Do hoạt động với tần suất cao, nên máy lạnh ô tô cần được bảo dưỡng thường xuyên để tránh bị các hỏng hóc ngoài ý muốn.

Cấu tạo máy lạnh xe ô tô

Về cơ bản, máy lạnh (điều hoà) của xe ô tô cũng có kết cấu tương tự với hệ thống điều hòa sử dụng trong các căn hộ, chủ yếu gồm có các bộ phận như: bình ngưng (giàn nóng), dàn lạnh, van giảm áp, máy nén và bộ lọc khô.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Cơ chế hoạt động của dàn lạnh trong xe ô tô
  • Dàn lạnh: hấp thu nhiệt độ từ môi trường trong xe, chuyển môi chất làm lạnh (thường sử dụng gas) về dạng khí và đẩy vào máy nén.
  • Máy nén: có tác dụng nén môi chất làm lạnh từ dạng khí về dạng lỏng, chuyển môi chất từ áp suất thấp lên áp suất cao để đưa vào dàn nóng. Ngoài ra, máy nén đóng vai trò điều phối toàn bộ môi chất trong hệ thống làm lạnh của xe ô tô.
  • Bình ngưng hay dàn nóng: chính là bộ tản nhiệt. Môi chất làm lạnh được đẩy vào bình ngưng, chuyển thành chất lỏng dưới dạng áp suất cao, chuyển trực tiếp về van tiết lưu để giảm áp.
  • Van giảm áp: khi môi chất ở dạng thái lỏng và áp suất cao về đến van tiết lưu sẽ được phun thành dạng sương. Trong lúc này, áp suất của môi chất đột ngột giảm mạnh sẽ làm nhiệt độ hạ thấp và tạo ra hơi mát cho cabin xe.
  • Bộ lọc khô: thiết bị này giúp bài trừ hơi nước khi môi chất được đẩy ra khỏi dàn nóng. Bình hút ẩm có tác dụng rất quan trọng bởi nó giúp tránh tình trạng nước đóng băng trong hệ thống gây ra những hư hại không đáng có.





Trong một số dòng xe ô tô kiểu cũ, nhà sản xuất không sử dụng van giảm áp mà thay vào đó là một bộ ống tiết lưu. Hai thiết bị này có công dụng như nhau nhưng trong hệ thống dùng ống tiết lưu sẽ không có bộ lọc khô, mà thay vào đó là một bình gas ngay phía trước máy nén. Bình gom gas này cũng được tích hợp bộ hút ẩm ở phía trong. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại hệ thống làm lạnh trên là môi chất được trữ ở bộ lọc khô trên đường cao áp với máy lạnh dùng van tiết lưu; và môi chất được trữ ở bình gom gas trên đường hạ áp với máy làm mát dùng ống tiết lưu.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Hệ thống làm lạnh sử dụng bầu gas

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô

Kiểm tra lọc gió

Lọc gió quá bụi bẩn chính là nguyên nhân gây cản trở hoạt động lưu thông không khí, làm giảm hiệu năng của hệ thống điều hòa. Lọc gió cabin có thể dễ dàng vệ sinh sạch sẽ và thay mới. Hầu hết các hãng xe đều khuyến khích khách hàng nên thay lọc gió sau khoảng 2 năm sử dụng để đảm bảo cho máy lạnh xe hoạt động hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có bán khá nhiều loại lọc gió khác nhau. Chủ nhân xe có thể chọn các loại lọc gió cơ bản hoặc loại có tích hợp than hoạt tính để khử mùi trong xe. Tuy nhiên, người dùng xe cần lưu ý chọn đúng loại để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của điều hòa.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Lọc gió bám bụi có thể là nguyên nhân khiến điều hoạt hoạt động không hiệu quả

Kiểm tra hiệu quả hệ thống làm lạnh

Nếu vệ sinh sạch sẽ lọc gió mà vẫn không khiến điều hòa hoạt động tốt hơn, người dùng xe nên tiến hành một bước kiểm tra toàn diện hệ thống làm lạnh, để xác định nguyên nhân hỏng hóc, từ đó đưa ra giải pháp sửa chữa. Chủ nhân xe chỉ cần khởi động máy, giữ ga xe ở dài vòng tua khoảng 2.000 vòng/phút và bật điều hòa hết công suất. Duy trì thao tác này khoảng 10 phút để hệ thống làm lạnh chạy ổn định. Tiếp theo, người lái đặt một chiếc nhiệt kế vào cửa gió hoặc phía trước của điều hòa khi máy, lạnh đang hoạt động ở công suất tối đa. Nếu hệ thống điều hòa tốt nghĩa là sau vài phút, nhiệt độ ở cửa lạnh phải thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ C.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Chạm tay vào cửa gió là cách đơn giản đánh giá hoạt động của điều hòa


Trong trường hợp không có nhiệt kế, bạn có thể chạm tay vào cửa gió và cố gắng cảm nhận sự chênh lệch nhiệt độ này. Nếu điều hòa vẫn chạy nhưng không tỏa ra hơi mát, có thể nguyên nhân xuất phát từ việc doăng cao su bị hở hoặc trượt dây đai dẫn động lốc máy lạnh. Đây là trường hợp rất thường gặp ở những xe sử dụng lâu năm.

Sau 15 phút hoạt động hết công suất, nếu dưới gầm xe và đoạn đường ống dẫn gas về máy nén khô ráo, không có nước đọng thì khả năng cao là lượng gas trong hệ thống làm mát đã giảm mạnh. Chủ nhân xe cần phải mang xe đi bảo dưỡng và bổ sung thêm gas. Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng xấu tới hiệu năng của điều hòa đó là dàn nóng hoặc dàn lạnh bị bám bụi bẩn quá nhiều. Bụi làm cản trở quá trình lưu thông khí và tản nhiệt, từ đó khiến hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu quả, nhanh hư hỏng.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Dàn nóng/lạnh bị két bẩn khiến điều hòa bị hỏng

Kiểm tra mắt ga (còn gọi là kính trong)

Với một số phiên bản xe, nhà sản xuất đã lắp đặt một thiết bị gọi là “mắt ga” vào phía trong bộ lọc khô để quan sát, đánh giá tình trạng của môi chất bên trong hệ thống làm mát. Từ chiếc kính này, người dùng có thể phán đoán được một số lỗi phía trong bộ lọc như:

  • Kính trong: Lượng môi chất có thể đã cạn gần hết. Chủ xe cần nhanh chóng đưa xe đi bổ sung thêm môi chất.
  • Kính có bọt khí: Điều hòa đang bị thiếu gas, cần phải nhanh chóng bổ sung gas hoặc nạp lại gas hoàn toàn nếu cần thiết.
Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Mắt ga được lắp đặt trong bộ lọc khô

Đo áp suất của các đường vận chuyển môi chất

Nếu có đầy đủ trang thiết bị, chủ nhân xe có thể trực tiếp tiến hành bước kiểm tra áp suất. Hai đồng hồ đo áp sẽ được lắp đặt vào hai vị trí trên đường cao áp và đường hạ áp của hệ thống làm mát. Trong trường hợp điều hòa hoạt động tốt, áp suất ở đường hạ áp trong khoảng từ 25 – 35 PSI, với đường cao áp, thông số này là 170 – 200 PSI.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Thiết bị đo áp suất máy lạnh
  • Trường hợp 1: Áp suất cả hai đường đều sụt giảm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ những vết nứt, vết rò rỉ trong đường ống hoặc hai dàn nóng lạnh.
  • Trường hợp 2: Cả hai đường đều có áp suất vượt chuẩn. Đây là do lượng gas nạp vào hệ thống vượt quá mức hoặc cả hai đường cao áp, hạ áp đều đang trong tình trạng bị tắc nghẽn bởi tạp chất.
  • Trường hợp 3: Một trong 2 đường có áp suất không đạt chuẩn, tuyến còn lại áp suất vượt chuẩn. Các thông số trên đang phản ánh tình trạng tắc nghẽn ở đường cao áp. Lỗi này tương đối khó giải quyết bởi điểm bị nghẽn có thể suất hiện ở nhiều nơi như: van giảm áp, máy nén, két, bình gas hoặc thậm chí bộ lọc. Chủ xe cần mang xe ra nơi sửa chữa để được tư vấn kỹ càng hơn.

Một số mẹo giúp tăng độ bền cho máy lạnh ô tô

Trong quá trình sử dụng, có rất nhiều những mẹo nhỏ mà người lái xe dễ dàng ghi nhớ để làm gia tăng hiệu năng hoạt động của hệ thống làm mát.

Bật tắc AC hợp lý


Nhiều chủ sử dụng có thói quen khởi động hệ thống làm mát ngay khi ngồi vào xe. Thực tế, thói quen này vô cùng có hại cho bình điện bởi toàn bộ xe phải chịu tải cực lớn trong khi dải vòng quay vẫn ở mức thấp. Để khắc phục điều này, người lái nên tập thói quen để xe chạy ổn định mới khởi động điều hòa. Trong lúc chờ đợi này, chủ xe có thể mở hết cửa sổ để giảm bớt hơi nóng trong cabin.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Người sử dụng xe cần nắm được thời điểm bật tắt AC chính xác

Ngoài ra, chủ xe cũng không nên chọn mức làm mát cao nhất mà cần bắt đầu từ mức thấp nhất, sau đó tăng từ từ đến lúc cảm thấy phù hợp. Trái ngược với lúc bật, người điều khiển xe cần tắt AC trước, vài phút sau đó mới tắt máy xe. Không nên tắt cùng lúc động cơ và điều hòa bởi sẽ làm giảm tuổi thọ của hệ thống làm mát.

Linh hoạt giữa các chế độ gió

Những chiếc xe phiên bản mới hiện nay đã được trang bị chế độ lấy gió tự động để chuyển đổi linh hoạt thông qua các cảm biến như ô nhiễm, ẩm ướt… Nhưng với những phiên bản xe cũ, người dùng cần phải linh hoạt trong quá trình lấy gió. Khi di chuyển trong điều kiện trời mưa, người điều khiển xe nên chọn lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào và gây đọng nước trong cabin, máy nén. Nếu thấy có hơi nước đọng mờ ở kính cabin, cần phải chuyển sang chế độ sấy.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Xe ô tô hiện nay có nhiều cài đặt chế độ gió

Nếu phải vượt qua những vũng nước ngập sâu, chủ xe nên tắt điều hòa. Thao tác này sẽ giúp quạt điều hòa không bị kẹt bởi rác, giảm khả năng bị cháy cầu trì. Hơn nữa, dùng hệ thống làm lạnh khi nước ngập cũng sẽ làm tắc nghẽn lưới lọc và van giảm áp, từ đó khiến điều hòa  hoạt động kém hiệu quả. Với những khu vực nhiều bụi bẩn, chủ xe ô tô nên ưu tiên chế độ gió trong. Chế độ này giúp màng lọc và hai dàn nóng lạnh không phải tiếp nhận quá nhiều bụi bặm và xác cả côn trùng.

Chọn dầu bôi trơn phù hợp

Mỗi hãng xe hoặc một loại hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo người dùng nên sử dụng một loại dầu bôi trơn nhất định. Chủ sử dụng xe cần phải ghi nhớ điều này để lựa chọn đúng loại để chọn thay dầu cho máy. Ngoài ra, dầu là nguồn bôi trơn duy nhất cho máy nén. Do đó, chủ xe ô tô cần lưu ý đế việc bổ sung dầu thường xuyên, tránh tình trạng cạn kiệt dầu khiến máy nhanh hư hỏng.

Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng máy lạnh ô tô cực đơn giản
Cần kịp thời bổ sung dầu cho máy nén điều hòa

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về việc vệ sinh, bảo dưỡng cho hệ thống máy lạnh của xe ô tô. Nếu gặp vấn đề với các thiết bị trong máy lạnh, chủ xe ô tô nên nhanh chóng mang xe tới hãng hoặc các cửa hàng sửa xe uy tín để nhanh chóng khắc phục và tiết kiệm các khoản phí sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Vương Tuấn

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất