Khi lớp sơn xe ô tô bị xỉn màu, bị ô-xi hóa, việc thay mới hoàn toàn sẽ rất tốn kém. Chỉ cần áp dụng những bước sau đây, bạn có thể yên tâm lớp sơn xe của mình sẽ luôn sáng loáng và bóng bẩy như mới.

I. Tại sao phải chăm sóc và bảo vệ lớp sơn xe ô tô?

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô

Bảo vệ lớp sơn xe ô tô vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp tăng giá trị bán lại 

Không phải ngẫu nhiên mà các chủ xe được khuyến cáo luôn giữ cho ô tô càng sáng bóng càng tốt. Và tất nhiên, không phải lúc nào đó cũng là một nhiệm vụ bất khả thi. Một lý do quan trọng đó là gìn giữ lớp sơn của xe cũng đồng nghĩa với bảo vệ giá trị của xe.





Cái giá để trả cho một chiếc xe là không nhỏ nên các nỗ lực bảo vệ vẻ ngoài của xe là điều hoàn toàn dễ hiểu. Một chiếc xe có ngoại thất đẹp đẽ chắc chắn dễ bán lại hơn là một cục sắt hoen gỉ. Ngoài ra, giữ xe sáng bóng còn giúp tạo ấn tượng tích cực đối với người khác, đặc biệt trong những dịp quan trọng như hẹn hò, du lịch hay phỏng vấn xin việc.

Để có thể giữ vẻ ngoài sáng bóng cho xe đòi hỏi lớp sơn luôn trong tình trạng tốt, bóng và lên màu tốt. Tuy vậy, nhiều chủ xe không để tâm tới lớp sơn xe và hậu quả là xe trông ngày càng xỉn màu theo năm tháng. Cuối cùng, lớp sơn bị oxi hóa đến nỗi phải thay toàn bộ lớp sơn mới có thể cứu vãn được vẻ đẹp bên ngoài.

Theo các chuyên gia kinh nghiệm về sử dụng ô tô, tình trạng trên hoàn toàn có thể ngăn chặn từ sớm. Kể cả khi lớp sơn xe đã bắt đầu phai màu thì vẫn không phải là quá muộn để bắt tay vào công đoạn “phục hồi” vẻ đẹp cho xe. Hãy cùng Oto.com.vn tìm hiểu xem quá trình làm mới lớp sơn xe ô tô bao gồm những bước nào nhé!

II. Nguyên nhân khiến sơn xe ô tô bị xuống cấp

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô

Ánh nắng mặt trời – Một nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới lớp sơn ô tô


Lần đầu tiên cầm chìa khóa xe và lái chiếc xe sáng loáng về nhà, hẳn ai cũng kì vọng “xế cưng” sẽ luôn đẹp đẽ, bóng bẩy như vậy. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra là tia nắng mặt trời là một nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới lớp sơn ô tô.

Thủ phạm chính là tia UV từ mặt trời với khả năng làm phai màu sơn xe nhanh hơn là bạn nghĩ. Bất kỳ lúc nào bạn đỗ xe dưới ánh mặt trời chói chang, xe bạn cũng đã phải chịu những phản ứng hóa học tai hại. Tiếp xúc với bụi bẩn và những chất gây ô nhiễm môi trường khác cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề cho vỏ sơn xe.

Theo thời gian, lớp sơn xe sẽ bị phai màu nếu không được chăm sóc đúng cách. Sự bào mòn tăng lên và cuối cùng trở nên oxi hóa – đến lúc đó những vệt trắng xấu xí xuất hiện, khiến xe bạn không khác gì bị nhiễm bệnh.

III. Các bước làm mới lớp sơn xe ô tô

1. Rửa xe ô tô

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô

Bước đầu tiên giúp cải thiện ngoại thất của xe đó là làm sạch. Bạn cần phải loại bỏ tất cả những mảnh vụn tích tụ trên xe trong quá trình di chuyển. Không chỉ là bụi bẩn, bùn đất mà còn cả vết xăng dầu, vân tay, những con bọ, côn trùng và tất cả những mảnh nhỏ nào còn bám trên xe.

Nước rửa bát có thể giải quyết tốt những vấn đề trên, tốt nhất nên dùng nước rửa chuyên dùng cho ô tô. Để đảm bảo độ sạch sẽ, hãy rửa xe hai lần trước khi bắt tay vào công đoạn tiếp theo.

2. Loại bỏ những chất bẩn ngoài bề mặt xe ô tô

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô


Bạn đã rửa xe xong và chắc chắn đã loại bỏ hết bụi bẩn. Thực tế, rửa xe thôi không thể loại bỏ hết tất cả những chất bẩn ra khỏi bề mặt của xe. Những chất bẩn đó là gì?

Chất bẩn ngoài bề mặt bao gồm nhiều phần tử đến từ chất ô nhiễm không khí, nhựa đường, sơn phun quá tay,… Một số chất bẩn này không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng vẫn hiện hữu và có thể cản trở nỗ lực phục hồi lớp sơn sáng bóng của xe. Những chất bẩn này thường bám chặt trên xe và rất khó để loại bỏ.

Sau khi rửa xong xe, hãy thử mẹo nhỏ này: lấy một chiếc túi bóng, luồn tay vào trong và chà xung quanh bề mặt xe. Túi bóng giúp tăng độ nhạy cảm của tay, nhờ đó bạn có thể cảm nhận những chất bẩn nhỏ lẫn siêu nhỏ mà không thể nhìn thấy bằng mắt. Từ đó, định vị các chất bẩn cứng đầu nằm ở đâu trên lớp sơn xe.

Tiếp đến, mua một ít đất sét tẩy bề mặt sơn xe ở các đại lý ô tô như Sonus SFX Ultra-Fine Detailing Clay hay Meguiars Professional Detailing Clay. Chất liệu kỳ diệu này có thể loại bỏ chất bẩn mà không làm tổn hại đến lớp sơn xe và đạt hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp với chất bôi trơn cho đất sét (cũng được bày bán ở các đại lý). Đảm bảo làm theo các bước hướng dẫn một cách cẩn thận.

3. Tái tạo lớp sơn xe ô tô

Ở bước này, hãy tìm xem xe có dấu vết hư hại nào ở lớp sơn không, ví dụ như vết xước. Nếu phát hiện thấy vết xước nhỏ chỉ ảnh hưởng rất ít đến lớp vỏ sơn, bạn có thể giải quyết bằng hợp chất đánh bóng được bày bán ở bất kỳ đại lý nào.

4. Tạo độ bóng cho xe ô tô

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô

Bạn sẽ cần phải loại bỏ những vết xước nhỏ và những vệt hình xoắn trên vỏ xe bằng một số chất làm bóng cho xe. Một số chất tạo độ bóng cho sơn xe bao gồm Four Star Ultimate PreWax Cleaner và 3M One Step Cleaner Wax. Bạn có thể cân nhắc mua dụng cụ đánh bóng dạng xoay hoặc tác động kép để hỗ trợ do dụng cụ này hoạt động hiệu quả hơn so với đánh bóng thủ công.

5. Bôi chất làm kín (sealant)

Đến bước này, lớp sơn xe của bạn chắc hẳn đã tương đối đẹp đẽ rồi, nhưng bạn cần đảm bảo duy trì độ bền vững của nó. Và đó là nhiệm vụ của chất làm kín lớp sơn, dễ sử dụng và giúp bảo vệ sơn xe nhiều tháng liền. Một thương hiệu có thể giúp bảo vệ sơn xe đến một năm là Klasse High Gloss Sealant Glaze. Một lựa chọn phổ biến khác là Wolfgang Deep Gloss Paint Sealer 3.0.

IV. Các cách chăm sóc và bảo vệ sơn xe ô tô 

Hướng dẫn phục hồi và làm mới sơn xe ô tô

Nếu bắt buộc phải đỗ xe ngoài trời, bạn có thể tránh tác động của ánh nắng mặt trời và quá trình oxi hóa bằng cách sử dụng tấm phủ xe. Thậm chí, một số người còn dùng tấm phủ xe kể cả khi đỗ xe trong nhà nhằm giúp giảm thiểu tích tụ bụi bẩn ở những bộ phận bên trong của xe và cả ở ngoại thất xe.

Trong điều kiện không được bảo vệ và phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lớp sơn xe sẽ nhanh chóng bị oxi hóa. Sau một năm không được chăm sóc và bảo vệ, lớp sơn sẽ bị phai màu, xỉn màu và xù xì.

Oxi hóa nhẹ chưa hẳn là nghiêm trọng khi có thể giải quyết bằng đất sét tẩy bề mặt. Oxi hóa nặng với bề mặt sơn xù xì và hoàn toàn xỉn màu có thể sẽ đòi hỏi phải thay mới hoàn toàn lớp sơn xe. Tuy nhiên, vẫn có thể có những giải pháp giúp phục hồi vẻ ngoài sáng bóng của sơn xe kể cả khi bị oxi hóa nặng, như những bước Oto.com.vn hướng dẫn ở trên.

Ngoài ra, để bảo vệ lớp sơn xe ô tô, bạn cũng nên rửa xe thường xuyên để loại bỏ những chất bẩn có thể làm tổn hại sơn xe.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất