Xe ô tô hết bình giữa đường là một trong những rắc rối phổ biến nhất là người lái ô tô thường gặp phải.
Không có giới hạn cụ thể cho thời điểm bình điện cạn kiệt, người dùng chỉ có thể ước tính khoảng thời gian bình ắc quy hết điện chứ không biết chắc chắn sẽ là khi nào. Do đó, rất nhiều trường hợp phương tiện đang lưu thông trên đường thì gặp sự cố bình ắc quy đột nhiên hết điện, gây hoang mang và bất tiện cho chủ phương tiện, đặc biệt là lúc trời tối hoặc nơi vắng vẻ không có xe qua lại.
Xe hết bình giữa đường gây ra bất tiện cho người sử dụng xe
Làm gì khi xe ô tô hết bình giữa đường?
Cách duy nhất để giải cứu xe ô tô khi hết bình giữa đường là câu bình từ xe khác. Bạn có thể xin hỗ trợ của những phương tiện cũng đang lưu thông trên đường. Dây câu bình thường có 2 màu khác nhau để bạn có thể dễ dàng phân biệt: màu đỏ để nối cọc dương, màu đen để nối cọc âm. Người điều khiển ô tô có thể dễ dàng tìm mua dây cáp câu bình dễ dàng ở siêu thị, các cửa hàng phụ tùng ô tô. Mức giá của linh kiện này khá rẻ, chỉ từ 250.000VND. Dây câu bình khá nhỏ, không ảnh hưởng tới diện tích của xe nên có thể để lên xe hàng ngày mà không gây bất tiện. Lưu ý nên mua loại dây có độ dài từ 2.5m trở lên, loại dây này hỗ trợ nối giữa hai xe dễ dàng hơn.
Dây câu bình
Trước khi thực hiện các thao tác câu bình, bạn phải đảm bảo các cực ắc qui trong tình trạng sạch sẽ, hãy chuẩn bị khăn khô để lau chùi gỉ nếu cần thiết. Đỗ hai xe gần nhau ở vị trí có thể câu dây ắc qui dễ dàng. Khi thực hiện việc câu bình, bạn phải sử dụng phanh tay cho cả hai xe. Lưu ý phải tuyệt đối ghi nhớ việc tắt hết các thiết bị điện trên xe, ngoại trừ quạt điều hoà nhiệt bởi việc bật quạt giúp xe tránh hiện tượng tăng điện áp đột ngột.
Khi thực hiện câu bình cần cần chú ý cẩn thận để tránh nhầm nhầm lẫn
Tiếp theo, bạn nối cực dương của ắc qui hết điện với cực âm của ắc qui mồi. Khi thực hiện, bạn nên hết sức cẩn thận, tránh xảy ra trường hợp các đầu kẹp chạm, chập vào nhau. Sau đó, bạn nối cực âm của ắc qui mồi với đầu kẹp của cáp mồi. Chọn bất kì tấm kim loại nào trong khoang động cơ của xe có ắc qui hết điện và nối đầu còn lại với miệng của tấm kim loại. Lưu ý quan trọng: Không bao giờ nối trực tiếp vào cực âm của ắc qui xe hết điện. Hành động này có thể gây ra cháy, nổ, vô cùng nguy hiểm đối với người sử dụng ô tô
Thao tác cần làm tiếp theo đó là khởi động xe cho điện và tăng tốc độ một cách từ từ, khởi động xe cần nhận điện và chạy cả hai xe trong 3 phút trước khi tháo các đầu cáp. Thao tác tháo cáp cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần tháo cáp theo trình tự ngược lại khi đấu nối, cụ thể là tháo hai cực âm trước. Khi thực hiện xong các thao tác, bạn không nên để xe chuyển động ngay lập tức mà cần khởi động một lúc cho chế độ cầm chừng ổn định. Trong quá trình khởi động bằng nối điện ngoài, bạn hãy đạp nhẹ bàn đạp ga cho động cơ quay với tốc độ khoảng 2.000 vòng/phút.
Nếu không thể khởi động bằng nối điện ngoài, bạn cần kiểm tra lại các kẹp trên cáp nối xem đã chặt chưa, nhiều bạn vội vàng nên để các kẹp trong trạng thái lỏng khiến xe không thể nổ máy được. Sau đó, bạn có thể nạp lại ắc quy đã hết điện bằng cáp nội ngoài trong vài phút và khởi động lại động cơ theo cách bình thường, lúc này có thể tiếp tục sử dụng xe.
Thực hiện đúng thao tác câu bình để tránh xảy ra sự cố
Xe hết bình khi đang di chuyển sẽ gây bất tiện cho người sử dụng xe, bên cạnh đó còn gây nguy hiểm nếu xe đang đi trên đoạn đường vắng. Để tránh trường hợp xe bị hết bình giữa đường, người điều khiển phương tiện phải thường xuyên đưa xe đi bảo dưỡng để nhân viên bảo dưỡng chuyên nghiệp kiểm tra bình điện của xe.
Hãy lưu ý rằng, xe ô tô bạn luôn tiêu thụ điện một cách chủ động và bị động, dù bạn có chạy xe nhiều hay không. Ví dụ như thời tiết lạnh nên phải bật máy sưởi, thời tiết quá nóng phải sử dụng máy lạnh, thường xuyên di chuyển trên quãng đường ngắn, sử dụng quá nhiều thiết bị điện trên xe, không tắt đèn. Tất cả những hành động trên đều gây tốn điện trong bình, không chỉ riêng việc chạy xe. Tắt tất cả các thiết bị điện khi rời khỏi xe là một hành động cần thiết và nên được tạo thành thói quen.
Văn Toàn