Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, tuy hiện nay các nhà sản xuất xe đều nâng cao tính bảo mật để phòng tránh mất cắp cho chủ xe nhưng những tay thợ trộm cắp vẫn có những cách làm rất tinh vi. Nhiều nghiên cứu và điều tra cho thấy, chìa khóa thông minh hiện nay vẫn bị kẻ gian đánh cắp bằng những cách rất dễ dàng. Hãy cùng Oto.com.vn tìm hiểu những thủ đoạn này để có hướng phòng tránh mất cắp ô tô không đáng có.
1. Hack hệ thống chìa khóa thông minh bằng rơ-le
Tuy không có chìa khóa nhưng khi tiếp cận được xe ô tô, những tay trộm có thể lợi dụng hộp rơ-le (relay box) để tín hiệu từ chìa khóa được mở rộng có có thể bắt chước tín hiệu đó chính xác. Như vậy, cửa xe sẽ mở được và vận hành bình thường.
Cách phòng mất cắp: Nếu chỉ để xa chìa khóa thông minh với xe vẫn chưa đủ vì trộm vẫn có thể hack được. Do đó, mỗi khi không sử dụng xe, chủ nhân cần vô hiệu hóa tín hiệu từ chìa khóa hoặc để nó trong một hộp kín nào đó để ngăn chặn được tín hiệu truyền ra ngoài.
2. Chặn tín hiệu khóa xe
Kẻ trộm có nhiều cách hactk chìa khóa thông minh để đánh cắp xe ô tô
Chặn tín hiệu khóa xe nghĩa từ chìa khóa nghĩa là dù chủ xe có khóa nhưng vẫn không có tác dụng, xe luôn trong tình trạng mở nên những tên gian xảo có thể ăn cắp xe bất cứ lúc nào có sơ hở.
Cách phòng mất cắp: Tài xế có thể dùng thêm cách khóa vô-lăng lại để xe không thể di chuyển và sau mỗi lần khóa xe đều nên dùng tay để kiểm tra lại cho chắc chắn.
3. Thông qua hệ thống cảnh báo áp suất lốp
Tuy đây chỉ là cách trộm cắp không được sử dụng phổ biến nhưng người dùng vẫn nên biết để phòng trường hợp bất trắc. Với cách này, những tên trộm sẽ theo dõi cảm biến trong lốp xe, từ đó điều chỉnh áp suất sai lệch khiến chủ xe phải dừng lại kiểm tra. Nhân cơ hội đó chúng sẽ ra tay trộm cắp.
Cách phòng mất cắp: Trước khi xuống xe kiểm tra cảm biến áp suất lốp, chủ xe nên khóa tất cả các cửa xe lại. Tốt nhất là nên đến garage để thực hiện.
4. Lợi dụng hệ thống điều khiển từ xa
Với những xe có trang bị sẵn hệ thống Telematics, chủ xe cần cảnh giác khi kết nối internet vì những tên tội phạm có thể biết vị trí, mở khóa và khởi động xe trong khu vực gần đó.
Cách phòng tránh: Trường hợp này chủ xe cần hỏi đến sự tư vấn của nhà sản xuất xe để có giải pháp tốt nhất.
5. Dùng mạng điều khiển nội bộ tắt các tính năng an toàn
Thông qua các sơ hở khi kết nối Wi-Fi hay điện thoại, tên hacker có thể truy cập vào mang lưới nội bộ của xe. Từ đó chúng sẽ gửi tín hiệu từ chối dịch vụ để khiến cho túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh hay cả khóa cửa có thể tắt bỏ hoạt động.
Cách phòng tránh mất cắp: Chủ xe cần thường xuyên đổi mật khẩu để kẻ gian khó lần vết và truy cập được.
6. Hack hệ thống chẩn đoán lỗi tích hợp
Thông thường trên ô tô sẽ có tính năng “cổng chuẩn đoán lỗi tích hợp” để thợ sửa chữa có thể truy cập dữ liệu nội bộ trên xe, đồng thời thao tác kiểm tra lỗi và lập trình chìa khóa mới cho chủ xe. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại dụng cụ có thể tác động vào cổng truy cập này để lập trình lại chìa khóa với giá rất rẻ. Những tay trộm sẽ không ngần ngại mà mua chúng để thực hiện ý đồ xấu.
Cách phòng tránh: Cách duy nhất là chủ xe hãy khóa vô-lăng lại khi không sử dụng đến hoặc nhờ sự trợ giúp từ garage uy tín.
7. Đánh lừa bằng cách gửi email qua điện thoại
Khi sử dụng Wi-Fi trên ô tô, những tay hacker tài ba thường gửi những email có liên kết các trang web hoặc các ứng dụng độc hại nào đó. Nếu chủ xe ấn vào xem đồng nghĩa với việc bọn trộm sẽ thu được tất cả thông tin liên quan, thậm chí có thể điều khiển các ứng dụng trên điện thoại để tương tác và kiểm soát chiếc xe của mình.
Phòng tránh: Khi thấy email, tin nhắn lạ, nguồn gốc không rõ ràng tốt nhất chủ xe không nên mở các liên kết đó ra.
(Nguồn ảnh: www.tienphong.vn)