Trọng tâm của kế hoạch Reimagine sẽ là điện khí hóa cả hai thương hiệu Land Rover và Jaguar trên những kiến trúc riêng biệt với hai cá tính rõ ràng, độc đáo.
Bằng cách đột phá nền tảng mới, đương đầu với những thách thức mới và không bằng lòng với những gì mong đợi, Land Rover thực sự giúp mọi người cảm nhận được tinh thần ‘Above and Beyond’. Trong 5 năm tới, Land Rover sẽ chào đón 6 biến thể chạy hoàn toàn bằng điện và hãng tiếp tục là hãng xe SUV hạng sang dẫn đầu thế giới thông qua 3 dòng xe Range Rover, Discovery và Defender. Phiên bản chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên sẽ ra mắt vào năm 2024.
Mục tiêu của Jaguar Land Rover là đạt được mức không phát thải carbon trên toàn bộ chuỗi cung ứng, sản phẩm và hoạt động của mình vào năm 2039. Quá trình phát triển đã được tiến hành với các nguyên mẫu sẽ xuất hiện trên các con đường của Vương quốc Anh trong vòng 12 tháng tới như một phần của chương trình đầu tư dài hạn.
Tính bền vững mang lại một chuẩn mực mới về tác động đến môi trường và xã hội đối với lĩnh vực đồ xa xỉ là nền tảng cho sự thành công của Reimagine. Một nhóm tập trung mới sẽ được trao quyền để xây dựng và đẩy nhanh những đổi mới tiên phong trong các khoản đầu tư vật chất, kỹ thuật, sản xuất, dịch vụ và kinh tế đầu tư
Land Rover sẽ sử dụng Kiến trúc theo chiều dọc mô đun linh hoạt (MLA) sắp ra mắt. Nó sẽ cung cấp động cơ đốt trong điện khí hóa (ICE) và các biến thể chạy hoàn toàn bằng điện khi công ty phát triển dòng sản phẩm của mình trong tương lai. Ngoài ra, Land Rover cũng sẽ sử dụng Kiến trúc mô-đun điện thiên hướng thuần điện (EMA) cũng sẽ hỗ trợ ICE điện khí hóa tiên tiến.
Để tự tin hiện thực hóa tầm nhìn về phương tiện di chuyển sang trọng hiện đại, công ty sẽ hợp tác chặt chẽ hơn và chia sẻ kiến thức với các công ty thuộc Tập đoàn Tata để tăng cường tính bền vững và giảm phát thải cũng như chia sẻ các phương pháp hay nhất trong lãnh đạo phát triển công nghệ, dữ liệu và phần mềm thế hệ tiếp theo. Jaguar Land Rover là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tata Motors, trong đó Tata Sons là cổ đông lớn nhất, kể từ năm 2008.