Bạn cần phải kiểm tra toàn bộ xe trước khi bắt đầu một cuộc mua bán, nhưng công việc không dừng lại ở đó. Sau khi mua xe cũ, bạn vẫn phải hoàn thành một số thủ tục cần thiết để sỡ hữu xe hoàn toàn và kéo dài tuổi thọ cũng như vận hành xe một cách ổn định. Dưới đây những điều bạn cần làm sau khi mua một chiếc xe ô tô cũ.
1. Chuyển nhượng quyền sở hữu và đăng ký
Nếu không có đăng ký và chuyển nhượng quyền sở hữu, bạn không thể lái xe hợp pháp. Tuy nhiên, việc mua hàng từ đại lý sẽ giúp bạn tránh khỏi những phức tạp này. Lợi ích khi mua xe từ đại lý là làm thủ tục đăng ký, sở hữu nhanh gọn và dễ dàng.
Người mua cần kiểm tra các giấy tờ đầy đủ trước khi mua xe.
Khi mua xe cũ từ cá nhân, bạn cần người bán cung cấp các giấy tờ sau: đăng ký xe, đăng kiểm xe, bảo hiểm xe, giấy xác nhận nhân thân: chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xe có công chứng.
2. Phát hiện các vấn đề nhỏ trên xe và tìm cách khắc phục
Một số chi tiết trên cũ có thể đã bị hỏng hoặc bị trầy xước, bám bụi. Do vậy, sau khi mua xe cũ tài xế cũng nên kiểm tra các hệ thống trên xe như đèn, bugi, các chi tiết trang trí, nếu phát hiện hỏng hóc hoặc quá cũ thì tài xế cũng nên thay mới. Nếu không tự tin thì bạn cũng thuê thợ máy hoặc đem ra tiệm để kiểm tra tổng thể.
3. Thay dầu máy, dầu phanh, dầu hộp số
Khi mua xe cũ về, bạn cũng phải kiểm tra xem xe có đủ lượng dầu và màu sắc. Nhưng nếu lượng dầu hao hụt hoặc chuyển sang màu đen thì bạn cũng nên thay thế. Việc thay dầu động cơ rất quan trọng, góp phần bảo vệ và giữ cho động cơ làm việc ổn định, bền bỉ. Nên thay dầu động cơ định kỳ sau mỗi 5.000 – 7.000 km.
Nên thay dầu sau khi mua xe cũ.
Dầu phanh hay còn gọi là dầu thắng nên được thay thế sau khi mua xe cũ, đặc biệt khi xe để lâu ngày không sử dụng sẽ rất dễ nhiễm hơi ẩm. Điều này sẽ giảm khả năng chịu nhiệt và ăn mòn của dầu phanh gây ảnh hưởng đến hiệu suất phanh và sự an toàn cho bản thân.
Vì vậy hãy thay dầu phanh ngay sau khi mua xe cũ. Các chuyên gia khuyên nên thay dầu phanh định kỳ 3 năm/lần để đảm bảo tình trạng ổn định, giảm tình trạng lẫn hơi ẩm.
Ngoài dầu máy, dầu phanh thì tài xế cũng phải kiểm tra dầu hộp số, dù dầu hộp số có tuổi thọ lâu hơn. Đối với xe cũ, bạn nên dùng que thăm dầu để kiểm tra, nếu dầu có nhiều bọt chứng tỏ dầu đã đầy tràn. Nếu ngửi thấy mùi khét chứng tỏ nhiệt độ quá cao và có thể gây hỏng hộp số. Do vậy, dầu hộp số cũng phải được kiểm tra định kỳ để xe vận hành mượt mà.
4. Nước làm mát
Nước làm mát đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải nhiệt của động cơ. Nếu xe thiếu nước làm mát có thể khiến động cơ nóng lên bất thường hoặc nguy cơ xe bị bổ máy. Cho nên ngay sau khi mua xe cũ, bạn nên kiểm tra tình trạng nước làm mát, súc rửa két nước và thay thế những đường ống dẫn có dấu hiệu hư hỏng.
Hãy nhớ thay nước làm mát định kỳ 3 lần/năm để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ.
Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc bảo dưỡng bộ phận 'đắt tiền' nhất trên xe số tự động AT
5. Kiểm tra lốp, bình ắc quy
Lốp xe cũ nếu để lâu không sử dụng sẽ rất dễ làm mất độ đàn hồi. Ngoài ra, lốp có thể gặp phải tình trạng chai, nứt, mòn. Vì vậy, nếu gặp phải những vấn đề trên thì bạn cũng nên thay lốp mới.
Kiểm tra ta-lông của lốp, nếu mòn dưới 1,6 mm thì chúng ta cần phải thay lốp mới. Độ sâu ta-lông là yếu tố quyết định độ ma sát và bám đường. Một khi lốp mòn tới mức các đường rãnh không còn đủ độ sâu cần thiết, bạn sẽ gặp rắc rối khi lái xe trong những điều kiện mặt đường trơn, ướt.
Kiểm tra chất lượng của cả bốn quả lốp.
Ngoài ra thì bạn cũng nên kiểm tra bình ắc-quy, tuổi thọ của bình ắc quy thường từ 3-4 năm. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, nếu bình ắc quy đã quá 3 năm hoặc có dấu hiệu bị yếu thì bạn cũng nên thay sớm.
Xem thêm: Một số lời khuyên hữu ích khi chăm sóc bảo dưỡng xe máy dầu
6. Vệ sinh và thay đồ mới
Những người chủ cũ thường không quan tâm về việc vệ sinh xe cũ. Nội thất bên trong thường có mùi, hay mồ hôi, tóc, cặn bẩn… Do vậy, sau khi mua xe cũ, chủ xe mới nên vệ sinh toàn bộ cả trong lẫn ngoài.
Loại bỏ các vật dụng cũ như thảm trải sàn, bọc ghế… Tiếp theo, nếu khoang nội thất có mùi thì bạn cũng nên cọ rửa sạch sẽ bằng đồ chuyên dụng và thay thế bộ lọc không khí mới cho điều hòa.
Nâng cấp khoang nội thất bằng các đồ dùng mới như thảm trải sàn mới, bộ sạc điện thoại, giá để cốc hoặc những thứ khác mà bạn thấy tiện dụng có thể là lựa chọn tốt.
(Nguồn ảnh: Internet)