Vệ sinh khoang động cơ tuy khá phức tạp, nhưng hoàn toàn có thể tự làm tại nhà nếu nắm được cách thực hiện.

Lợi ích khi vệ sinh khoang động cơ thường xuyên

Rất nhiều người dùng xe ô tô quan tâm tới việc rửa xe hay tân trang xe, nhưng lại ít có khái niệm về vệ sinh khoang máy trong quá trình sử dụng. Một số người có để tâm đến việc này, nhưng chỉ là do được trung tâm bảo dưỡng khuyến cáo hoặc do sự cẩn thận của bản thân, chứ thật sự không biết đến lợi ích cụ thể của công việc đó là gì. Việc vệ sinh khoang động cơ là một việc làm hết sức cần thiết. Cũng như hàng ngày bạn phải tắm rửa để cơ thể sạch sẽ, thoải mái, sảng khoái cho các công việc trong ngày tiếp theo, việc vệ sinh này sẽ giúp cho xe hoạt động hiệu quả, các thiết bị, động cơ trong capo duy trì, tuổi thọ được lâu dài.





Khi các chất bẩn như bụi, lá cây, bám vào bề mặt sẽ làm giảm quá trình tản nhiệt, khiến máy bị nóng nhanh hơn. Chỉ cần vài chiếc lá nhỏ lọt xuống phía dưới cùng của kính chắn gió và hệ thống điều hòa cũng có thể khiến đường lấy gió bị tắc. Đồng thời, với việc tồn tại nhiều chất hữu cơ trong khoang động cơ sẽ là cơ hội làm tổ cho một số loài con vật nào đó. Việc làm tổ, và sinh sống của con vật đó trong đấy sẽ gây hại đến hệ thống điện cho tới đường ống dẫn.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Nên vệ sinh khoang động cơ định kỳ

Không giống như việc rửa xe hay bảo dưỡng xe phải làm thường xuyên, vệ sinh khoang động cơ chỉ cần làm từ 2 – 3 lần/năm. Công việc này không phải làm một cách qua loa mà cần phải có sự hiểu biết và các kỹ năng cần thiết, làm một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Khi đó kết quả mới đem lại như mong muốn, không gây ra hậu quả đáng tiếc.

Đồng thời, sau khi vệ sinh khoang động cơ được sạch bong, bạn sẽ kiểm tra tình trạng của động cơ xe một cách đơn giản hơn. Đồng thời, sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố hỏng hóc cần phải bảo dưỡng hoặc thay thế. Cũng có thể phát hiện ra được các điểm rò rỉ nhớt để thay thế zoăng, phớt hoặc có những biện pháp xử lý khác để chiếc xe của bạn luôn trong tư thế sẵn sàng trên mọi nẻo đường, mang lại sự an toàn cho bạn và những người trên xe.


Đọc thêm: Thảm lót sàn ô tô 5D TPHCM

Cách tự vệ sinh khoang động cơ ô tô

Chuẩn bị

Trước khi bắt tay làm bất cứ một công việc nào đó thì khâu chuẩn bị các vật dụng cần thiết là vô cùng quan trọng. Công việc vệ sinh này chúng ta cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:
• Đồ bảo hộ (khẩu trang, gang tay, ủng, kính bảo hộ)
• Chổi mềm
• Khăn vải mềm, khô (không dùng các khăn đã dính dầu mỡ )
• Dung dịch tẩy rửa đa năng
• Túi bóng
• Vòi phun nước cao áp
• Bàn chải hoặc chổi quét sơn
• Dung dịch hóa chất để dưỡng máy hay dầu đánh bóng.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Đừng quên chuẩn bị cả vòi phun nước cao áp

Các bước làm sạch khoang động cơ ô tô

Để khoang động cơ ô tô được sạch bong mà không mất công mang xe tới gara hay phải chi trả quá nhiều tiền cho việc vệ sinh này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Mở nắp capo

Khoang động cơ là một khu vực nóng, đặc biệt là vào những ngày nhiệt độ cao. Vì thế, để tránh tình trạng gây bỏng trong quá trình làm sạch, cũng như đảm bảo tuổi thọ cho các bộ phận của xe, bạn cần phải mở nắp capo trong khoảng nửa tiếng đến một tiếng để giảm nhiệt. Nếu xe của bạn có nắp đậy động cơ bằng chất dẻo thì tháo nắp đó ra, sẽ giúp cho công việc vệ sinh dễ dàng hơn.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Mở nắp capo
  • Bước 2: Quét bỏ bụi bẩn, lá khô

Khi động cơ đã “nguội”, bạn tiến hành quét bỏ bụi bẩn, lá khô, các chất hữu cơ có trong đó. Bạn dùng chổi quét sơn hoặc sử dụng một bàn chải có lông cứng để thực hiện bước này đặc biệt cần lưu ý tới các vị trí lưới tản nhiệt và trong những ngóc ngách giữa các đường ống. Công việc này hết sức đơn giản, nhưng lại giúp cho công tác vệ sinh được sạch sẽ và nhanh chóng hơn.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Quét bỏ bụi bẩn, rác bên trong khoang máy ô tô
  • Bước 3: Bọc túi bóng


Xe hơi ngày nay có rất nhiều các linh kiện điện tử, đặc biệt có một số bộ phận nhạy cảm, dễ hỏng như ắc quy, bộ đánh lửa, bộ chế hòa khí, dây cao áp, hộp đen cuộn dây điện… Chính vì vậy, để tránh tiếp xúc với nước và các dung dịch tẩy rửa, bạn cần bọc túi bóng lên các chi tiết này. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm băng dính để gia cố, chắc chắn hơn. Riêng với cổ hút gió, bạn có thể dùng khăn sạch để bịt kín cổ, tránh cho nước không vào được buồng đốt vì việc bọc túi bóng tại điểm này khá khó khăn.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Bọc túi nilon cho các chi tiết, bộ phận nhạy cảm bên trong khoang máy
  • Bước 4: Phun dung dịch tẩy rửa đa năng lên khoang động cơ

Việc sử dụng dung dịch tẩy rửa khoang động cơ là một việc cũng vô cùng quan trọng. Bạn phải lựa chọn sản phẩm dung dịch phù hợp với động cơ với xe của mình, cũng cần đảm bảo thân thiện với môi trường. Tốt nhất, bận nên dùng loại dung dịch tẩy nhờn dạng axit. Bạn dùng một lượng dung dịch tẩy rửa vừa phải, phun đều lên toàn bộ khoang động cơ.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Phun dung dịch tẩy rửa đa năng lên khoang động cơ ô tô

Việc phun dung dịch tẩy rửa có tác dụng giúp làm mềm, hòa tan chất bẩn dầu mỡ bám lại trên bề mặt động cơ loại bỏ cặn bã trên bề mặt của khoang động cơ. Do dung dịch tẩy rửa là hóa chất, nên với bước này, trước khi thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị đủ các công cụ bảo hộ như: khẩu trang, gang tay, ủng, kính mắt… để đảm bảo mọi an toàn cho bản thân.

  • Bước 5: Dùng chổi mềm lau nhẹ bề mặt khoang động cơ

Khâu này là một bước cũng vô cùng quan trọng trong công tác vệ sinh khoang động cơ được sạch bóng. Dùng chiếc chổi mềm bạn đã chuẩn bị từ trước lau nhẹ bề mặt khoang động cơ. Cần chú ý các vị trí bẩn, dính dầu mỡ mà mắt thường chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy, ở các kẽ khoang động cơ. Với các bộ phận điện tử nên không được xịt nước, thay vào đó chúng ta dùng bàn chải đánh răng cũ cọ sạch các ngõ ngách, kẽ.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Dùng chổi mềm lau nhẹ bề mặt các chi tiết bên trong khoang động cơ ô tô
  • Bước 6: Phụt rửa bằng nước sạch

Trước hết, bạn nên phun nhẹ để rửa trôi tạm thời các chất bụi bẩn, dầu nhớt. Thao tác này, giúp bạn nhìn sơ qua được chỗ nào sạch và những chỗ vẫn còn bẩn, đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho động cơ. Bạn lại tiếp tục quay lại bước số 4 và 5 nhưng chỉ áp dụng ở vị trí mà vẫn còn bụi bẩn, dầu mỡ cho đến khi nào sạch thì thôi.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Phun nước sạch tẩy rửa khoang ô tô

Sau khi các chi tiết phía trong của capo đều được đánh sạch bong, bạn dùng vòi nước áp xuất cao xối thẳng vào để rửa trôi dung dịch tẩy rửa kèm theo các chất bẩn. Bước này rất quan trọng, nếu hóa chất dùng để vệ sinh không được tiến hành vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn các chi tiết trong khoang máy, rất nguy hiểm. Cần lưu ý, bạn cần tránh phun nước trực tiếp lên các đầu mối điện, điện tử, cổ hút gió. Khi đã rửa sạch các vị trí bên trong, ta tiếp tục quay ra rửa nắp máy để hoàn thiện bước này.

  • Bước 7: Xịt khô và lau khô bằng khăn vải mềm

Sau khi phụt rửa làm sạch bằng nước, bạn tiến hành xịt khô và lau khô bằng khăn vải mềm, loại thấm hút tốt. Tuyệt đối khi vệ sinh không nên tiết kiệm mà sử dụng các khăn đã dính dầu mỡ, rất dễ bắt lửa, gây ra cháy nổ, cần tránh tiếp xúc với những nguồn dễ phát sinh cháy.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Xịt khô để loại bỏ sạch nước trong khoang động cơ ô tô
  • Bước 8: Tháo túi bóng

Sau khi rửa xong, bước tiếp theo chính là tháo túi bóng tránh nước và hóa chất mà ở bước 3 bạn đã tiến hành, để bọc các bộ phận nhạy cảm.

  • Bước 9: Đánh bóng hoặc xịt hóa chất dưỡng máy

Để kết thúc cho công việc vệ sinh khoang động cơ một cách chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng một loại dầu chống dính, dầu tách ở dạng xịt. Xịt vào các thiết bị, vật dụng bằng nhựa hoặc cao su. Việc này, sẽ mang đến một lớp phủ bóng, bền và tạo một lớp chắn giúp vật liệu khỏi bị khô và nứt vớ.

Nếu như bạn không quá cầu kì về hình thức bên ngoài mà quan tâm đến chất lượng bên trong, thì thay vì việc đánh bóng bạn có thể chọn xịt hóa chất dưỡng máy cho khoang động cơ. Việc này có có tác dụng gì và có cần thiết không? Thì tôi xin trả lời đây là một trong những bước cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là với thời tiết khí hậu như nước ta.

Với khí hậu nóng ẩm và bụi bẩn nhiều, khiến cho các khoang động cơ nhanh chóng bị đóng cặn hay bị ăn mòn lốc máy dẫn đến tình trạng hở các mạch tiếp xúc điện. Việc xịt hóa chất dưỡng máy có tác dụng tạo nên lớp bảo vệ bằng hóa chất giúp cho các chi tiết bằng kim loại khó bị bám bẩn và ăn mòn, các phần nối của hệ thống điện dễ dàng tiếp xúc tốt hơn trong điều kiện khắc nghiệt.

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang động cơ ô tô sạch bóng, không tốn tiền ra gara
Dùng sáp hay hoá chất bảo vệ các chi tiết trong khoang máy

Vậy bước xịt hóa chất dưỡng máy được tiến hành như thế nào? Đầu tiên chúng ta cầm chai hóa chất xịt các dưỡng chất bảo bệ lên bề mặt các chi tiết trong khoang máy. Sau đó ta dùng khăn khổ sạch, lau miết các hóa chất để giúp nó nhanh chóng thẩm thấu xuống cả những bộ phận bị khuất bên dưới. Đợi một lúc cho hóa chất khô thì ta đóng máy lại và chuẩn bị cho việc đề nổ và khởi động kiểm tra xe. Như vậy là ta đã hoàn thành xong các bước của việc vệ sinh khoang động cơ.

So với việc bạn rửa bề mặt xe ô tô, thi công tác vệ sinh khoang động cơ sạch bong lại mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, những gì bạn thu lại khi bỏ công sức ra là không hề nhỏ. Động cơ của bạn vừa được làm sạch, vừa giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi mang xe tới gara vệ sinh. Đồng thời, giúp động cơ của bạn được bền, chiếc xe của bạn sử dụng được lâu dài hơn. Sau khi rửa xong bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ nét trước và sau khi vệ sinh khoang máy. Nhìn lại thành quả, chắc hẳn bạn sẽ tích cực vệ sinh khoang máy cho ô tô của mình trong thời gian tới.

Nguyễn Minh


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất