Bất chợt một ngày taplo của xe cứ hiện đèn “check engine” hoài không tắt? Đây là dấu hiệu báo rằng xe của bạn đang có vấn đề cần xử lý.

Nếu như một ngày, bạn rơi vào trường hợp đèn hiện lên “check engine”, bạn cần mang xe đến garage để kiểm tra. Dù bước đầu bạn không thể phán đoán xe đang có lỗi gì, nhưng ít ra đây cũng là cách nhận biết xe đang có “trục trặc” cần được sửa chữa.

Đèn check engine là gì?





Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các động cơ ngày nay cũng được trang bị nhiều tính năng hiện đại. Trong đó, có thể kể đến bộ xử lý ECM (Electronic Control Module), đây là bộ phận tiếp nhận những thông tin của hệ thống thông qua cảm biến. Khi những cảm biến thu được các giá trị khác biệt so với thông thường hay bị mất tín hiệu, bộ xử lý ECM sẽ “đánh giá” chiếc xe đã có lỗi và bật sáng đèn “check engine” cho người lái. Có một điều bạn cần nên chú ý để tránh nhầm lẫn, khi khởi động động cơ, tất cả các đèn báo lỗi nằm trên mặt đồng hồ trung tâm đều cùng sáng lên và sẽ tắt đi khi hệ thống đã bắt đầu hoạt động.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Bộ ECM sẽ giúp người lái biết được xe đang có vấn đề thông qua phát đèn check engine

Khi được đem đến tại các garage, các thợ máy sẽ dùng một thiết bị đọc chuyên dụng để kiểm tra trong bộ ECM lưu lại lỗi của xe. Và sau đó tiến hành kiểm tra tình hình của xe để đưa ra kết luận chính xác, xe đang gặp sự cố gì khiến đèn “check engine” phát sáng.

Mặt khác, bạn cũng đừng quá lo lắng về chiếc xe. Nhận định từ các chuyên gia, ở một số trường hợp xe có thể vận hành bình thường như không có hiện tượng phun khói, gằn máy, mất chân ga… chủ xe có thể dùng được xe trước khi đưa vào garage. Dù vậy, nếu đèn “check engine” nháy liên tục hay sang màu đỏ, thì xe đang có lỗi nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng ngưng sử dụng và đem xe đi kiểm tra để bảo đảm an toàn.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Hãy để những người thợ lành nghề “chẩn đoán” chính xác “bệnh” của xe


Trong một vài trường hợp nhất định, đèn “check engine” có thể báo những lỗi nhỏ đơn giản. Song, bạn cũng không nên chủ quan hay tự ý tháo lắp dây nguồn của ắc quy để xóa lỗi. Bạn hãy thử hình dung, lỗi nhỏ lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong xe và chắc chắn bạn sẽ chi không ít tiền để khôi phục trạng thái ban đầu cho xe.

Các nguyên nhân đèn check engine sáng

Dưới đây là một số lỗi thường thấy khiến đèn “check engine” phải phát tín hiệu “cầu cứu” với người lái xe. Bạn có thể tham khảo.

Bộ chuyển đổi xúc tác

Thiết bị này có hình dáng khá giống như ống pô, ở trong có nhiều kim loại quý hiếm như palladium, rhodium, bạch kim… được sử dụng làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học đốt xăng dư và CO để thải ra hơi nước và CO2, giảm bớt độc hại tới môi trường. Lỗi thường gặp của bộ chuyển đổi xúc tác là khi hệ thống đánh lửa bị yếu đi, khiến cho nhiên liệu không thể đốt cháy được hết.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Cấu trúc hoạt động của bộ chuyển đổi xúc tác

Bugi


Một nguyên nhân khác tạo lỗi cho xe ô tô là do bugi. Nếu dây dẫn điện cao áp và đầu gối bugi bị “chập chờn”, thì bộ phận đánh xe sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và gây hỏng đến các bộ phận khác, nhất là bộ chuyển đổi xúc tác.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Lỗi ở bugi có thể làm nhanh hư các bộ phận khác nếu như không được xử lý nhanh chóng

Ắc quy và bộ phận sạc điện

Quá trình sử dụng lâu dài sẽ khiến cho các bộ phận này nhanh hỏng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như động cơ hay thời tiết quá nóng… khiến tuổi thọ của ắc quy bị hao hụt.

Cảm biến MAF

Cảm biến MAF được biết đến là bộ phận dùng để tính toán lưu lượng không khí thích hợp để đưa vào động cơ. Trong trường hợp MAF bị hỏng, chủ xe sẽ phải tiêu tốn ít nhất từ 10 – 25% lượng nhiên liệu mới.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch MAF

Cảm ứng oxy

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của các loại xe ô tô. Điều này xuất phát từ việc xăng dùng có chất lượng kém, có pha ethanol quá mức tiêu chuẩn hay thợ lắp ráp sửa xe lần trước làm việc cẩu thả… Vai trò của cảm biến oxy là cung cấp dữ liệu cho bộ điều khiển trung tâm (ECU), ECU sẽ quyết định tỷ lệ hòa khí hoàn lưu từ khí xả thông qua hệ thống EGR với không khí. Sẽ rất tai hại nếu bộ phận này bị hỏng, công suất động cơ bị thuyên giảm, nhiên liệu xe tăng lên 40% và kéo theo lượng oxit nitơ nhiều hơn trong khí xả.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
“Chân dung” cảm biến oxy trong xe ô tô

Tự ý chỉnh sửa thiết bị báo động

Các bộ phận của xe nên được quyết định và lắp ráp tại đại lý xe. Nếu tự ý sử dụng, bạn có thể làm phát sinh thêm hư hại tới các bộ phận trong xe.

Cuộn dây lửa

Cuộn dây lửa (bô-bin lửa) chuyên dùng để cung cấp điện cao áp cho bugi. Từ đó, các tia lửa điện được tạo ra. Khi động cơ thường xuyên bị nóng dẫn đến cuộn dây lửa dần yếu đi và nhanh hỏng. Và xe ô tô sẽ không khởi động được, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và ảnh hưởng đến bộ chuyển đổi xúc tác.

Hệ thống kiểm soát hơi xăng

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng khí xả thường được thoát ra từ ống xả của xe là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Điều này đúng nhưng chưa đủ, lượng hơi xăng bay từ hệ thống ống dẫn xăng, thùng xăng cũng nguy hại không kém. Ở trong hơi xăng có đến 150 hóa chất nhiều chất độc hại như Benzene, Toluene, chì… Chính vì thế, việc trang bị hệ thống kiểm xoát hơi xăng (EVAP) là điều cần thiết. Hệ thống sẽ xử lý hơi xăng để chúng không bay vào khí quyển. Thế nên, khi hệ thống có vấn đề, đèn “check engine” sẽ báo sáng.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
Từ năm 1970, EPA quy định các xe phải trang bị EVAP

Nắp bình xăng

Đây cũng là lý do bạn nên lưu ý. Kiểm tra tình trạng nắp bình xăng còn hay mất sẽ giúp bạn phán đoán được vì sao đèn báo lỗi lại hiện lên.

Hệ thống hoàn lưu khí thải EGR

Thông thường, khí trời hay khí giàu oxy có lượng tỷ lệ 21% Oxy và 78% Nitro. Khi nhiên liệu được trộn với khí giàu oxy ở nhiệt độ trên 1500oC, khí Oxit Nitơ được sinh ra. Đây là loại khí độc hại và để giảm lượng khí này, các nhà sản xuất xe ô tô đã dùng đến hệ thống hoàn lưu khí thải EGC để giải quyết khí thải, trước khi lượng khí hòa chung với khí trời. Và khi EGC có vấn đề, đèn báo lỗi sẽ phát tín hiệu nhận biết cho người lái.

Nguyên nhân đèn check engine sáng
EGC cần được thay nếu có tình trạng hư hỏng

Như vậy, đèn “check engine” báo sáng nhằm giúp người lái biết được xe đang có vấn đề. Bạn không nên quá lo lắng mà thay vào đó bạn cần di chuyển xe đến khu vực sửa chữa. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về một số lỗi của xe khiến đèn “check engine” dễ phát sáng, thường xuyên kiểm tra xe ô tô theo định kỳ để có thể hiểu và kiểm soát tốt tình trạng của xe.

Trấn Thành


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất