Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, nội thất ô tô bẩn gấp 20 lần toilet, là nơi chứa hàng nghìn vi khuẩn, trong đó có nhiều loại gây hại đến sức khỏe con người. Việc nhận diện những nơi bẩn nhất sẽ giúp bạn chủ động vấn đề vệ sinh, giữ sạch khoang lái.

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Birmingham (Anh) đã công bố trước đây cho thấy, nội thất xe hơi là nơi bẩn gấp nhiều lần… toilet. Mỗi 1 cm2 trên dây đai an toàn chứa tới 100 loại nấm và vi khuẩn các loại, trong đó có cả vi khuẩn E.coli, Salmonella – những loại gây hại trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Nhiều người vẫn nghĩ vô lăng là nơi bẩn nhất nhưng thực tế không phải như vậy, mỗi 1 cm2 thảm sàn chứa hàng nghìn vi khuẩn.

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?





Các nhà nghiên cứu của đại học Queen Mary, London (Anh) cũng có cuộc nghiên cứu tương tự và họ khiến nhiều người bất ngờ khi công bố kết quả phép so sánh của mình. Mỗi inch vuông (2,54cm2) bệ xí nhà vệ sinh công cộng chứa khoảng 80 vi khuẩn. Cũng với diện tích tương tự, ở vô lăng, cần số và ghế sau xe tồn tại tới 700 vi khuẩn gây hại. Số lượng vi khuẩn còn tăng lên khi các nhà khoa học “kiểm tra” khoang hành lý phía sau, nơi có 1.000 vi khuẩn trú ngụ.

Nhiều loại vi khuẩn vô hại đối với sức khỏe con người nhưng số ít vi khuẩn gây hại còn lại cũng khiến chúng ta nâng cao cảnh giác, chủ động biện pháp phòng ngừa. Cách hữu hiệu nhất là thường xuyên vệ sinh khoang xe, hạn chế tối đa thói quen tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi như để rơi vãi đồ ăn, xả rác trên xe.

Trong bài viết này, Oto.com.vn xin liệt kê những vị trí bẩn nhất trong khoang nội thất để bạn không bỏ sót trong quá trình tổng vệ sinh.

1. Núm chỉnh radio/âm lượng


Núm chỉnh radio/âm lượng là vị trí người sử dụng xe hơi thường xuyên chạm vào. Tần suất ít nhất là 1 lần trong quá trình lái xe. Vị trí này rất khó lau chùi, đặc biệt là với những núm bọc cao su.

2. Thảm sàn và mặt sàn xe

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Sàn xe là nơi “hứng” trọn những thứ gây bẩn, bốc mùi từ người sử dụng. Như đã nói ở phần trên, có lẽ đây xứng đáng là nơi bẩn nhất trong khoang xe. Trong quá trình sử dụng, thức ăn, rác thải nhỏ có thể rơi xuống sàn và ẩn nấp ở các góc khuất, tối như ở chân ga hoặc chân phanh. Không ít người chỉ chú trọng vệ sinh thảm và quên mất mặt sàn bên dưới.

3. Dây đai an toàn

Dây đai an toàn là chi tiết được người sử dụng chạm vào ít nhất 2 lần (đeo vào và tháo ra) mỗi ngày. Một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dây đai an toàn của xe thuê nhiễm bẩn ít hơn so với vô lăng, cần số. Dây đai an toàn trên xe chia sẻ chứa nhiều vi khuẩn hơn xe thuê.

4. Khoang chứa đồ phía sau

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Với chức năng là khoang chứa đồ chuyên dụng trên ô tô, khoang hành lý là không gian lý tưởng cho vi khuẩn, vi trùng. Nhiều vết bẩn xuất hiện trong quá trình cất, chứa đồ. Chưa kể người sử dụng quên lấy đồ, để đồ bốc mùi vài ngày. Khi thay lốp dự phòng, chiếc lốp cũ cũng làm khoang hành lý phía sau mất vệ sinh.

5. Nút đóng mở/kính và tay nắm cửa

Những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô cho biết, bộ phận thu hút nấm mốc, vi khuẩn nhiều nhất là bảng chứa các nút điều khiển cửa sổ và tay nắm cửa. Lượng vi khuẩn tại đây cao gấp 5 lần so với dây đai an toàn.

6. Vô lăng

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?



Nếu số lượng vi khuẩn trên 1 cm2 ở bệ bồn cầu là 172 thì “chỉ số” vi khuẩn trên mỗi cm2 ở vô lăng là 629. Theo những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, lượng vi khuẩn bám trên vô lăng cao gấp 2 lần nút bấm thang máy công cộng và cao gấp 6 lần màn hình điện thoại di động.

7. Lớp da bọc ghế (đặc biệt là đường may và khe ghế)

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Do là nơi tiếp xúc với nhiều bộ phận trên cơ thể con người nên lớp da bọc ghế cũng “hấp thụ” nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn tập trung ở những đường chỉ may. Ngoài ra, các khe hẹp trên ghế bọc da/bọc nỉ giống “thỏi nam châm” hút tất cả các mảnh vụn rác thải, thức ăn, bụi bẩn. Đây cũng là nguyên nhân khiến ghế ngồi xuất hiện vết rách, thủng.

8. Hộc đựng cốc, giá để tiền lẻ

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Tại sao hộc đựng cốc lại là nơi có nhiều vi khuẩn? Câu trả lời rất đơn giản: Đây là vị trí thường xuyên được sử dụng, các dung dịch nước (cà phê, nước suối, nước trái cây,…) không may rớt ra, dưới tác động của ánh nắng mặt trời sẽ hóa thành những vết bẩn khó xử lý, mất mỹ quan và là nơi lưu trú lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn.

Tiền chứa rất nhiều vi khuẩn do đặc tính “sang tay” nhiều người nên giá để tiền lẻ cũng không phải là nơi sạch sẽ.

9. Bảng táp lô

Những vị trí bẩn nhất trong xe đa số được người sử dụng thường xuyên chạm vào. Đó là lý do bảng táp-lô không phải là nơi bẩn nhất dù các nhà khoa học phát hiện rất nhiều vi khuẩn tại đây.

10. Trần xe

Ngoài vô lăng, những vị trí nào bẩn nhất trong khoang cabin?

Mặc dù ở xa “tầm với” của người sử dụng nhưng trần xe vẫn là nơi chứa nhiều vi khuẩn bởi vị trí này thường bị làm bẩn bởi thức ăn, khói thuốc, sự hiếu động của trẻ em hoặc một vài lần chở đồ đạc cồng kềnh.

Có thể bạn chưa biết:

 – Theo kết quả một cuộc nghiên cứu đã công bố, ô tô của phụ nữ có khoang cabin bẩn hơn đàn ông.

 – Xe của những người đã kết hôn bẩn hơn xe của người độc thân.

 – Những chiếc xe thường xuyên chở trẻ em sinh sôi nhiều vi khuẩn, nấm mốc hơn.

 – Xe chia sẻ có lượng vi khuẩn, nấm mốc trung bình cao gấp 3 lần xe thuê.

 – Xét các loại ô tô, xe VAN có ít vi khuẩn nhất, tiếp đến là SUV và xe con.

 – Vi khuẩn và nấm mốc dễ dàng xâm nhập xe hơi nhưng chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn.

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất