Điều hoà ô tô nhất là dàn lạnh, dàn nóng không được vệ sinh định kỳ sẽ làm mát chậm, dễ dẫn đến các hư hỏng và sinh mùi khó chịu.





Hệ thống điều hoà ô tô gồm nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có cấu tạo và nguyên lý làm việc riêng. Do đó việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cũng sẽ khác nhau.

Vệ sinh điều hoà ô tô gồm các hạng mục chính:

  • Vệ sinh lọc gió điều hoà
  • Vệ sinh quạt gió dàn lạnh
  • Vệ sinh cửa gió dàn lạnh
  • Vệ sinh dàn lạnh
  • Vệ sinh dàn nóng

Vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô


Lọc gió điều hoà ô tô (Cabin Filter) có vai trò lọc bụi bẩn, dị vật trong không khí trước khi đi vào hệ thống điều hoà. Do đó sau một thời gian dài hoạt động, lọc gió sẽ bám đầy bụi bẩn, làm giảm hiệu quả lọc, thậm chí tắc nghẽn. Lọc gió ô tô bị bẩn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí và hoạt động của hệ thống điều hoà, mà còn là nguyên nhân khiến điều hoà ô tô có mùi hôi.


Vì thế cần vệ sinh lọc gió điều hoà thường xuyên để đảm bảo chất lượng không khí trong xe luôn tốt, cũng như giúp hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất nên vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô sau mỗi 5.000 km vận hành, thay lọc gió điều hoà ô tô định kỳ sau mỗi 15.000 – 20.000 km.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Cần vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 15.000 – 20.000 km

Cách tháo lọc gió điều hòa ô tô

Lọc gió điều hoà ô tô có hình chữ nhật, làm bằng giấy kiểu dạng xếp gấp, thường được đặt phía trong của hộp đựng đồ ở taplo phía bên ghế phụ. Do đó để lấy lọc gió trước tiên cần mở hộp đựng đồ này ra.

Cách tháo lọc gió điều hoà ô tô khá đơn giản. Bên dưới hộp đựng đồ có các chốt khoá. Bạn chỉ cần mở hộp đựng đồ, nhẹ nhàng mò và bật các chốt ở bên dưới là có thể nhấc cả hộp đựng đồ ra ngoài. Khi này bạn sẽ thấy một chiếc hộp đen, mở nắp hộp sẽ thấy lọc gió điều hoà nằm bên trong. Nhẹ nhàng nhấc lọc gió ra ngoài.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Lọc gió điều hoà ô tô thường nằm ở phía trong hộp đựng đồ ở taplo bên ghế phụ

Cách vệ sinh lọc gió điều hòa

Các bước vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô:

Bước 1: Sau khi lấy được lọc gió điều hoà ô tô ra ngoài hãy gõ nhẹ xuống sàn để bụi bẩn, dị vật rơi ra.


Bước 2: Dùng máy hút bụi, máy xịt khô… xịt vào các nếp gấp của lọc gió để loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu không có các loại thiết bị trên cũng có thể dùng cọ, khăn giấy để quét sạch bụi. Tuyệt đối không nhúng nước, xịt rửa, chà rửa lọc gió điều hoà bởi lọc gió được làm bằng giấy. Dùng nước xịt rửa sẽ làm hư lọc gió.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Có thể dùng máy hút bụi, máy xịt khô để vệ sinh sạch bụi bẩn trên lọc gió điều hoà ô tô

Bước 3: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, lắp lọc gió lại vị trí cũ. Lưu ý lắp đúng hướng (không lắp ngược chiều), ấn nhẹ 4 góc để gioăng lọc gió khít vào các rãnh.

Nếu thấy lọc gió bị bám quá nhiều bụi bẩn, dị vật… vệ sinh khó thể sạch được thì tốt nhất nên thay lọc gió điều hoà ô tô mới.

Vệ sinh quạt gió dàn lạnh điều hoà ô tô


Giống như điều hoà thông thường, điều hoà ô tô cũng có một hệ thống quạt gió nằm trong hệ thống dàn lạnh. Sau thời gian dài làm việc, quạt gió này cũng dễ bị bám bụi bẩn, làm giảm hiệu quả hoạt động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng luồng gió thổi ra. Do đó cần vệ sinh quạt gió điều hoà định kỳ.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Cần vệ sinh quạt gió điều hoà định kỳ do quạt gió cũng dễ bị bám bẩn sau thời gian dài sử dụng

Cách tháo quạt gió dàn lạnh

Quạt gió dàn lạnh thường nằm ở khu vực dưới taplo bên ghế phụ (khu vực để chân). Ngay dưới hộp đựng đồ của taplo bên phụ có các chốt để mở ốp nhựa phía dưới. Chỉ cần bậc mở các chốt này, nhẹ nhàng mở ốp nhựa là sẽ thấy quạt gió bên trong. Trước khi lấy quạt gió ra ngoài bạn cần tháo chốt dây điện, mở các ốc cố định.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Quạt gió dàn lạnh thường nằm ở khu vực dưới taplo bên ghế phụ

Cách vệ sinh quạt gió dàn lạnh

Do quạt gió làm bằng nhựa nên bạn có thể xịt rửa trực tiếp với nước. Tuy nhiên chú ý chỉ rửa phần cánh quạt màu trắng, không nhúng cả quạt gió vào nước.

Để vệ sinh quạt gió dàn lạnh tốt nhất nên đưa phần cánh quạt màu trắng dưới vòi nước đang xả. Dù cọ để quét rửa sạch các vết bẩn. Trong quá trình vệ sinh cố gắng không để nước dính vào phần hệ thống điện ở phía sau. Sau khi rửa sạch hãy lau khô rồi lắp lại quạt gió vào vị trí cũ.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Sau khi rửa sạch hãy lau khô rồi lắp lại quạt gió điều hoà ô tô vào vị trí cũ

Vệ sinh cửa gió dàn lạnh ô tô


Luồng hơi lạnh từ điều hoà hay luồng gió từ quạt gió đều thổi vào cabin xe ô tô qua hệ thống cửa gió (còn gọi là miệng gió). Cũng như nhiều chi tiết khác bên trong nội thất ô tô, sau một thời gian, cửa gió điều hoà cũng bị bám bụi bẩn.

Cách vệ sinh cửa gió điều hòa ô tô

Cách vệ sinh cửa gió điều hoà ô tô không phức tạp nhưng sẽ hơi khó do thiết kế đặc trưng của cửa gió là những thanh ngang xếp tầng có khoảng cách khá hẹp.

Để vệ sinh cửa gió bạn có thể sử dụng máy hút bụi ô tô mini, chọn đầu hút dẹp để hút sạch bụi. Sau đó lau qua bằng khăn ẩm hoặc khăn giấy ướt. Cuối cùng lau lần nữa bằng khăn khô hoặc khăn giấy khô.

Bạn cũng có thể sử dụng chai xịt vệ sinh nội thất ô tô để xịt vào các cửa gió điều hoà. Đợi tầm 5 – 10 phút rồi lau lại bằng khăn khô.

Hiện nay ở các cửa hàng ô tô có một số loại dụng cụ có thiết kế thông minh giúp vệ sinh cửa gió rất tiện. Bạn có thể mua về sử dụng để việc vệ sinh nhanh, dễ và sạch hơn.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Hiện có một số loại dụng cụ có thiết kế thông minh giúp vệ sinh cửa gió điều hoà ô tô rất tiện

Vệ sinh dàn lạnh ô tô


Sau thời gian dài sử dụng, dàn lạnh ô tô không chỉ bị bám bẩn mà còn dễ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc, dịch nhầy… do thường xuyên bị hơi ẩm. Dàn lành ô tô bị bẩn sẽ làm hiệu quả làm lạnh giảm đi đáng kể, tạo áp lực lớn lên lốc điều hoà và cả hệ thống điều hoà, gây tiêu hao nhiên liệu… Đây chính là một trong các lý do khiến điều hoà ô tô không mát, điều hoà bị kêu…

Bên cạnh đó dàn lạnh ẩm, bẩn còn làm giảm chất lượng, sự trong lành của không khí, khiến điều hoà dễ bị mùi hôi. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người dùng.

Chính nguyên nhân này mà các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo nên vệ sinh dàn lạnh điều hoà xe ô tô định kỳ mỗi năm một lần hoặc sau mỗi 20.000 – 30.000 km vận hành.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Nên vệ sinh dàn lạnh điều hoà xe ô tô định kỳ mỗi năm một lần hoặc sau mỗi 20.000 – 30.000 km vận hành

Cách tự vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà

Dàn lành ô tô nằm sâu bên trong, có cấu tạo khá phức tạp nên khó thể tự vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên định kỳ sau 1 – 3 tháng, bạn cũng có thể tự vệ sinh, khử ẩm, khử mùi cho dàn lạnh bằng dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô chuyên dụng. Loại dung dịch này hiện này được bày bán rất phổ biến, dung dịch ở dạng chai xịt sử dụng rất đơn giản.

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Có thể tự vệ sinh, khử mùi dàn lạnh ô tô đơn giản với dung dịch vệ sinh dàn lạnh chuyên dụng

Cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô như sau:

Bước 1: Tắt hết toàn bộ hệ thống điện trên xe, nhất là hệ thống quạt gió, điều hoà xe. Đóng kín toàn bộ cửa kính xe.

Bước 2: Phun xịt dung dịch vệ sinh điều hòa ô tô vào tất cả cửa gió điều hoà trên xe.

Bước 3: Bật điều hoà và quạt gió xe ở mức cao nhất. Chọn chế độ điều hoà lấy gió trong. Điều này sẽ tạo sự luân chuyển không khí, dung dịch vệ sinh theo đó được đưa vào trong hệ thống.

Bước 4: Tìm vị trí hốc lấy gió trong của điều hoà ô tô, thường nằm ở gần sàn xe bên trái ghế lái. Trong khi điều hoà đang hoạt động ở chế độ lấy gió trong, xịt phun lượng lớn dung dịch vệ sinh điều hoà ô tô vào vị trí này.

Bước 5: Tiếp đến tắt điều hoà, chỉ để lại quạt gió ở mức cao nhất. Điều này giúp không khí lưu thông nhiều hơn, khử độ ẩm. Với các trường hợp máy lạnh xe ô tô có mùi hôi nặng nên mở thay mới bọc lọc gió máy lạnh, đồng thời xịt dung dịch vào các đường nạp.

Bước 6: Tắt hết hệ thống điều hoà và quạt gió, hạ hết cửa kính, chạy xe trong tầm 5 – 10 phút.

Cách trên ngoài có tác dụng vệ sinh điều hoà còn là cách khử mùi điều hoà ô tô rất hiệu quả.

Vệ sinh dàn lạnh ô tô chuyên nghiệp

Kết hợp với cách tự vệ sinh trên, định kỳ mỗi năm hoặc sau 20.000 – 30.000 km nên đưa xe ô tô đến garage để được vệ sinh dàn lạnh bằng các phương pháp chuyên nghiệp. Với các phương pháp này, dàn lạnh và hệ thống đường ống dẫn lạnh sẽ được loại bỏ sạch hơi ẩm, mùi hôi, cặn bẩn, vi khuẩn, nấm mốc…

Có 2 phương pháp vệ sinh dàn lạnh ô tô:

Vệ sinh dàn lạnh ô tô truyền thống

Thợ sẽ tiến hành tháo mở để đưa dàn lạnh ô tô ra ngoài và vệ sinh từng chi tiết một. Ưu điểm của cách này là có thể vệ sinh triệt để.

Vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi

Với phương pháp vệ sinh dàn lạnh nội soi, đầu tiên thợ sẽ đưa camera vào soi bên trong để kiểm tra đánh giá độ bẩn của giàn lạnh. Sau đó dùng súng khí nén để xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng vào dàn lạnh.

Ưu điểm của cách này là không cần tháo mở dàn lạnh phức tạp như cách truyền thống, không cần xả ga/nạp ga điều hoà, hạn chế các rò rỉ do không phải tháo mở/lắp đặt, thời gian vệ sinh nhanh hơn…

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi có ưu điểm nhanh hơn, không phải tháo lắp phức tạp

Các dịch vụ vệ sinh dàn lạnh ô tô hiện sẽ bao gồm luôn cả vệ sinh lọc gió và quạt gió điều hoà ô tô.

Giá vệ sinh máy lạnh ô tô

Hiện nay đa phần các chủ xe chọn cách vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi để tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế các rủi ro trong quá trình vệ sinh.

Giá vệ sinh máy lạnh ô tô chỉ từ 400.000 – 600.000 đồng/lần. Trong trường hợp kết hợp vệ sinh luôn cả dịch vụ vệ sinh nội thất xe thì giá chỉ từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/lần.

Vệ sinh dàn nóng điều hoà ô tô


Sau một thời gian hoạt động dàn nóng điều hoà ô tô cũng bị bám bụi bẩn, thậm chí còn nhiều bụi bẩn hơn so với dàn lạnh do nằm ngay phía đầu của khoang động cơ. Dàn nóng bị bẩn sẽ khiến quá trình xả nhiệt bị cản trở. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống điều hoà nhất là lốc điều hoà. Đây chính là nguyên nhân khiến điều hoà không mát, lốc điều hoà bị hư…

Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Kinh nghiệm vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả
Dàn nóng ô tô rất nhanh bị bẩn do nằm ngay phía đầu của khoang động cơ

Cách vệ sinh dàn nóng điều hoà ô tô

Vệ sinh dàn nóng ô tô không phức tạp như dàn lạnh do dàn nóng nằm ngay đầu khoang động cơ xe. Vì thế có thể dùng vòi nước để xịt rửa trực tiếp. Tuy nhiên xịt rửa dàn nóng máy lạnh xe hơi cũng cần có kỹ thuật để không ảnh hưởng đến các chi tiết khác bên trong khoang động cơ. Nếu chưa có kinh nghiệm tốt nhất nên đưa xe đến garage để vệ sinh.

Giá vệ sinh dàn nóng ô tô chỉ tầm 200.000 đồng/lần. Hiện nay có nhiều nơi cung cấp dịch vụ vệ sinh dàn nóng kết hợp vệ sinh khoang máy ô tô với giá chỉ từ 600.000 – 1.000.000 đồng/lần.

Hoàng Minh

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất