Bạn không muốn hoá đơn thanh toán sửa chữa tại gara “xuất hiện” thêm vài con số 0? Bạn lại càng không muốn đang đi ngon trớn, xe ô tô bỗng dưng trở chứng “nằm đường”?

Sở hữu một chiếc “xế hộp”, bên cạnh kinh nghiệm lái xe an toàn, có được những hiểu biết cơ bản về ô tô cũng như chăm sóc ô tô, “bắt bệnh” ô tô là điều vô cùng cần thiết. Ô tô có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với xe máy. Đặc biệt ô tô có nhiều bộ phận mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được theo dõi, bảo dưỡng và chủ động thay thế định kỳ. Nếu không có sự quan tâm đúng mực đến các bộ phận này, cũng như không bảo dưỡng, thay thế kịp thời, thì ô tô của bạn sẽ rất dễ “lâm trọng bệnh” hoặc nằm đường bất kỳ nào.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Việc không thay thế kịp thời cho một số bộ phận quan trọng có thể khiế ô tô “lâm trọng bệnh”





Sau đây là top 10 bộ phận các nhà sản xuất và chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo cần thay thế kịp thời:

Tham khảo thêm: Thảm trải sàn ô tô 4D

1. Bugi động cơ

“Một là bugi hỏng, hai là một số cái bên trong của bugi bị hỏng” đây được xem là câu nói “huyền thoại” mà có lẽ người dùng ô tô đã ít lần nghe được. Không chỉ quan trọng đối với xe máy, mà bugi còn rất quan trọng đối với ô tô. Bugi đảm nhận nhiệm vụ sinh tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực nối mát, giúp đốt cháy hỗn hợp xăng – không khí từ chế hoà khí được nạp vào buồng đốt. Do đó, tuy nhỏ nhưng bugi lại đóng vai trò không nhỏ trong sự vận hành của động cơ.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Bugi ô tô có tuổi thọ kéo dài đến khoảng 8 năm


Nếu bugi hỏng, xe bạn sẽ có thể gặp rắc rối lớn. Theo nhà sản xuất tính toán, bugi của ô tô có tuổi thọ kéo dài đến khoảng 8 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật lại khuyến cáo, để tránh rủi ro, tốt nhất nên chủ động thay bugi sau mỗi 160.000 km.

2. Lọc gió cabin – lọc nhiên liệu – lọc khí động cơ

Lọc gió cabin

Lọc gió cabin (cabin air filter) còn được gọi phổ biến là lọc gió điều hoà. Lọc gió này có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài đưa vào khoang cabin hành khách. Thực tế cho thấy, môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm, nhiều đường sá “đậm đặc” khói bụi. Vì thế, lọc gió cabin sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn. Nếu lọc gió bị nhiễm bẩn, không khí bên trong ô tô rất dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người ngồi trong xe. Ngoài ra, lọc gió cabin bị bẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc ô tô phát sinh mùi hôi khó chịu, và khiến hệ thống điều hoà hoạt động không hiệu quả.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Lọc gió cabin rất dễ bị nhiễm bẩn sau thời gian sử dụng

Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ, lọc gió cabin nên thay thế định kỳ sau mỗi 20.000km. Nếu xe tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm nặng, đường sá nhiều bụi bẩn, thì nên thay sớm hơn. Bên cạnh đó, sau mỗi 5.000km cũng nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió.

Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu (fuel filter) có tác dụng lọc giữ bụi bẩn, nước, cặn bã… nhằm bảo vệ động cơ và hệ thống bơm phun. Lọc nhiên liệu giúp đảm bảo sự “tinh khiết” tuyệt đối cho hỗn hợp xăng – dầu và không khí khi bơm vào xi-lanh. Điều này giúp động cơ của xe luôn đạt hiệu suất cao nhất.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Lọc nhiên liệu có tác dụng lọc giữ bụi bẩn, nước, cặn bã….

Nếu không được thay thế định kỳ, sau một thời gian dài làm việc, cặn bẩn sẽ bám đầy, khiến lọc bị tắt nghẽn. Khi ấy, nhiên liệu không đến động cơ đầy đủ, gây tình trạng khởi động không nổ máy, động cơ thiếu công suất, xe đột ngột chết máy khi chạy tốc độ cao. Các nhà sản xuất khuyến cáo, lọc nhiên liệu nên thay sau mỗi 80.000km. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỹ thuật lại cho rằng nên thay lọc định kỳ mỗi 2 năm.

Lọc khí động cơ


Lọc khí động cơ (air filter) là một bộ phận lọc khác đóng vai trò rất quan trọng. Lọc khí động cơ có nhiệm vụ lọc sạch không khí để bơm vào trong xi lanh. Nếu lọc khí động cơ sạch, hoạt động tốt thì xe sẽ khởi động trơn tru. Còn nếu lọc khí bị bẩn, động cơ xe sẽ bị yếu, thậm chí khởi động máy không nổ. Theo chuyên gia, việc thay thế lọc gió động cơ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường đường sá… Trong điều kiện đường sá ô nhiễm, thì nên thay lọc gió sau mỗi 20.000 km.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Nếu lọc khí bị bẩn sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của động cơ

3. Dây curoa

Dây curoa có nhiệm vụ liên kết, dẫn động nhiều bộ phận khác nhau trong khoang máy như điều hoà, quạt tản nhiệt, hệ thống trợ lái, bơm dung dịch… Với các dòng xe phổ thông, một dây curoa sẽ phụ trách truyền động. Còn những dòng xe cao cấp, thường có hai dây curoa đối xứng. Riêng một số dòng xe giá rẻ, có thể có đến hai dây curoa độc lập. Một giúp truyền động, một cho hệ thống điều hoà và máy phát.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Dây curoa có nhiệm vụ liên kết, dẫn động nhiều bộ phận khác nhau trong khoang máy

Sau một thời gian làm việc, dây curoa sẽ có bị hao mòn, mục, giãn do hoá chất và ẩm, nặng có thể bị xoắn dẫn đến đứt. Nếu dây curoa đứt, rất nhiều bộ phận trong động cơ sẽ “đình công” hàng loạt. Trường hợp tệ nhất là động cơ bị đội nắp máy, bắt buộc phải dỡ ra để đặt lại trục và piston. Việc này sẽ tốn khá nhiều chi phí. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, dây curoa động cơ nên thay sau mỗi 58.000 km, còn dây curoa cam nên thay sau mỗi 96.000 – 145.000km.

4. Dầu hộp số và dầu phanh

Dầu hộp số đóng vai trò quan trọng, nhất là với xe số tự động. Dầu hộp số không chỉ giúp bôi trơn, làm mát, làm sạch, mà còn là một phần không thể thiếu trong hệ thống van và piston thuỷ lực giúp điều khiển hoạt động của hộp số. Nếu thiếu dầu hộp số, động cơ sẽ hoạt động yếu, tăng tốc chậm. Trong trường hợp nặng, hộp số có thể bị hỏng. Các nhà sản xuất khuyến khích nên thay dầu hộp số sau mỗi 80.000 km.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Dầu hộp số nên thay sau mỗi 80.000 km

Dầu phanh cũng quan trọng không kém đối với sự vận hành của xe. Dầu phanh dùng lâu ngày sẽ bị “ngậm nước” do tự hút ẩm từ không khí. Điều này khiến nhiệt độ sôi dầu bị hạ thấp, gây hiện tượng dầu phanh sủi bọt, giảm khả năng truyền lực của phanh. Từ đó dẫn đến phanh hoạt động kém hiệu quả. Thông thường dầu phanh được thay sau mỗi 40.000 km.

5. Pin/Ắc-quy

Pin giúp sản sinh điện áp và có nhiệm vụ phân phối dòng điện cho xe. Khi khởi động máy, pin sẽ cung cấp điện cho hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ. Không chỉ thế, pin còn cung cấp điện để phục vụ nhiều nhu cầu khác của người dùng. Theo các nhà sản xuất ô tô, pin/ắc-quy ô tô có tuổi thọ từ 4 – 5 năm. Do đó, sau thời gian sử dụng trên, bạn nên lưu ý thay pin/ắc-quy mới.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Pin/Ắc-quy giúp sản sinh điện áp và có nhiệm vụ phân phối dòng điện cho xe

6. Má phanh

Không cần phải bàn đến thì có lẽ bất kỳ ai cũng nhận thức được tầm quanh trọng của má phanh. Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, má phanh ô tô phát huy hiệu quả cao nhất là trong thời gian sử dụng từ 3 đến 5 năm. Các dòng xe ô tô hiện nay đa phần được trang bị hệ thống phanh với cơ chế hoạt động như sau: Dầu phanh được bơm đầy trong hệ thống thuỷ lực sẽ tác động lên bộ kẹp đệm caliper. Bộ kẹp này giúp siết chặt trên đĩa rô tơ. Ma sát giữa bộ kẹp đệm và đĩa rô tơ sẽ giúp xe dừng bánh.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Má phanh có tuổi thọ sử dụng từ 3 – 5 năm

Sau một thời gian làm việc, những miếng kẹp đệm sẽ bị ăn mòn do ma sát. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hệ thống phanh, khiến phanh “không ăn”. Chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo, má phanh nên được thay mới sau 3 – 5 năm hoặc 48.000 đến 100.000 km.

7. Hệ thống đèn hậu và đèn pha

Nếu lái xe đường đêm, hệ thống đèn không hoạt động thì thực sự là “thảm hoạ” lớn. Tuy giữ nhiệm vụ quan trọng, nhưng hệ thống đèn lại được khá ít người quan tâm thay mới. Hai cụm đèn trước và sau có tuổi thọ trung bình từ 5 – 7 năm. Song tuổi thọ của đèn có thể thay đổi tuỳ theo việc bạn sử dụng nhiều hay ít. Để đảm bảo an toàn đi đường đêm, và không bị CSGT thổi phạt, các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo nên thay đèn pha và đèn hậu sớm hơn.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Cụm đèn pha và đèn hậu nên được thay mới định kỳ

8. Lốp

Lốp xe là một trong những bộ phận cần được quan tâm, bảo dưỡng thường xuyên, và thay thế định kỳ. Hiệu suất vận hành của xe phụ thuộc khá nhiều vào lốp. Theo cơ quan an toàn giao thông Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 200 trường hợp tử vong liên quan đến vấn đề lốp xe. Lốp xe được sản xuất nhằm cung cấp tối đa hiệu suất trong suốt vòng đời. Nhưng sau một thời gian sử dụng, lốp sẽ dần lão hoá, xuất hiện các dấu hiệu như hao mòn, nứt, méo, phồng… Điều này khiến lốp mất dần khả năng “bám đường”, hiệu suất khi phanh giảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Thông thường lốp ô tô nên được thay sau mỗi 6 – 10 năm sử dụng. Thời gian thay cụ thể tuỳ thuộc vào độ hao mòn, lão hoá của lốp.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Lốp là bộ phận quan trọng cần thay thế định kỳ

9. Kính chắn gió

Nếu bạn nghĩ rằng kính chắn gió có thể sử dụng theo suốt vòng đời của xe thì quả là một sai lầm tai hại. Bởi kính chắn gió cũng có tuổi thọ riêng của nó. Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên kính chắn gió rất dễ bị bám bụi bẩn, chịu tác động nắng mưa, gây tình trạng lão hoá, cũ kỹ. Việc kính chắn gió bị lão hoá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn của người lái xe.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Kính chắn gió cũng là một bộ phần cần thay thế định kỳ

Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo rằng nên chủ động thay kính chắn gió sau mỗi 2 – 5 năm sử dụng. Nếu xe bạn di chuyển nhiều, đặc biệt thường xuyên chạy trong điều kiện môi trường ô nhiễm, xe đậu ngoài nắng, thì nên được bảo dưỡng và thay thế sớm hơn.

10. Dung dịch làm mát

Dung dịch làm mát đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong bộ tản nhiệt. Dung dịch làm mát được xem như là một chất chống đông, làm mát, chống ăn mòn. Để hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả, bạn nên chú ý kiểm tra dung dịch làm mát thường xuyên. Dung dịch làm mát nên được thay sau mỗi 2 năm hay chạy 38.000km. Lưu ý thay dung dịch làm mát đúng chủng loại và đúng tỷ lệ pha nước.

Nếu không muốn ô tô trở chứng “nằm đường”, hãy thay thế kịp thời 10 bộ phận này!
Dung dịch làm mát cần được chú ý thay thường xuyên

Tổng chi phí chăm sóc, bảo dưỡng và thay thế định kỳ các bộ phận của xe ô tô luôn thấp hơn chi phí sửa chữa khi xe gặp hỏng hóc. Nhưng hơn cả vấn đề tài chính, vấn đề đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn cùng những người thân yêu mới là quan trọng nhất.

Trần Quân


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất