Ô tô chạy thuần điện có hộp số không?
Đối với những người bắt đầu học lái xe số sàn chắc chắn đã khá quen thuộc với khái niệm chuyển số. Cho dù là tăng tốc nhanh hay chạy trớn thì động cơ đốt trong chỉ tạo ra công suất hiệu quả ở một dải vòng tua máy nhất định.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải phân phối công suất thông qua cần số ở đúng rải vòng tua máy phù hợp. Nói chung, mô-men xoắn đầu ra sẽ cao nhất khi ở các số thấp để giúp lấy đà. Sau đó, mô-men xoắn sẽ giảm dần. Vì những lý do này, tỷ số truyền được các nhà sản xuất tính toán cẩn thận và thiết lập phù hợp với công suất để tối đa hóa hiệu quả ở mỗi bánh răng.
Điều này hoàn toàn ngược lại trên ô tô chạy thuần điện. Nó không cần hộp số đa cấp vì trong ô tô điện có động cơ chạy bằng điện. Trong khi động cơ đốt trong yêu cầu nhiều cấp số với tỷ số truyền khác nhau để tạo ra công suất, động cơ điện tạo ra mô-men xoắn nhất quán ở bất kỳ dải vòng tua nào trong một phạm vi cụ thể.
Động cơ điện được cung cấp sức mạnh ngay lập tức, có nghĩa là, quá trình tạo mô-men xoắn thông qua vòng tua máy như ở động cơ đốt trong là không cần thiết. Các nhà sản xuất ô tô tính toán tỷ số truyền một cách cẩn thận để tối đa hiệu quả của động cơ điện mà không cần phải chuyển số.
Ngoài ra, hầu hết các loại động cơ điện có thể hoạt động vượt quá 10.000 vòng/phút một cách dễ dàng vì có thể tạo ra mô-men xoắn nhất quán trên một phạm vi vòng tua máy lớn, vượt trội hơn so với động cơ đốt trong khi vòng tua máy chỉ giới hạn ở 6.000-7000 vòng/phút.
Có thể bạn quan tâm: Thông số kỹ thuật 3 mẫu xe điện mới nhất của VinFast: Một lần sạc đi được từ 300 km đến 550 km
Các thành phần chính của xe điện
Những thành phần quan trọng của xe điện:
– Động cơ điện: Sử dụng nguồn điện từ pin.
– Ắc quy: Lưu trữ lượng điện cần thiết.
– Hệ thống truyền lực: Một hộp số đơn cấp giúp chuyển năng lượng từ động cơ thành động năng.
– Cổng sạc: Cho phép cắm điện từ bên ngoài.
– Bộ sạc tích hợp : chuyển đổi dòng điện xoay chiều đến từ cổng sạc thành dòng điện một chiều để sạc pin. Nó cũng kiểm tra tình trạng pin và trạng thái sạc.
– Hệ thống làm mát : giữ cho các bộ phận bên trong xe ở trong phạm vi nhiệt độ hoạt động thích hợp.
– Bộ điều khiển điện tử công suất : điều khiển tốc độ của động cơ và mô-men xoắn để quản lý dòng năng lượng điện của pin.
Pin ô tô điện có tuổi thọ bao lâu?
Dự đoán, một bộ pin cho ô tô điện có tuổi thọ trung bình kéo dài từ 10 – 20 năm trước khi cần thay thế. Như hãng Kia, họ cung cấp bảo hành dung lượng pin từ 3 đến 10 năm / tương đương 150.000 km. Trong khi đó, hãng xe Việt Nam là VinFast đang áp dụng chính sách bảo hành 10 năm cho pin của chiếc E34 và đổi pin mới khi pin xuống dưới 70%.
Pin Lithium-ion polymer trong xe điện sẽ mất đi một phần dung lượng trong quá trình sử dụng, nhưng tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng xe, có một số mẹo để kéo dài tuổi thọ:
1. Tránh để xe ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài. Nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng pin nghiêm trọng hoặc làm giảm phạm vi lái xe.
2. Sạc pin trong khoảng từ 20-80% pin, đây là phạm vi hiệu quả nhất để sạc. Pin sử dụng trong ô tô điện có thể tồn tại lâu hơn khi sạc đầy bình vì nhiệt sinh ra trong quá trình sạc có thể gây hại pin.
3. Giảm số lần sử dụng sạc nhanh. Nên hạn chế sử dụng sạc nhanh vì nó gây ra nhiều phản ứng hóa học không cần thiết và tạo ra thừa lượng nhiệt, điều này lâu dần sẽ làm pin giữ điện kém.
Xem thêm:
Chi phí bảo trì xe điện
Chi phí ban đầu của chiếc xe ô tô điện cao hơn so với ô tô chạy bằng xăng, dầu. Nhưng chi phí vận hành của xe ô tô điện lại rẻ hơn rất nhiều. Với những chiếc xe thông thường, việc bảo dưỡng động cơ sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ bao gồm các công việc như thay nhớt động cơ, nước làm mát, dầu hộp số và dây curoa.
Đối với xe điện thì người dùng không mất tiền vào những khoản này vì xe điện không dùng động cơ đốt trong. Chi phí bảo trì đáng kể nhất là thay thế pin. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất có chính sách bảo hành pin.
(Nguồn ảnh: Internet)