1. Sử dụng bánh xe cỡ lớn để tăng độ bám đường
Người dùng thường hiểu sai những điều này khiến xe ô tô nhanh hỏng hơn
Nhiều người cho rằng, xe sử dụng lốp to bản sẽ tăng độ bám đường nên thường thay bộ mâm có kích thước to hơn cỡ ban đầu của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, ma sát tạo ra giữa lốp xe và mặt đường phụ thuộc vào trọng lượng của xe, chất lượng cao su của lốp và kết cấu khung gầm. Việc xe sử dụng loại lốp tiêu chuẩn nào đều đã được các nhà sản xuất tính toán kỹ càng.
Do đó, khi chủ xe tự ý thay lốp to và mỏng hơn có thể xuất hiện độ xóc, tiếng ồn, sai số đo công tơ mét, lốp mòn nhanh hơn, khả năng chịu lực kém mà độ bám đường không hề được cải thiện như mong muốn.
2. Tư tưởng bơm áp suất lốp sai lệch
Không ít tài xế cho rằng, bơm lốp càng căng xe chạy càng nhẹ còn nếu bơm thiếu hơi thì phanh sẽ nhạy hơn. Tuy nhiên, nếu để lốp căng quá sẽ khiến giảm chấn của bánh xe mất tác dụng, khi chạy sẽ bị “nảy” bánh và giảm hiệu quả phanh.
Ngược lại, nếu lốp non hơi sẽ bị mất độ ổn định điều khiển xe, không cân bằng, hiệu quả phanh giảm và còn tăng ma sát giữa lốp và mặt đường. Chưa kể lốp bơm không đúng với thông số khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ rút ngắn tuổi thọ của vỏ xe, rất nguy hiểm khi chạy trên đường.
3. Xe dùng nhiều thiết bị điện thì cần bình ắc-quy to
Bình ắc-quy chỉ là thiết bị trữ điện năng khi xe không nổ máy, khi xe nổ thì việc cung cấp điện thuộc trách nhiệm của máy phát điện. Các chi tiết “nguyên bản” trên xe ô tô đều được kỹ sư tính toán kỹ, nếu độ theo ý thích mà không phù hợp có thể khiến các thiết bị dùng chung nguồn điện bị chập, cháy, dẫn đến hỏng hóc.
4. Phó thác cho ABS, EBD…
Để đảm bảo an toàn trong mọi hành trình, điều quan trọng nhất là cần lái xe cẩn thận chứ không phải giao toàn bộ trách nhiệm cho hệ thống phanh ABS, EBD. Dù xe được trang bị nhiều tính năng an toàn mà vẫn chạy cẩu thả, phanh gấp, vào cua tốc độ cao,…thì tai nạn vẫn xảy ra như thường.
5. Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy và trước khi tắt máy
Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô cho biết, bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc điện mới hoạt động) hoặc bơm cơ khí hoàn toàn không hề bị tác động khi nhấn ga. Bên cạnh đó, rồ ga hoặc tắt máy đột ngột có thể làm dư xăng ở cổ hút, dẫn đến “ngộp xăng” ở lần khởi động kế tiếp. Do đó, biện pháp đạp ga trước khi nổ máy hoặc trước khi tắt máy để nạp thêm bình điện rất ít khi có hiệu quả.
6. Sử dụng nhớt nào cũng được
Các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô khuyến cáo người dùng cần chú ý đến việc sử dụng loại nhớt phù hợp về vị trí và thời điểm. Bởi mỗi loại dầu đều có thông số, phẩm cấp riêng để cho thể bôi trơn các thiết bị cần thiết như truyền áp suất, làm mát… và mỗi thiết bị đều có các loại dầu bôi trơn phù hợp như dầu phanh, dầu động cơ, dầu hộp số… Hơn nữa, thay dầu nhớt cũng cần thực hiện định kỳ, tránh để dầu quá bẩn, đóng cặn khiến nhanh hỏng động cơ.
7. “Ép ga” số thấp sẽ làm hại động cơ hơn là “ép số”
Nếu bạn chạy xe số sàn ở số thấp thường có hiện tượng gầm rú nên hầu hết ai cũng lo lắng cho động cơ xe còn khi chạy số cao ở tốc độ thấp lại không nghe thấy máy ì. Vì thế mà nhiều người chọn cách chạy số cao ở bất kỳ tốc độ nào để máy quay ít hơn, bền hơn. Tuy nhiên, đó mới là cách khiến động cơ xe bị giảm tuổi thọ một cách nghiêm trọng.
8. Thường xuyên đánh bóng xe để giữ mới
Sau mỗi lần đánh bóng xe trông đều rất sạch nhưng sáp đánh bóng đều có hoá chất và một lượng bột mài làm mòn lớp sơn bị đánh. Nếu đánh bóng quá nhiều lần khi nó chưa thật sự cũ sẽ khiến sơn xe bị bào mòn nhanh, mất lớp bảo vệ và bạc màu. Cách tốt nhất để xe luôn mới là rửa sạch bằng các dung dịch chuyên dùng, giữ bóng sơn bằng các dung môi nhẹ nhàng.
(Nguồn ảnh: dantri.com.vn)