Sử dụng ô tô hay bất cứ dịch vụ nào cũng thường đi kèm với những chi phí khác nhau. Với ô tô, chi phí sử dụng hay còn gọi chi phí nuôi ô tô cơ bản khá phức tạp. Cụ thể có 2 loại chi phí: chi phí cố định & chi phí sử dụng

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Chi phí nuôi ô tô cố định





Đây là loại chi phí bắt buộc chúng ta phải chi trả, dù xe ô tô có lăn bánh hay không sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký và đăng kiểm lần đầu.

Phí đăng kiểm (từ 340.000 VNĐ/lần)

Với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu kéo dài đến 30 tháng, chu kỳ định kỳ 18, 12 và 6 tháng áp dụng lần lượt cho xe ô tô đã sản xuất đến 7 năm, từ 7 – 12 năm và trên 12 năm.

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Phí đăng kiểm áp dụng cho loại phương tiện đến 10 chỗ ngồi không kinh doanh chỉ 240.000 đồng và phí cấp giấy chứng nhận kiểm định là 50.000 đồng. Như vậy tổng phí đăng kiểm cho xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi chỉ 340.000 đồng.

Phí bảo trì đường bộ (từ 130.000 VNĐ/tháng)


Khác với lệ phí đăng kiểm phải đóng mỗi lần đăng kiểm định kỳ, lệ phí bảo trì đường bộ được thu theo hàng năm hoặc theo thời hạn của chu kỳ đăng kiểm 30/18/12/6 tháng tùy nhu cầu và điều kiện của chủ xe ô tô

Đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, mức thu lệ phí bảo trì đường bộ là 130.000 đồng/tháng. Tương ứng các mức đóng:

• 780.000 đồng/6 tháng
• 1.560.000 đồng/12 tháng
• 2.280.000 đồng/18 tháng
• 3.660.000 đồng/30 tháng

Phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe ô tô (từ 437.000 đến 1.825.000 VNĐ/năm)

Đây là một loại bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe ô tô, được Luật giao thông đường bộ quy định. Mức lệ phí bảo hiểm bắt buộc TNDS được quy định tùy theo loại xe và chủ xe phải đóng hàng năm.

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Đối với xe không kinh doanh vận tải:


• Dưới 6 chỗ ngồi: 437.000 đồng
• Từ 6 – 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng
• Từ 12 – 24 chỗ ngồi: 1.270.000 đồng
• Trên 24 chỗ ngồi: 1.825.000 đồng
• Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan): 933.000 đồng

Đối với xe kinh doanh vận tải:

• Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký: 756.000 đồng
• 6 chỗ ngồi theo đăng ký: 929.000 đồng
• 7 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.080.000 đồng
• 8 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.253.000 đồng
• 9 chỗ ngồi theo đăng ký: 1.404.000 đồng

Phí bảo hiểm vật chất (từ 6 -25 triệu VNĐ/năm)

Đây là loại chi phí không bắt buộc và tùy nhu cầu mà chủ xe ô tô mà có thể mua hoặc không mua loại bảo hiểm này, vì mức phí bảo hiểm vật chất tương đối cao so với ba loại phí nuôi xe cố định trên.

Mức phí bảo hiểm vật chất sẽ được tính bằng giá trí còn lại của xe ô tô nhân với một tỉ lệ phần trăm phí bảo hiểm. Mức phí này cũng sẽ tùy thuộc vào mỗi công ty bảo hiểm và lịch sử bồi thường trước đó.

Trung bình mức phí bảo hiểm vật chất sẽ từ 6 – 25 triệu đồng/năm tùy theo giá trị xe.

Phí gửi/giữ xe hàng tháng (từ 1,2 – 2 triệu VNĐ)

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Nếu gia đình ở khu đô thị hiện đại, đường xá và cơ sở vật chất tốt, có chỗ để xe riêng, chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí này. Tuy nhiên, nếu không có những điều kiện trên, chúng ta sẽ phải tốn trung bình từ 1,2 – 2 triệu đồng/tháng tùy theo cơ sở vật chất của bãi giữ xe.

Chi phí sử dụng

Đây là loại phí sẽ tăng giảm tỉ lệ thuận với sử dụng xe ô tô nhiều hay ít. Nếu chúng ta chỉ đi xe những ngày cuối tuần, đi chơi xa hay các dịp đặc biệt, chi phí nuôi ô tô sẽ không quá tốn kém.

Phí xăng dầu

Với một mẫu xe hạng B, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình từ 6 – 8 lít xăng/100km. Một tháng đi khoảng 2.000 km, chi phí tiền xăng hàng tháng sẽ khoảng 2,4 – 3,2 triệu đồng. Trung bình chúng ta sẽ tiêu tốn từ 1.200 – 1.600 đồng/km sử dụng.

Do đó, nếu chúng ta đi càng nhiều, chi phí nuôi ô tô sẽ càng cao và ngược lại.

Phí cầu đường BOT

Với hiện trạng nhà nhà BOT, đường đường BOT, mức phí cầu đường BOT hiện nay cũng dần chiếm một tỷ trọng lớn trong những chi phí nuôi ô tô cơ bản, đặc biệt lệ phí sử dụng đường cao tốc tại Việt Nam

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Một số mức phí cho xe dưới 12 chỗ ngồi trên các cao tốc phổ biến hiện này:

• Cao tốc Long Thành – Dầu Giây: 100.000 đồng
• Cao tốc Nội Bài – Lào Cai: 300.000 đồng
• Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: 210.000 đồng

Đối với những ai chỉ sử dụng xe hàng ngày ở thành phố và ít khi đi xa, chi phí cầu đường này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí nuôi ô tô.

Phí bến bãi theo lượt

Tại TPHCM, trung bình một lượt giữ xe ở các hàng quán từ 20.000 đồng/lượt. Phí đậu xe dưới lòng đường tại TPHCM là 25.000 – 40.000 đồng/giờ và tăng lũy tiến theo giờ. Ngoài ra, mức phí đậu xe trong các trung tâm thương mại cũng tương đối cao có thể lên đến vài trăm ngàn đồng nếu đậu xe từ sáng đến chiều.

Đây là một trong chi phí nuôi ô tô mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng xe trong phố, khu vực trung tâm TPHCM hoặc Hà Nội.

Phí chăm sóc bảo dưỡng

Việc bảo dưỡng định kỳ cũng sẽ tiêu tốn của chủ xe ô tô từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy theo cấp độ bảo dưỡng. Đây là điều kiện lý tưởng khi xe không phát sinh các hư hại nào khác ngoài điều kiện hoặc hết thời hạn bảo hành.

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Với các dòng xe cũ, chủ xe ô tô có thể phải tốn thêm các chi phí sửa chữa phát sinh khác có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy điều kiện và thiệt hại.

Lấy ví dụ chi phí nuôi xe hạng B trong tầm giá 500 triệu đồng như Toyota Vios hoặc Honda City:

Những chi phí nuôi ô tô cơ bản

Nhìn chung để sử dụng một chiếc xe ô tô phổ thông tại Việt Nam, trung bình một năm chúng ta sẽ mất 20 – 40 triệu đồng cho các chi phí nuôi ô tô, không bao gồm các chi phí sử dụng có biên độ lớn như chi phí xăng dầu, chi phí cầu đường BOT, chi phí bến bãi theo lượt.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất