Động cơ xe ô tô bị nóng nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của xe.
Những chiếc ô tô là phương tiện dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người, là phương tiện giúp người sử dụng có thể di chuyển trong điều kiện tốt nhất dù thời tiết có phần khắc nghiệt. Nói đến một chiếc xe ô tô người ta sẽ hình dung ra một phương tiện có cấu tạo với nhiều bộ phận, nhiều phụ tùng, phụ kiện khác nhau kết hợp lại với nhau tạo nên một hệ thống tổng thể hoạt động chuẩn xác. Có rất nhiều bộ phận quan trọng như bánh xe, khung xe, động cơ… Trong đó động cơ được ví như trái tim của chiếc xe.
Sơ lược về động cơ xe ô tô
Động cơ là thiết bị chuyển hóa nhiên liệu dầu hoặc xăng về thành động năng. Có hai loại là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Người ta phân loại xe ô tô theo động cơ hoặc phân loại theo nguồn động lực như động cơ xăng, động cơ diesel, động cơ điện… Có rất nhiều hình thức phân loại, tuy nhiên ngày nay đa số các hãng xe, loại xe đều sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng dầu diesel hoặc xăng, vì động cơ đốt trong có hiệu suất cao hơn, có kích thước nhỏ gọn hơn. Các bộ phận chính của động cơ gồm có xy lanh, pít tông, bugi, xu páp, trục cam, trục khủy…
Động cơ xe ô tô cơ của bạn có hoạt động theo quy trình như sau. Đầu tiên một lượng nhỏ nhiên liệu năng lượng cao như xăng, dầu diesel sẽ được bơm vào một không gian nhỏ sau đó đốt cháy. Khi không khí giãn nở tạo nên sức ép sinh ra một năng lượng lớn làm quay pít tông. Thông thường động cơ đốt trong thực hiện trong một quy trình khép kín, các vụ nổ xảy ra hàng trăm lần mỗi phút bên trong xy lanh động cơ. Không khí và nhiên liệu xăng hay dầu diesel làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên pít tông, giúp tạo nên một lực di chuyển được pít tông.
Động cơ 4 thì đang là động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bao gồm 4 bước là hút – nén – đốt – xả. Trong thì nạp bước đầu tiên là không khí và nhiên liệu được nạp vào. Pít tông chuyển động ép nén không khí và nhiên liệu ở thì hai. Cuối thì hai hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt trong động cơ xăng bằng cách bugi đánh lửa, động cơ diesel thì khác một chút là nhiên liệu tự cháy. Thì ba hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt cháy, tạo áp lực cho pít tông chuyển động bằng tay biên đến trục khuỷu, chuyển động quay diễn ra liên tục. Trong thì thứ tư là quá trình xả thải ra môi trường, khí thải được chuyển ra ngoài thông qua ống bô xe ô tô. Tiếp tục thực hiện lại quy trình từ thì đầu tiên.
Những nguyên nhân thường khiến động cơ xe ô tô bị nóng
Động cơ quá nóng là bênh thường gặp với xe ô tô với rất nhiều nguyên nhân khiến một số động cơ bị nặng tới mức bốc khói.
Thông số kỹ thuật sai
Điều chỉnh sai thông số kỹ thuật cũng làm cho động cơ hoạt động tổn hao công suất dẫn đến động cơ điện làm nóng máy. Khi vận hành người sử dụng xe cũng không áp dụng đúng kỹ thuât. Ví dụ như xe chở quá tải lên dốc làm nóng nước trong hệ thống làm mát, dầu nhớt được sử dụng không hiệu quả, bị pha trộn nhiều thứ sẽ khiến động cơ không được làm mát. Tỉ lệ hòa khí thiếu chính xác, thiếu nhiên liệu hoặc thừa nhiên liệu. Với hệ thống phun xăng điện tử, sự cố nóng động cơ có thể do vòi phun xăng bị tắc nghẽn, bộ điều áp bị hỏng hay ống xăng bị hở. Những nguyên nhân này khiến xăng không được điều tiết hợp lí dẫn đến động cơ hoạt động không ổn định khiến nhiệt độ tăng gây nóng.
Két nước bị bẩn
Két nước làm mát động cơ không được làm sạch thường xuyên nên rất bẩn. Do vậy người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra tất cả các chi tiết trên xe, nhất là những chi tiết cần năng vệ sinh như két nước. Vì quá bẩn nên két nước làm mát động cơ không phát huy được tác dụng, từ đó động cơ cũng thoát nhiệt kém.
Dây curoa bị lỗi
Người dùng không kiểm tra tình trạng bộ dây curoa hệ thống truyền động của động cơ. Khi bộ dây curoa này mắc phải lỗi căng hoặc chùng dây quá mức cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng động cơ ô tô bị quá nóng.
Van hằng nhiệt gặp vấn đề
Chi tiết van hằng nhiệt gặp lỗi. Chức năng của van hằng nhiệt là điều tiết nước đi qua két nước làm mát, để từ đó giảm nhiệt độ nóng động cơ. Vì vậy khi bộ phận này mắc lỗi sẽ khiến nước trong két nước làm mát động cơ bị chậm. Làm ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt của động cơ, nếu xảy ra lâu dài sẽ khiến xe liên tục gặp phải tình trạng xe bị quá nhiệt, nóng động cơ.
Thiếu dầu động cơ
Thiếu dầu động cơ cũng là một trong những nguyên nhân mà xe ô tô gặp phải khi bị nóng động cơ. Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết trong động cơ, lọc các chất bụi bẩn, mạt kim loại, giảm thiểu lực ma sát tạo thành giữa các pít tông và xy lanh trong quá trình làm vệc, hạn chế bào mòn các chi tiết này trong môi trường nhiệt độ cao. Do đó khi dầu nhớt không được thay hay kiểm tra thường xuyên dẫn đến bị khô sẽ khiến động cơ xe làm việc nhanh nóng máy và bị quá nhiệt. Thông thường số km mà một chiếc xe ô tô sau khi di chuyển cần thay dầu nhớt là 10.000 km.
Quạt gió bị hỏng
Quạt gió là bộ phận giúp tản bớt nhiệt, hoạt động cùng với két nước tản nhiêt, chi tiết van hằng nhiệt làm mát động cơ… Khi quạt gió bị hỏng hiệu quả làm mát của động cơ cũng bị giảm sút. Cần kiểm tra quạt gió định kỳ để đảm bảo thiết bị vận hành tốt.
Ống dẫn nước bị hư
Ống dẫn nước làm mát bị hư hay bị vỡ dẫn đến thiếu nước làm mát cũng là lý do làm cho động cơ bị nóng. Khi đường ống gặp vấn đề dẫn đến tình trạng thiếu nước, quá trình làm mát của két nước hoàn toàn mất tác dụng.
Động cơ xe ô tô bị nóng có nguy hiểm không?
Nhận biết động cơ ô tô bị nóng là khi chiếc kim chỉ nhiệt độ trong xe ô tô của bạn vượt khỏi mức chính giữa nóng và lạnh. Người sử dụng xe cần dừng lại ngay lập tức để kịp thời xử lý, điều chỉnh ngay để tránh gây nguy hiểm. Động cơ quá nóng dẫn đến chạm điện sẽ gây sự cố cháy nổ nếu không xử lý kịp thời. Nếu không xử lý đúng thì đầu máy quá nóng sẽ làm hư hại động cơ và toàn bộ chiếc xe. Khi đó bạn sẽ tốn kha khá chi phí khi bảo hành hết tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe. Bởi động cơ là hệ thống ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến các bộ phận khác.
Lưu ý không mở nắp két nước làm mát khi xe còn đang nóng máy, do nước trong két làm mát lúc này có nhiệt độ rất cao có nguy cơ gây bỏng cho người sử dụng xe. Vì vậy nên dùng vải dày khi cần chạm vào các chi tiết trên động cơ, bởi nguy cơ những chi tiết này còn nóng gây nguy hiểm.
Cách xử lý khẩn cấp khi động cơ xe ô tô bị nóng
Cần phải xử lý một cách nhanh chóng, dứt khoát khi phát hiện động cơ bị nóng. Việc đầu tiên người sử dụng xe nên làm là phải dừng xe lại ngay lập tức, mở nắp ca pô, tắt máy lạnh, mở tất cả cửa ra và mở quạt cho không khí bên trong được thoát ra ngoài. Tuy nhiên phải luôn nhớ quy tắc không được mở bình nước khi máy xe còn nóng, để tránh tình trạng sức nóng ép sáp suất trong bình lên cao gây mất an toàn, khi này nước có thể bị phụt lên dây vào tay hay mặt.
Trong trường hợp không dừng được xe ngay thì bạn cần mở hết kính xe, tắt điều hòa, bật quạt tản nhiệt để hơi nóng thoát ra ngoài. Bật đèn báo nguy hiểm và cho xe giảm từ từ tốc độ đến khi tìm được vị trí dừng xe. Tiếp theo đó thực hiện các bước khi có thể dừng xe ngay lập tức. Trong trường hợp nghiêm trọng vượt mức xử lý của bạn hãy gọi ngay cho trung tâm cứu hộ để cứu kịp thời chiếc xe ô tô của bạn.
Tốt hơn hết là người sử dụng cần mang xe ô tô của mình đến các gara thường xuyên để được xử lý đạt hiệu quả nhất khi gặp phải sự cố hay kiểm tra định kì, tìm ra các nguyên nhân có thể dẫn đến nóng máy như 9 nguyên nhân kể trên.
Biện pháp lâu dài để ngăn không cho động cơ bị nóng như thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chi tiết trong quá trình vận hành. Kiểm tra két nước làm mát hằng tháng để kịp thời phát hiện lỗi, vệ sinh két nước sạch sẽ, nhất là những xe có thời gian sử dụng đã lâu, những két nước này còn có thể chứa nhiều bụi bẩn, cặn bã làm giảm hiệu quả làm mát động cơ. Kiểm tra các đường ống dẫn để có hướng xử lý ngay khi phát hiện đứt gãy, hay những lỗ nhỏ gây rò rĩ từ ống dẫn. Tối thiểu hai năm người sử dụng cần xả toàn bộ nước làm mát cũ và nạp đầy nước làm mát mới.
Thay dầu, thay bộ lọc dầu động cơ khi đi được 10.000km để đảm bảo cho xe vận hành tốt, hạn chế tối đa tình trạng nóng máy, ngăn ngừa hiện tượng bị bào mòn ở các chi tiết máy trong động cơ. Vận hành xe đúng kĩ thuật, sử dụng các bộ phận trên xe ô tô cũng cần chú ý để tránh làm gia tăng sức ép lên động cơ gây nóng máy. Tốt hơn hết là nên phòng ngừa ngay từ ban đầu để tránh tình trạng luống cuống xử lý khi máy xe bị nóng. Phòng ngừa ngay từ đầu còn giúp tiết kiệm chi phí, tăng tuổi thọ của động cơ và tính an toàn khi sử dụng xe ô tô.
Thanh Bình