Ắc quy là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên ô tô ngày nay. Vai trò quan trọng nhất của ắc quy là cung cấp năng lượng cho hệ thống khởi động (củ đề), giúp khởi động động cơ. Ngoài ra, nó còn có vai trò cung cấp điện năng hỗ trợ trong trường hợp phụ tải (radio, điều hòa, đèn xe,…) sử dụng dòng vượt quá dòng định mức của máy phát. Khác với xe máy, ô tô hiện đại không sử dụng cần đạp để khởi động động cơ phòng khi hết ắc quy, do vậy vai trò của một bộ ắc quy tốt càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, DanhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những lưu ý cần thiết khi lựa chọn ắc quy cho chiếc xe của mình.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Đôi nét về hoạt động của ắc quy





Khi đã bật chìa khóa xe nhưng chưa đề nổ, lúc này máy phát chưa hoạt động, tất cả các trang bị và phụ tải điện trên xe đều được cấp điện bởi ắc quy. Sau khi vặn chìa khóa (hoặc bấm nút đề nổ) để khởi động xe, ắc quy sẽ cung cấp điện cho máy khởi động (củ đề) làm quay bánh đà của động cơ, từ đó làm quay trục khuỷu đến số vòng tua tối thiểu để có thể tự hoạt động được: 40 – 60 vòng/phút đối với động cơ xăng và 80 – 100 vòng/phút đối với động cơ diesel.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Sau khi giúp khởi động động cơ để đạt được vòng tua máy đủ lớn, ắc quy xem như hết nhiệm vụ. Lúc này, các trang thiết bị điện trên ô tô sẽ sử dụng điện năng sinh ra từ máy phát (dẫn động bởi trục khuỷu động cơ). Đồng thời, ắc quy sẽ được máy phát sạc điện để tích trữ năng lượng cho những lần khởi động tiếp theo. Bên cạnh đó, khi các phụ tải điện sử dụng vượt dòng định mức máy phát, ắc quy cũng đóng vai trò hỗ trợ ngược lại cho máy phát. Cuối cùng, sau khi xe đã tắt máy, ắc quy vẫn cung cấp một dòng điện nhỏ để duy trì các hệ thống bảo mật, chống trộm hay nhận diện chìa khóa từ xa trên xe.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho ô tô

1. Loại ắc quy

Đa số ắc quy ô tô là ắc quy chì-axit, sử dụng các bản cực âm (bằng chì Pb) và bản cực dương (chì oxit PbO2) ngâm trong dung dịch axit sulfuric H2SO4). Ắc quy chì-axit được chia thành hai loại chính là ắc quy hở (ắc quy nước) và ắc quy kín (ắc quy khô). Ắc quy nước cho dòng mạnh hơn, phù hợp với những xe có củ đề lớn như xe tải, nhưng tốn nhiều thời gian bảo dưỡng, châm thêm nước cất. Ngược lại, ắc quy khô đắt hơn, cho dòng điện yếu hơn ắc quy khô nhưng không cần bảo dưỡng và chỉ dùng một lần đến khi hết điện. Do vậy, ắc quy khô được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn, từ xe máy đến những chiếc ô tô con.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

2. Kích thước ắc quy


Ắc quy được sản xuất với rất nhiều nhóm kích cỡ cũng như vị trí đặt điện cực khác nhau. Việc chọn đúng kích thước ắc quy là rất quan trọng để đảm bảo việc lắp đặt cũng như vận hành được dễ dàng và ổn định nhất. Để biết chắc chắn nhóm kích cỡ của ắc quy, bạn có thể kiểm tra sách hướng dẫn sử dụng theo xe. Rất nhiều cửa hàng và đại lý sẽ miễn phí công thay thế và lắp đặt sau khi bạn mua ắc quy mới tại đó.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Dưới đây là một số size ắc quy tham khảo:

Size 65 (điện cực trên đỉnh): dùng cho xe có kích thước lớn, xe tải hoặc những mẫu SUV của Ford hay Mercury.

Size 75 (điện cực ở mặt bên): vừa với một số xe cỡ nhỏ và cỡ vừa của General Motors (công ty mẹ của Chevrolet, Cadillac, Opel,…) và một vài xe của Chrysler.

Size 24/24F (điện cực trên đỉnh): vừa với nhiều mẫu xe của Acura, Honda, Infinity, Lexus, Nissan và Toyota.


Size 34/78 (hai bản điện cực): vừa với những mẫu Chrysler cỡ lớn; những chiếc bán tải, SUV và sedan cỡ trung, cỡ lớn của GM đời 1996-2000.

Size 35 (điện cực trên đỉnh): vừa với rất nhiều xe Nhật như: những model Honda mới; hầu hết các xe của Subaru, Nissan và Toyota.

Size 51R (điện cực trên đỉnh): cũng vừa với nhiều những mẫu xe Nhật từ Honda đến Mazda và Nissan.

Size 47 (H5) (điện cực trên đỉnh): vừa với nhiều mãu xe của Buick, Chevy, Fiat và Volkswagen.

Size 48 (H6) (điện cực trên đỉnh): vừa với nhiều mẫu xe từ Châu Âu như Audi, BMW, Mercedes, Mini, Volkswagen, Volvo cũng như những mẫu xe Mỹ như Buick, Cadillac, Chevrolet, GMC, Jeep.

Size 49 (H8) (điện cực trên đỉnh): vừa với nhiều mẫu xe từ Âu sang Á như Audi, BMW, Mercedes và Hyundai.

3. Điện áp và điện lượng của ắc quy

Đây là hai thông số quan trọng ảnh hưởng đến quá trình vận hành ổn định của ắc quy.

Điện áp là hiệu điện thế chênh lệch giữa hai đầu cực của ắc quy. Điện áp ắc quy có thể là 12V hoặc 24V. Để biết chính xác điện áp của ắc quy, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng của xe hoặc dựa theo ắc quy cũ. Nếu hệ thống điện của xe chỉ cần ắc quy điện áp 12V mà ta dùng ắc quy của các loại xe tải nặng có điện áp 24V thì có thể gây hư hỏng cả hệ thống.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Nguyên nhân là do giữa máy phát và ắc quy, chỉ cần điện thế của máy phát cao hơn điện thế của ắc quy là ắc quy sẽ được nạp điện. Ngược lại, ắc quy sẽ phóng điện ra hệ thống điện trên xe. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hỏng ắc quy, hỏng máy phát và hỏng luôn các thiết bị điện trên xe. Vì vậy, phải chọn đúng ắc quy có mức điện áp phù hợp với xe.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Thông số quan trọng tiếp theo của ắc quy là điện lượng. Điện lượng ắc quy được tính bằng đơn vị Ampere giờ (Ah), được định nghĩa là dòng ắc quy có thể cung cấp liên tục trong vòng 20 giờ cho đến khi hiệu điện thế ắc quy hạ xuống dưới mức có thể sử dụng được (10,5V đối với ắc quy 12V). Ví dụ một ắc quy có thể phóng liên tục 4A trong vòng 20h thì điện lượng sẽ là 80Ah. Ắc quy sử dụng cho xe của Toyota thường nằm trong phạm vi từ 40Ah đến 80Ah.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Thông số này càng cao thì ắc quy càng phóng được nhiều điện và máy phát cũng cần nhiều thời gian hơn để nạp cho ắc quy. Nếu thông số này lớn hơn trị số dòng nạp của máy phát thì ắc quy sẽ không đầy bình khi sạc, lâu dần khiến ắc quy bị chai và hỏng. Ngược lại, nếu dung lượng quá nhỏ có thể gây hiện tượng quá nạp, có thể dẫn đến cháy nổ ắc quy.

4. Thông số dòng khởi động

Chức năng chính của ắc quy là nguồn điện năng để khởi động động cơ trong quá trình khởi động. Vì vậy, yêu cầu của bộ phận này là khả năng phóng điện khỏe trong thời gian ngắn. Và dòng khởi động là thông số quan trọng trong quá trình này, được đo trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Thông số dòng khởi động nóng HCA (Hot Cranking Amps) cũng được xác định theo cách tương tự như điện lượng nhưng ở nhiệt độ 80 độ F (26,7 độ C). Ắc quy của các xe do Toyota sản suất, CCA nằm trong khoảng 350A đến 560A.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Thông số dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps) được diễn giải là cường độ dòng điện mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây ở 0 độ F (-17,7 độ C) cho đến khi hiệu điện thế xuống dưới mức có thể sử dụng. CCA có ý nghĩa quan trọng đối với những xe ở vùng khí hậu lạnh, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, dầu động cơ và dầu hộp số trở nên đặc và khởi động xe vào buổi sáng sẽ rất khó khăn. Khi đó, ắc quy phải có CCA cao. Ngoài CCA, còn một thông số khác đo dòng khởi động là CA (Cranking Amps) chỉ cường độ dòng điện mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây tại nhiệt độ 32 độ F (0 độ C) trước khi điện áp xuống mức 7,2V.

5. Dung lượng dự trữ của ắc quy

Dung lượng dữ trữ RC (Reserve Capacity) là dung lượng của ắc quy dự trữ để sử dụng cho các phụ tải điện khi hệ thống cung cấp điện có sự cố. RC được đo bằng phút khi ắc quy phóng dòng 25 A ở 25 độ C trước khi điện áp xuống dưới mức quy định. Dung lượng ắc quy dùng cho các xe Toyota nằm trong khoảng 55 đến 115 phút.

6. Lựa chọn thương hiệu ắc quy

Thị trường ắc quy đang chứng kiến sự cạnh tranh từ rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ. Điều đó khiến không ít người tiêu dùng bối rối, không biết nên sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất nào. Hiện trên thị trường có rất nhiều hãng ắc quy như: ắc quy Varta, ắc quy Bosch, ắc quy GS, ắc quy Acdelco, ắc quy Pinaco… . Các hãng xe Châu Âu như Mercedes, BMW, Audi, Bentley, Porsche…lựa chọn hợp tác hãng với ắc quy Varta.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Hầu hết các sản phẩm ắc quy từ những thương hiệu nổi tiếng có tuổi thọ lâu hơn nên sẽ được biết đến nhiều hơn những sản phẩm ít tên tuổi. Tuy nhiên, chúng cũng có giá thành cao hơn. Theo hiệp hội giám định kỹ thuật của Đức (GTÜ), thông thường ắc quy ô tô có tuổi thọ từ 4-6 năm.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Những dấu hiệu nhận biết hư hỏng của ắc quy

Sai lầm phổ biến và thường phải trả giá đắt của người dùng là cho rằng ắc quy không cần phải bảo dưỡng hay theo dõi. Chỉ đến khi phát hiện ra xe khó đề khi chuẩn bị rời khỏi nhà, hoặc thậm chí là ở giữa một nơi hoang vu hẻo lánh, họ mới nhận ra ắc quy đã có vấn đề. Trong khi đó, chỉ cần để ý một chút, những vấn đề của thiết bị này có thể lộ ra. Vào mỗi sáng khi bắt đầu khởi động xe, nếu thấy dấu hiệu không đủ điện, chủ xe có thể đến các garage để kiểm tra lỗi hệ thống sạc. Hiện tại, nhiều garage ô tô có hệ thống chẩn đoán bằng tay rất tiện dụng.

Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe

Sau khi kiểm tra hệ thống sạc, bạn có thể nhờ kỹ thuật viên xem kỹ ắc quy để phát hiện các hư hỏng có thể xảy ra. Thông thường, ắc quy bị những lỗi như nóng và thoát khí nhiều, các cực bị mòn, dung lượng thấp. Do đặc thù về kết cấu và chức năng của ắc quy nên trong trường hợp bộ phận này bị hỏng, không nạp điện được, nó cần phải được thay thế ngay và không sửa chữa. Ngoài kiểm tra lỗi ắc quy và hệ thống sạc, bạn cũng nên xem lại các mạch điện. Nếu mạch bị chập, ắc quy có thể hết điện chỉ trong vòng một đêm.

Tổng kết

Với vai trò tối quan trọng của mình trên một chiếc ô tô hiện đại, ắc quy là một trong những bộ phận cần nhận được sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng từ chủ xe trong quá trình vận hành cũng như khi thay thế. Qua bài viết này, DanhgiaXe hy vọng đã giúp độc giả có đủ kiến thức và thông tin cần thiết để lựa chọn cho chiếc xe của mình sản phẩm ắc quy thích hợp và tối ưu nhất.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất