Có vô số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bốc cháy như rò rỉ nhiên liệu, lỗi hệ thống điện, chất lượng nhiên liệu…

Trong thời gian gần đây chắc hẳng nhiều người không khỏi giật mình khi nghe tin nhiều xe ô tô bốc cháy. Gần đây nhất là ở khu công nghiệp Bắc Ninh, người dân đi đường đã giúp một bác lái xe con dập lửa an toàn, khi đang lưu thông trên đường thì ô tô bỗng nhiên bị bốc cháy. Vậy điều gì khiến cho ô tô bốc cháy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, để từ đó tìm cách phòng tránh nhé!

Hệ thống ống thải quá tải





Hệ thống ống thải được thiết kế lắp đặt nằm suốt theo chiều dài của xe, hay nói một cách khác đây chính là bộ chuyển đổi khí thải. Khi nó hoạt động quá tải, vượt xa chỉ số cho phép, dẫn tới tình trạng bộ chuyển đổi khí thải quá nóng. Ví dụ chỉ số cho phép trung bình của bộ chuyển đổi khí thải của mỗi xe là 679 đến 872 độ C. Thế nhưng bạn sử dụng nhiều, khiến động cơ hoạt động nhiều hơn, khiến nhiệt độ của bộ khí thải tăng lên 1.093 độ C, điều này không khác gì một ngòi thuốc nổ, khiến xe bạn bốc cháy bất cứ lúc nào.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Hệ thống ống thải bị rò rỉ làm cho xe ô tô bị bốc cháy là điều tất yếu sẽ xảy ra

Động cơ xe quá nóng

Bạn phải lưu thông xe trên đường dài, nhưng không cho động cơ xe nghỉ, làm cho động cơ xe ô tô nóng vượt mức cho phép. Cộng với những va chạm nhẹ trong quá trình di chuyển như đi trên những cung đường xấu hay có những ổ voi, ổ gà gập ghềnh, khiến cho xe lắc lư, lúc này rất có thể xăng hoặc chất làm mát tràn ra khỏi khu vực an toàn. Rò rỉ qua khoang động cơ, tiếp tục tràn sang khu vực hệ thống xả, cũng như một số khu vực nóng khác, dẫn đến xe bốc cháy là điều dễ hiểu.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Động cơ xe quá nóng, khiến cho xe quá tải

Rỏ rỉ chất gây cháy

Khi có việc cần phải lái xe đường dài, bạn không nên đổ xăng quá đầy. Vì khi đổ đầy trong suốt chặng đường di chuyển, rất có thể những nhiên liệu như xăng, dầu, nhớt tràn ra những khoang khác. Nếu gặp tia đánh lửa, dù là ở nhiệt độ thấp nhất, cũng khiến cho chiếc xe của bạn bốc cháy.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Xăng, dầu bị rò rỉ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bốc cháy

Cháy xe do bị chập điện


Hệ thống điện được thiết kế lắp đặt khắp xe, nên khi bị chập điện thì khả năng một vụ cháy lớn rất có thể sẽ xảy ra.

Tự ý lắp đặt thêm thiết bị

Nhiều chủ xe tự ý lắp đặt thêm một số thiết bị điện khác trên xe ô tô của mình như: quạt, ti vi, tủ lạnh mini, đầu đĩa, dàn karaoke… Việc tự ý thêm thắt không giống với thiết kế của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị quá tải. Trong khi đó các chủ xe lại sử dụng dây điện không chuyên dụng, những mối nối không kín, nên rất dễ gay ra cháy nổ.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Tự lắp thêm những thiết bị cũng là nguyên nhân gây cháy nổ

Một trường hợp khác thường gặp đối với xe cũ, đã qua sử dụng. Đó chính là, theo thiết kế ban đầu, xe nào cũng có những tấm xốp, hay những tấm cách điện. Nhưng trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa, chủ xe đã thay thế chúng bằng những vật liệu khác, không đảm bảo an toàn.

Nhiệt độ tăng cao

Nhiệt độ tăng cao cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ. Nếu đậu xe lâu dưới trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ bên trong ô tô có thể tăng rất cao. Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu, với nhiệt độ ngoài trời từ 40 – 50 độ C, nhiệt độ bên trong cabin ô tô có thể lên đến 50 – 60 độ C, thậm chí 70 độ C. Do đó, nên hạn chế đậu xe lâu dưới trời nắng nóng. Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm các biện pháp bảo vệ, chống nóng cho ô tô như dán phim cách nhiệt hay trùm bạt chống nóng ô tô.

Chất lượng của nhiên liệu

Một nguyên nhân không thể bỏ qua nữa, đó chính là chất lượng của nhiên liệu. Vì một nguyên nhân nào đó vô tình hay cố ý, nhiên liệu bị nhiễm tạp chất. Một số đơn vị kinh doanh xăng dầu vì tăng lợi nhuận, có thể pha chế hay phối chế thêm nhiều thành phần vào xăng. Một “chiêu trò” khác của các đơn vị kinh doanh xăng dầu đó là thêm nhóm chất ancol như etanol, axeton… hoặc nhóm ete như dipe, etbe, mtbe…

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Nhiên liệu bị nhiễm tạp chất, theo thời gian gây bào mòn hệ thống thiết bị trên xe


Xăng bị nhiễm tạp chất, pha chế, phối chế… sẽ rất phát tán, bay hơi nhanh. Điều này khiến động cơ nhanh bị hỏng, các gioăng cao su bị nở… Nếu nhiên liệu bị rò rỉ tại những chỗ tiếp xúc ống dẫn nhiên liệu với những ống kim loại đã bị mòn lâu ngày, thì khi gặp nhiệt độ cao, có thể gây nguy cơ cháy nổ.

Vứt túi nilon một cách bừa bãi

Nguyên nhân khách quan khiến xe ô tô  bị bốc cháy rất hay gặp ở nước ta, điều này xuất phát từ những túi nilon được vứt một cách bừa bãi ra đường. Nếu xe vô tình chạy ngang, túi nilong bị cuốn vào gầm máy, khi gặp nhiệt độ cao rất dễ bị bốc cháy.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Túi nilon cuốn vào gầm máy dễ gây cháy

Ống dẫn nhiên liệu hoạt động không ổn định

Vì sao lại có tình trạng này? Do vòng đệm vòi phun bị trục trặc, không thể làm kín, nên xăng rất dễ bị rò rỉ ra ngoài. Ngoài ra, vòi phun và ống dẫn nhiên liệu cũng có thể nứt gãy do nhiệt độ động cơ sinh ra, xăng nhỏ giọt ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bốc cháy.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Ống nhiên liệu hoạt động không ổn định

Ống xả bị hở

Ống xả bị hở, cũng là nguyên nhân khiến xe ô tô bốc cháy. Do quá trình sử dụng lâu, ống xả có những dấu hiệu bị ăn mòn, gây ra những vết hở. Với tính chất vốn có của mình, ống xả là bộ phận có nhiệt độ cao, nên khi đường ống bị hở, khí thải nóng của xe lọt ra ngoài. Khi gặp điều kiện thuận lợi như chỉ cần một chiếc túi nilon không may vướng vào gầm xe thôi là sẽ bắt lửa và bốc cháy. Hoặc động cơ không đốt hết phần xăng có trong xilanh xe, làm cho phần xăng thừa này tiếp tục cháy bên ngoài ống xả. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của những vụ cháy nổ xe ô tô.

Dầu trợ lực vô lăng

Có thể bạn không nghĩ đến nhưng đây là một trong những nguyên nhân khiến ô tô bốc cháy. Bởi khi nó bắn lên cổ gom ống xả, lúc này nhiệt độ cao, tiếp xúc với dầu trợ lực rất dễ bắt lửa làm cháy nổ xe.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Dầu trợ lực vô lăng rò xúc với nhiệt độ cao làm ô tô bị bốc cháy rỉ, tiếp

Những tấm pin trên xe Hybrid

Những tấm pin trên những chiếc xe Hybrid và xe điện lại luôn là mối lo ngại đối với nhiều người. Những tấm pin ấy tưởng chừng rất an toàn nhưng ngược lại, ẩn chứa trong nó là nguyên nhân khiến ô tô bốc cháy. Bởi vì, khi chiếc xe chạy ở tốc độ cao những vật cứng như viên gạch hoặc đá va chạm hoặc đâm vào tấm pin này khiến cho xe bốc cháy.

Lỗi do nhà sản xuất

Tức là trong khâu thiết kế, nhà sản xuất gặp một vài lỗi nhỏ. Tuy những lỗi này không làm chiếc xe của bạn dễ bốc cháy, nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nhưng những nhà sản xuất ô tô đã kịp thời nắm bắt tình hình rất nhanh. Khi họ kiểm tra một trong những chiếc xe ấy có vấn đề là họ sẽ cho triệu hồi về, nhằm giảm tải thiệt hại cũng như giữ uy tín cho mình.

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Lỗi do nhà sản xuất có thể khiến ô tô bốc cháy

Lỗi từ chủ xe

Xe ô tô cũng giống như một vật cưng của mỗi chủ xe. Nếu ông chủ chăm sóc tốt, chịu khó rửa, chịu khó bảo dưỡng thì xe sẽ hoạt động tốt. Nhưng nếu xe không được bảo dưỡng định kỳ, có thể dẫn đến các trục trặc, gây cháy nổ. Tia lửa điện có thể xuất hiện nếu đường dây dẫn đã quá mòn, ống dẫn nhiên liệu bị hở, đậy nắp bình xăng không kín… Tất cả chúng đều là nguyên nhân có thể khiến ô tô bị bốc cháy.

Tai nạn

Ở nguyên nhân này, tùy thuộc vào mức độ va chạm mà ô tô của bạn có bị cháy hay không. Với những thiết kế riêng biệt của ô tô, những khu vực bảo vệ như cản trước cản sau, hầu hết đều được thiết kế lắp đặt khá chắc chắn, để bảo vệ các bộ phận bên trong nó như động cơ, ắc quy hay bình xăng…

Những nguyên nhân khiến xe ô tô dễ bốc cháy
Những cú va chạm mạnh khi xảy ra tai nạn cũng làm xe bốc cháy

Tuy nhiên, với những cú va chạm chính diện và lực va chạm mạnh thì rất có thể sẽ làm cho bình xăng bị rò rỉ, kết hợp với hơi nóng và gió tạo điều kiện cho chiếc xe ô tô của bạn rất dễ cháy. Để giảm được thiệt hại về người trong những trường hợp này, tốt nhất khi không may bị tai nạn bạn nên tránh xa chiếc xe càng xa càng tốt.

Trên đây là một trong những nguyên nhân khiến xe ô tô bốc cháy, với bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn tránh được sự cố đáng tiếc xảy ra.

Tấn Dương


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất