Hiện cả nước có hơn 350 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô, nhưng có đến 80% là doanh nghiệp nước ngoài...

XE, Ô tô Việt Nam, Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, 350 doanh nghiệp, linh kiện nhập khẩu, nhập khẩu Thái Lan

Số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), hiện cả nước có hơn 350 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ôtô, nhưng có đến 80% là doanh nghiệp nước ngoài, số còn lại là của Việt Nam nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, khó tiếp cận vốn, khó có điều kiện đầu tư cho công nghệ và việc liên kết giữa các doanh nghiệp này cũng còn khá yếu.





Một chiếc ô tô có đến 30.000 linh kiện, nhưng doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất được không quá chục loại.

Theo dự báo đến năm 2025, thị trường ô tô Việt Nam sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm. Đây chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ và ngược lại, nếu không tận dụng tốt cơ hội này thì công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục đi sau các nước trong khu vực và chỉ dừng lại ở lắp ráp hoặc sản xuất quy mô nhỏ lẻ.

CHI PHÍ CAO, NĂNG LỰC THẤP


Một câu chuyện đơn giản như việc sản xuất một chiếc nắp bình xăng, bộ phận rất nhỏ trong số 30.000 linh kiện khác nhau để sản xuất ra một chiếc ôtô. Trong khi, chi phí sản xuất và bán ra của Thái Lan chỉ khoảng 1,5 USD, thì tại Việt Nam lên tới 3,8 USD. Cho dù sau khi đã tiết giảm tối đa các chi phí, sản phẩm này vẫn có giá 2,5 USD. Với giá này, chắc chắn các doanh nghiệp lắp ráp ôtô sẽ phải nhập khẩu. Điều này đã lý giải phần nào vì sao ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam vẫn luôn đi sau các nước.

Thông tin từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, thời gian qua, tỷ lệ nội địa hóa cho một số dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đã tăng khá cao, do khả năng cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nội địa được cải thiện. Đặc biệt, các chủng loại như xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đạt tỷ lệ nội địa hóa từ mức 50-55%.

Tỷ lệ lớn là vậy, nhưng hiện vẫn chỉ có một số ít nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So ngay với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, thì Việt Nam chỉ có chưa đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp.

Phân tích về vấn đề này, Phó trưởng Phòng Công nghiệp chế biến chế tạo – Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Lương Đức Toàn cho rằng, ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đang còn nhiều hạn chế do nhu cầu thị trường nội địa vẫn còn khiêm tốn. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam mới tiêu thụ hơn 400.000 xe, trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia đều tiêu thụ hơn 1 triệu xe/năm. Do đó thị trường của Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với họ.

Với một thị trường ôtô còn hạn chế mà có rất nhiều mẫu xe được giới thiệu bán ra thì khả năng để nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ ôtô là rất khó. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô chưa phát triển là do vật liệu phục vụ cho sản xuất linh kiện chủ yếu là nhập khẩu khiến giá thành cao, năng lực của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất. Đặc biệt, Việt Nam chưa có được doanh nghiệp đầu tàu, đứng đầu chuỗi trong ngành ôtô để dẫn dắt được chuỗi cung ứng đi theo.


Bổ sung thêm, ông Toru Kinoshita, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, công nghiệp hỗ trợ ô tô ở Việt Nam khó phát triển do sản lượng thấp, cùng với đó là kinh nghiệm quản lý sản xuất của các nhà cung ứng trong nước và công nghiệp vật liệu chất lượng cao chưa có, buộc phải nhập khẩu vật liệu nên chi phí sản xuất của các nhà cung ứng linh kiện tại Việt Nam cao hơn từ 2 – 3 lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Indonesia.

Các yếu tố bất lợi này làm cho chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan, Indonesia. Hiện chi phí sản xuất xe ôtô sản xuất tại Việt Nam cao hơn khoảng 10-20% so với Thái Lan và Indonesia. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2-3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ôtô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Hơn nữa, theo đánh giá của một số chuyên gia, hệ thống chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô còn có những mâu thuẫn, thiếu nhất quán, thiếu tính ổn định. Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô vẫn còn chưa mang lại hiệu quả. Đồng thời, môi trường sản xuất – kinh doanh của ngành công nghiệp ôtô còn thiếu chính sách đột phá và còn tồn tại một số hạn chế, ví dụ: đối với Chính sách tín dụng, hiện các doanh nghiệp FDI hoạt động trong cùng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thường vay vốn từ công ty mẹ, hoặc từ ngân hàng nước ngoài với lãi suất chỉ 1% – 3%, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải vay lãi suất 8%-10%.

Sự chênh lệch lớn này đã làm triệt tiêu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và làm các doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận các khoản vay dài hạn để mở rộng sản xuất, đầu tư tiếp nhận công nghệ mới. Ông Toru Kinoshita cho rằng, hàng rào kỹ thuật hay hàng rào hành chính không thể là giải pháp hiệu quả và ổn định vì rất khó để hiệu chỉnh và tạo ra một tỷ lệ cân bằng hợp lý giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc với xe lắp ráp trong nước, cũng như không tạo điều kiện phù hợp để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Chỉ có các giải pháp liên quan đến chính sách thuế nên được triển khai để tạo sức cạnh tranh cho xe sản xuất trong nước về dài hạn.

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ

Sản lượng thấp, chênh lệch chi phí cao và tiêu chuẩn chưa đảm bảo đang khiến cho ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước “chậm lớn” suốt trong thời gian dài vừa qua. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các doanh nghiệp cùng các chính sách nhất định của Nhà nước, nhưng phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, để sản xuất linh kiện, cụm linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô, các doanh nghiệp đều vướng ở mức đầu tư, quy mô sản xuất lớn hơn khi chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao.

Chính vì thế, để có thể duy trì và phát triển lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô trong nước, Chính phủ cần sớm có các chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn. “Cốt yếu vẫn là chính sách thuế ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Bên cạnh đó, khi Chính phủ có ưu đãi với các nhà sản xuất và nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ, họ sẽ có điều kiện để đầu tư vào công nghệ và quy trình quản lý, từ đó giảm bớt tác động bất lợi của quy mô sản lượng thấp.

Và mong muốn của các doanh nghiệp đã được hiện thực hóa bằng Thông báo số 377/TB-VPCP nêu kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó nêu rõ, cần có sự đột phá về các chính sách thuế, tín dụng để tháo gỡ các nút thắt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển.

Đây chính là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong đó, cần điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ôtô hay hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ. Việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có thể tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và sản phẩm ôtô Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tại Nghị quyết 115/NQ-CP ban hành ngày 6/8/2020 bàn về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công Thương cũng có đề xuất Chính phủ các phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngành ô tô tại Việt Nam trong dài hạn để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm thuế đối với phần gia tăng trong nước.

Được biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng bản đề án: Giải pháp đón đầu và tận dụng cơ hội từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau đại dịch Covid-19 đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ô tô, trình Chính phủ trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và tăng lên 70% vào năm 2030. Về số lượng, đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp và năm 2030 là 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, gần đây, một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của công nghiệp ôtô Việt Nam và đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Đây là cơ hội phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng một hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ôtô là cần thiết.


Video hay ho mới nhất

Xem Mercedes-Benz S-Class đời mới thử sức với bài thử đánh lái

Bugatti Chiron Super Sport giá 3,9 triệu USD ra mắt - 'Món đồ chơi' xa xỉ của giới nhà giàu

'Khủng long' Cadillac Escalade 2021 đầu tiên cập bến Việt Nam: Giá khoảng 8 tỷ đồng, động cơ mới siêu tiết kiệm, dành cho đại gia không thích Lexus LX 570

Ra mắt Ford Maverick - Ranger thu nhỏ giá quy đổi từ 459 triệu đồng

YouTuber tháo bỏ mọi bộ phận thừa của chiếc BMW để giúp xe "giảm cân", chạy nhanh hơn

Anh shipper đi giao đồ ăn bằng Lamborghini khiến dân tình "sốc" nặng, nghe mức giá của con siêu xe còn muốn té xỉu hơn!

Team hóng hớt lần đầu bắt gặp Sơn Tùng lái con Mẹc chục tỷ ra phố, buổi chiều của chủ tịch có khác người thường?

Những mẫu ôtô cỡ nhỏ hiện đại nhất thế giới

Hãng độ ra mắt Lamborghini Aventador SVJ 2.000 mã lực, fan nghe tiếng pô và xem đạp ga thôi đã đứng ngồi không yên

Helicron - Chiếc xe cổ quái ra đời cách đây gần 90 năm, sử dụng công nghệ máy bay để di chuyển

Sát ngày ra mắt, Toyota Land Cruiser thế hệ mới tung cả loạt video nhá hàng với những dòng chữ ưu tiên đại gia ở quốc gia này

Tay đấm Floyd Mayweather bỏ hơn 1 triệu USD mua gần 10 xe tặng người thân trong một tuần: Rolls-Royce, Maybach đủ cả

Chú chim rô bốt này có thể tự động bay, đậu, và vỗ cánh như chim thật

CopterPack - thiết bị biến con người thành trực thăng - thực hiện bay thử lần đầu tiên

Video: Thót tim khoảnh khắc siêu xe tải hạng nặng đè bẹp chiếc SUV có 3 người bên trong

Ferrari SF90 Spider "nhăm nhe" về Việt Nam đã được giới thiệu tại Malaysia, giá từ 11,6 tỷ đồng

"Chiếc xe ô tô ngang ngược" nhất phố, gây phiền hà cho biết bao người

BMW X3 M, X4 M facelift sẵn sàng ra mắt chiều lòng fan: Giá quy đổi dự kiến từ 1,6 tỷ đồng

Đây là chiếc Ford Ranger khiến người nhìn mất phương hướng, tương lai có thể lái được từ cả 2 đầu

Thợ Việt độ widebody độc nhất vô nhị cho BMW i8: Màu sơn cực chất, nhiều món "đồ chơi" đắt giá

TIN LIÊN QUAN

Trận bóng chuyền mạo hiểm cao độ, người xem cũng phải "toát mồ hôi lạnh": Nhìn chiếc xe đỗ cạnh sẽ rõ lý do

Mỗi pha phát bóng đều khiến cả người chơi lẫn người xem không ngừng thót tim. Đây thực sự là trận bóng có tính thử thách sự kiên nhẫn và chính xác cao độ.

Xem chi tiết: Trận bóng chuyền mạo hiểm cao độ, người xem cũng phải "toát mồ hôi lạnh": Nhìn chiếc xe đỗ cạnh sẽ rõ lý do

Giấy phép lái xe quốc tế có được sử dụng ở Việt Nam không?

Với giấy phép lái xe quốc tế được cấp theo đúng quy chuẩn quốc tế thì sẽ được phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết: Giấy phép lái xe quốc tế có được sử dụng ở Việt Nam không?

Ford Ranger Luxury Pre-Runner - Chiếc bán tải độ cực khủng, mạnh 681 mã lực có giá 8 tỷ đồng

Ford Ranger Luxury Pre-Runner là chiếc bán tải có thể biến "khủng long" F-150 Raptor thành "gà con".

Xem chi tiết: Ford Ranger Luxury Pre-Runner - Chiếc bán tải độ cực khủng, mạnh 681 mã lực có giá 8 tỷ đồng

Siêu Jeep độ 6 bánh không kém cạnh Mẹc G63 AMG 6x6 chào bán với giá ‘chỉ’ 200.000 USD

Chiếc Jeep độ 6 bánh có tên Apocalypse Hellfire không hề thua kém Mercedes-Benz G63 AMG 6x6 hay các dòng xe 6 bánh nổi danh của Hennessey.

Xem chi tiết: Siêu Jeep độ 6 bánh không kém cạnh Mẹc G63 AMG 6x6 chào bán với giá ‘chỉ’ 200.000 USD

Chùm ảnh hơn 20 siêu xe Offline chuẩn bị cho hành trình VietRally 2021

Sáng qua (25/3), hơn 20 siêu xe đình đám trong đó có 'thần gió' Pagani Huayra của đại gia Minh Nhựa đã có buổi gặp gỡ thân mật tại tại bến du thuyền Bình Khánh - Novaland để chuẩn bị cho hành trình VietRally diễn ra vào giữa tháng 4 tới.

Xem chi tiết: Chùm ảnh hơn 20 siêu xe Offline chuẩn bị cho hành trình VietRally 2021

Dodge Challenger "Dark Knight" - Chiếc xe cơ bắp mang vỏ bọc độc đáo, chuẩn cho "fan Người Dơi"

Các fan ruột của siêu anh hùng Người Dơi chắc sẽ rất thích thú với vỏ bọc đặc sắc này.

Xem chi tiết: Dodge Challenger "Dark Knight" - Chiếc xe cơ bắp mang vỏ bọc độc đáo, chuẩn cho "fan Người Dơi"

Mãn nhãn với Mansory Lamborghini Urus P820 2021 mang màu đồng trị giá 500.000 USD

Đối với những ai cảm thấy Lamborghini Urus tiêu chuẩn là chưa đủ với mình, họ có thể tìm đến Mansory và độ bộ kit cực bắt mắt như ở đây.

Xem chi tiết: Mãn nhãn với Mansory Lamborghini Urus P820 2021 mang màu đồng trị giá 500.000 USD

Những lần chủ xe hứng vố đau vì đỗ sai chỗ: Người ôm trọn cả núi rác, kẻ ngậm ngùi đi làm lại vỏ vì sơn đổ lênh láng

Hiện trạng của chiếc xe ô tô khi bị hắt phở lên kính trước khiến người xem không khỏi bất ngờ.

Xem chi tiết: Những lần chủ xe hứng vố đau vì đỗ sai chỗ: Người ôm trọn cả núi rác, kẻ ngậm ngùi đi làm lại vỏ vì sơn đổ lênh láng

Hà Nội: Tài xế xưng là quân nhân đỗ ô tô Camry giữa ngã tư để ngủ, bị nhắc nhở liền ghì cổ, tát CSGT

Xe thể thao mui trần Mercedes-AMG S63 Convertible thêm độc đáo và bắt mắt dưới bàn tay dân độ

Ngắm chiếc McLaren 720S độ thân vỏ in 3D sợi carbon lộ 100% đầu tiên trên thế giới

Đỗ ô tô dưới gốc cây, chủ xe choáng váng khi có người hắt nguyên bát phở lên kính trước

Thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2021 ảm đạm nhưng có nhiều tín hiệu tốt

Thị trường ô tô Việt Nam vươn lên thứ tư Đông Nam Á

Thị trường ô tô tăng trưởng trong tháng 1, hứa hẹn khởi sắc năm 2021?

Hưởng lợi từ NĐ70, lợi nhuận doanh nghiệp ô tô bứt phá trong nửa cuối năm 2020

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất