Có những “cái quên” tưởng chừng như không sao, nhưng lại gây hại cho xe ô tô, ảnh hưởng đến sự vận hành cũng như tuổi thọ của các bộ phận.

Bạn muốn chiếc xe ô tô của mình luôn khỏe mạnh, tuổi thọ cao thì việc chăm sóc, bảo dưỡng xe đều đặn theo định kỳ là điều cần thiết. Tuy nhiên độ bền của xe không chỉ phụ thuộc vào cách chăm sóc, bảo dưỡng mà chúng còn do thói quen sử dụng của người lái xe. Một số người có thói quen sử dụng không đúng cách hoặc chỉ vì những hành động đơn giản cũng có thể khiến chiếc xe bị ảnh hưởng.





Để giữ gìn, bảo vệ chiếc xe ô tô của mình được bền đẹp, người lái nên trang bị cho mình những kỹ năng lái xe an toàn, kiến thức chăm sóc bảo vệ xe đúng cách. Bởi những thói quen, cách sử dụng không đúng sẽ âm thầm phá hủy chiếc xe của bạn. Đôi khi cũng chỉ vì vậy mà khiến cho ô tô dễ bị hỏng nặng, tuổi thọ giảm sút. Một số thói quen trong cách sử dụng hay những cái quên thường gặp của người lái được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến ô tô lâm trọng bệnh.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Có những thói quen sử dụng khiến xe dễ bị hỏng

Đọc thêm: Thảm sàn ô tô 5D

Quên hạ phanh tay

Quên hạ phanh tay là một thói quen khá phổ biến của nhiều người lái đặc biệt đối với những người mới bắt lái xe. Việc quên hạ phanh tay sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho xe thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người lái. Thông thường sẽ có hai trường hợp xảy ra là lái xe quên hạ phanh tay hoặc có hạ phanh tay, nhưng lại chưa hạ hẳn thì sẽ khiến phanh tay ăn nhẹ. Tuy nhiên cả hai đều gây hại tới xe, lâu dần có thể gây hỏng xe.


Ở xe số tự động, nhiều người lái khi đỗ xe thường không sử dụng phanh tay, bởi họ thường ỉ lại vào số P. Tuy nhiên, chính việc thường xuyên quên sử dụng phanh tay này lại rất có hại đối với xe gây ra rất nhiều nguy hiểm. Cơ cấu số P được cấu tạo rất đơn giản với một bánh răng cóc chèn không có các trục quay nằm bên trong hộp số. Nếu người lái thường xuyên không sử dụng phanh tay khi đỗ xe khiến trọng lượng xe dồn lên toàn bánh răng khiến chúng liên tục chịu áp lực lớn. Như vậy sẽ khiến bánh răng nhanh mòn hoặc thậm chí là gãy.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên hạ phanh tay khiến xe nhanh hỏng hơn

Một số người có sử dụng phanh tay nhưng không đúng cách như sử dụng chưa hạ hẳn phanh hoặc hạn phanh sau khi về P. Việc hạ phanh sau khi về P lại là một trong những cách sử dụng gây hại cho xe khiến cho chúng nhanh chóng bị hỏng hơn. Vì thế mà người lái xe luôn nhớ rằng khi đỗ xe hãy sử dụng phanh tay để giúp hạn chế áp lực lên hộp số. Đây chính là cách sử dụng và bảo vệ xe an toàn.

Hầu hết trên các loại xe ô tô hiện nay, hệ thống phanh tay (má phanh dừng) đều là sử dụng phanh đĩa hoặc tăng bua. Hệ thống này được thiết kế độc lập hoặc có thể là kết hợp với hệ thống phanh chính và nằm trong cụm phanh sau.  Khi đỗ xe, việc quên hạ phanh tay hay chưa hạ hết phanh sẽ tạo ra ma sát lớn giữa má phanh với tăng bua hoặc phanh đĩa. Từ đó sản sinh ra lượng nhiệt lớn khi xe chạy khiến cho má phanh có thể bị cháy.

Không những vậy, việc quên hạ phanh tay còn có thể khiến cho phớt và mỡ bôi trơn bị moay ơ bị nóng chảy và rất dễ hỏng. Hệ thống cảm biến chống bó cứng bánh xe (ABS) được gắn trên cụm phanh cũng bị ảnh hưởng dẫn tới hỏng, mất tác dụng. Kèm theo đó, do nhiệt độ tăng khiến dầu phanh sôi cũng có thể khiến phanh giảm tác dụng.

Quên lịch thay dầu

Khi mua xe thì khách hàng luôn nhận được sổ tay hướng dẫn về cách sử dụng xe của nhà sản xuất. Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng xe đúng cách và an toàn. Việc thay dầu đúng lịch cũng là một trong những khuyến cáo của nhà sản xuất để xe vận hành được tốt nhất. Thông thường thì xe chạy được khoảng 5.000km đến 10.000km hoặc tương đương với 3 đến 6 tháng tùy theo tần suất chạy xe thì nên thay dầu xe. Tuy nhiên, để đảm bảo xe vận hành tốt đặc biệt là khi tình hình giao thông ở nước ta luôn tắc đường nên xe cộ thường xuyên phải đi chậm. Vì vậy mà chúng ta nên thay dầu bôi trơn động cơ sớm hơn sau khi xe chạy được khoảng 4.000km đến 5.000km.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên lịch thay dầu ảnh hưởng tới động cơ máy


Nhưng nếu như người sử dụng xe lại không chú ý đến lịch thay dầu mà quên đi thì việc thay dầu muộn cũng có ảnh hưởng xấu tới sự vận hành của động cơ xe. Nếu thay dầu quá muộn sẽ khiến dầu bôi trơn trong động cơ xe bị cháy, biến chất thành chất như muội than hoặc sền sệt như bùn. Những chất cặn dầu cháy này sẽ bám vào các chi tiết, bộ phận của máy gây ra rất nhiều tác hại như bó máy, kẹt xéc măng, hở buồng đốt. Một số trường hợp nặng hơn có thể khiến động cơ máy có khói dầu và không thể vận hành được.

Quên thay gạt mưa

Gạt mưa rửa kính ô tô có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch kính, loại bỏ nước mưa, bụi bẩn, rác rưởi trên kính chắn gió của ô tô, đảm bảo tầm nhìn cho người lái. Vì vậy mà người dùng cần hết sức lưu ý việc bảo dưỡng, thay gạt mưa rửa kính ô tô thường xuyên. Đặc biệt là với thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta thì càng khiến cho bộ phận gạt nước này nhanh hỏng. Theo khuyến cáo, nếu sử dụng xe thường xuyên thì chúng ta nên thay gạt mưa sau 6 tháng tới 1 năm sử dụng. Nhưng người dùng cũng có thể tùy vào tình trạng của bộ phận gạt mưa trên xe của mình để thay thế.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên thay gạt mưa gây mất an toàn khi lái xe

Nếu như thấy xuất hiện các vệt dài trên kính sau khi gạt nước thì có thể là do chất lượng lưỡi gạt cao su bị xuống cấp thì cần thay thế. Hoặc lưỡi gạt bị vênh, không khớp với bề mặt kính, gạt nước bị rung, phát ra tiếng kêu do lò xo trên cần bị yếu, khiến không đạt đủ lực để lưỡi gạt nước ép vào kính, cũng nên thay thế. Tuy nhiên, một số người dùng ô tô lại thường không chú ý đến vấn đề này nên họ thường quên thay gạt mưa ô tô khi chúng đã xuống cấp. Đây là một trong những sai lầm khiến xe của bạn bị ảnh hưởng thậm chí còn gây nguy hiểm cho người lái bởi tầm nhìn không được đảm bảo.

Quên chăm sóc khóa nắp capo

Khóa nắp capo là một chi tiết nhỏ trong xe có tác dụng giữ cho nắp capo được chặt. Tuy nhiên, nếu như như bộ phận này không được bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên thì chúng lại gây ra rất nhiều nguy hiểm. Bởi nếu khóa nắp capo có vấn đề xảy ra như kẹt hoặc quá lỏng thì khi chạy xe nhất là với tốc độ cao sẽ rất dễ gây tai nạn lật nắp capo.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên chăm sóc khóa nắp ca pô dễ gây tai nạn

Quên lịch thay dây curoa

Đối với dây curoa động cơ xe ô tô thường được sử dụng trong khoảng 80.000 đến 120.000km vận hành. Tuy nhiên, một số người lại không chú ý vấn đề này mà quên không thay hoặc thay quá muộn sẽ rất nguy hiểm. Bởi dây curoa động cơ chạy quá lâu sẽ khiến chúng bị hao mòn, xuống cấp nếu không được thay mới sẽ không đảm bảo an toàn cho người lái.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên lịch thay dây curoa gây nguy hiểm khi chạy xe

Quên cung cấp nước làm mát

Khi xe vận hành sẽ đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh khiến động cơ tỏa nhiệt và nóng lên. Vì thế nếu như người dùng không thường xuyên cung cấp nước làm mát sẽ khiến động cơ bị quá nhiệt dẫn tới giảm tuổi thọ của động cơ.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên cung cấp nước làm mát động cơ

Quên vệ sinh bộ phận lọc gió

Lọc gió được coi là lá phổi xanh của xe bởi chúng giúp điều hòa không khí cung cấp cho động cơ. Nếu như bạn thường xuyên không vệ sinh hay thay lọc gió để chúng bị bẩn hoặc rách sẽ khiến các hạt bụi bẩn lấp đầy lỗ thông khí. Điều đó sẽ làm gảm lưu lượng khí cần cung cấp tới cho động cơ, động cơ không được làm mát dẫn tới nóng máy, động cơ giảm năng suất, tốn nhiên liệu, buồng đốt và đầu bugi bị bám muội than. Như vậy, nếu tình trạng quên không vệ sinh, bảo dưỡng bộ phận lọc gió của xe kéo dài sẽ gây hại cho xe dẫn tới hỏng hóc.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên vệ sinh lọc gió ảnh hưởng tới động cơ xe

Quên đổ nhiên liệu đúng lúc

Hiện nay, hầu hết các mẫu xe ô tô đều có thiết kế bơm xăng làm mát bằng chính nhiên liệu xăng trong bình. Chính vì vậy mà nếu như người sử dụng xe thường xuyên để bình xăng cạn thì sẽ khiến bơm xăng bị nóng lên và mòn đi. Tuy nhiên, một số người dùng do chủ quan để khi cạn kiệt xăng trong bình hoặc quên không đổ xăng khi đã hết. Hành động tưởng như vô hại ấy lại vô tình gây ra hại cho xe, khiến bơm xăng xe giảm tuổi thọ. Để bơm xăng luôn hoạt động tốt, bền thì bạn nên để ý và giữ cho bình xăng luôn còn ít nhất là khoảng một phần tư bình.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên đổ nhiên liệu đúng lúc gây hại tới bơm xăng

Quên tỷ lệ đổ nước vào bộ tản nhiệt

Bộ tản nhiệt là bộ phận quan trọng giúp làm mát động cơ, tránh tình trạng động cơ quá nóng ảnh hưởng tới sự vận hành của xe. Theo nguyên lý và khuyến cáo thì để bảo vệ xe, bộ tản nhiệt nên đổ nước theo tỉ lệ 50% là nước thường, 50% là dung dịch làm mát. Nhưng một số người lại không đọc kỹ hướng dẫn hoặc quên điều này nên sử dụng 100% nước thường vào bộ tản nhiệt. Nếu thường xuyên quên điều đó, sẽ khiến ảnh hưởng tới sự vận hành động cơ xe. Bởi nước bốc hơi rất nhanh nhất là mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp có thể gây ra tình trạng đóng băng.

Những “cái quên” khiến ô tô dễ “lâm trọng bệnh”
Quên tỷ lệ đổ nước vào tản nhiệt ảnh hưởng tới vận hành máy

Để giữ cho chiếc xe ô tô của mình luôn bền đẹp, vận hành êm ái thì người sử dụng xe hãy trang bị cho mình những kiến thức sử dụng, chăm sóc xe đúng cách. Tránh những thói quen sai lầm khi dùng xe khiến ô tô nhanh chóng bị xuống cấp, hỏng hóc.

Phạm Vân

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất