết

Ô tô 200 triệu siêu đắt khách có số phận không ngờ ở Việt Nam

Bài viết khác

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất