Sau thời gian sử dụng dưới tác động của môi trường, ắc quy nói chung và ắc quy của xe hơi nói riêng sẽ bị rỉ sét và ăn mòn dẫn đến khả năng kết nối điện năng giảm đi. Để bảo vệ và tăng tuổi thọ cho ắc quy, chủ xe có thể tham khảo gợi ý dưới đây.

Việc vệ sinh, làm sạch, loại bỏ các vết rỉ sét ăn mòn ở đầu cực nối của ắc quy không chỉ giúp tăng độ bền mà còn khiến ắc quy hoạt động hiệu quả hơn.





Vai trò vô cùng quan trọng của ắc quy trên xe hơi chính là là để xe có thể khởi động ngon lành chỉ cần một động tác vặn chìa khóa; ngoài ra ắc quy còn có khả năng dự trữ điện năng. Sau thời gian dài sử dụng, các vết ăn mòn, rỉ sét sẽ bám xung quanh điểm cực điện. Dây nối cực dương sẽ cung cấp điện năng đến các thiết bị tiêu thụ điện năng trên xe. Còn dây nối cực âm thì có tác dụng như dây mát để nối đất, tránh cháy chập. Nếu một trong 2 cực không hoạt động thì chiếc xe sẽ không thể khởi động như bình thường.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Rỉ sét bám vào cực điện thường do hai nguyên nhân chính:

– Đầu cực điện và dây nối được sản xuất từ hai loại kim loại khác nhau;


– Trong quá trình sạc, ắc quy tự giải phóng phân tử hydro.

Khi xảy ra hiện tượng ăn mòn, cực điện và dây cáp sẽ mất dần điểm kết nối, dẫn đến điện năng không thể truyền từ ắc quy qua dây điện để đến thiết bị tiêu thụ điện trên xe. Có thể hạn chế và ngăn cản sự ăn mòn cực điện theo 4 bước sau.

Bước 1: Tháo cực điện ở ắc quy

Đầu tiên để làm sạch cực ắc quy thì phải tháo các cực điện ra, ngắt kết nối của dây ở cực dương (+) và cực âm (-).

Dụng cụ cần thiết bao gồm: cờ lê chuyên dụng để tháo cực điện (loại có cán bọc nhựa cách điện); kính bảo hộ mắt; găng tay.


Chú ý: Luôn đeo kính bảo hộ mắt và găng tay chuyên dụng trong kỹ thuật vì khi thao tác với ắc quy có thể có rò rỉ axit từ trong bình chứa dung dịch điện gây bỏng.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 1: Nới nỏng cực điện; bắt đầu từ bên dây nối cực âm trước; đặt cờ lê chuyên dụng loại cán nhựa cách điện nên trên chốt cực điện và bắt đầu xoay.

Thao tác 2: Tháo lỏng chốt trên cực điện. Nếu ắc quy của xe là loại 2 cực điện đều đặt bên trên thì không cần tháo rời hẳn, chỉ cần tháo lỏng đến khi không còn ảnh hưởng đến cực điện là được.

Thao tác 3: Kéo lỏng dây cáp điện khỏi ắc quy. Nếu ắc quy là loại cực điện đặt bên cạnh thì dây cáp phải tháo rời hoàn toàn.

Thao tác 4: Nhấc cáp nối của loại ắc quy cực trên ra khỏi cực điện. Có thể cần lắc nhẹ để tách dây hoàn toàn rồi mới tháo được dễ dàng.

Bước 2: Làm sạch ắc quy bằng những vật dụng sẵn có trong gia đình

Không cần phải sử dụng những chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch ắc quy xe hơi. Một vài chất tẩy rửa sẵn có trong gia đình cũng đủ dùng:

Đồ dùng cần thiết: bột baking soda; loại dầu nhờn dạng gel; bàn chải; nước.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 1: Rắc bột baking soda lên cả 2 cực điện. Sử dụng lượng bột vừa đủ để phủ lên cực điện.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 2: Đổ 1 đến 2 thìa nước sạch lên 2 đầu cực vừa rắc bột baking soda. Trong vòng vài giây, bột baking soda sẽ có phản ứng sủi bọt. Lúc này, chất do phản ứng hóa học giữa nước + bột baking soda + acid từ đầu cực điện sẽ có tính axit nên phải cẩn thận với da tay.

Thao tác 3: Lặp lại với phần còn lại của cực ắc quy và 2 đầu nối cực ở dây điện.

Thao tác 4: Chà sạch các cực điện. Ngay sau khi phản ứng của bột baking soda xảy ra, dùng bàn chài loại cứng chà sạch các vết rỉ sét ăn mòn. Có thể sử dụng bàn chải đánh răng cũ để chà cực điện. Làm sạch không chỉ cực ắc quy mà còn với đầu dây điện.

Thao tác 5: Dùng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vết rỉ sét ăn mòn đã được đánh tan, chú ý sử dụng lượng nước ít, vừa đủ làm sạch, không đổ nhiều nước trực tiếp lên.

Thao tác 6: Sấy khô hoàn toàn ắc quy. Nếu gia đình có sẵn loại mái thổi khí nén thì có thể sử dụng. Áp lực khí nén sẽ giúp thổi sạch hoàn toàn nước và tạp chất còn bán trên bề mặt ắc quy.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 7: Bôi dầu nhờn dạng gel lên các cực điện. Lớp dầu nhờn gel mỏng sẽ giúp vừa đảm bảo điện năng được truyền thông suốt từ cực ắc quy sang dây điện vừa chống rỉ sét ăn mòn do điều kiện môi trường.

Bước 3: Làm sạch và bảo vệ toàn bộ ắc quy với các chất chuyên dụng

Các chất cần sử dụng ở bước này là những hóa chất chuyên dụng dành cho ắc quy được thiết kế ở dạng chai xịt rất tiện sử dụng.

Đồ dùng cần thiết: bình xịt làm sạch ắc quy; bàn chải; bình xịt chất bảo vệ chống ăn mòn hoặc dầu nhờn chống ăn mòn; nước sạch.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 1: Xịt vào đầu dây điện. Vì đầu nối cực ở dây điện sẽ nối trực tiếp với cực điện nên phải xịt hóa chất làm sạch sâu ở cả 2 điểm này. Hóa chất xịt này không chỉ giúp chống ăn mòn mà còn có khả năng phát hiện rò axit vì một số loại bình xịt có nhuộm màu vàng, khi xịt lên ắc quy, nếu rò axit thì lớp sơn sẽ chuyển sang màu tím cảnh báo cho người sử dụng.

Thao tác 2: Để khô trong vài phút để lớp màu sơn của dung dịch xịt dần bay hơi.

Thao tác 3: Xịt lại một lần nữa. Lần xịt lại này nếu màu sắc của dung dịch phun không bị đổi màu hoặc chuyển màu rất nhẹ thì lượng axit ở cực điện đã bị loại bỏ.

Thao tác 4: Rửa lại với nước như bước trên để loại bỏ dung dịch chất tẩy rửa làm sạch vừa xịt lên ăc quy, sau đó dùng dầu nhờn chống ăn mòn để bôi lên một lớp mỏng.

Chú ý: Không được để dính lớp phun của bình xịt làm sạch ắc quy lên lớp sơn của xe vì chất trong bình xịt này sẽ làm cho màu sơn xe bị loang, thay đổi.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Thao tác 5: Dùng bàn chải chà sạch ắc quy cả ở đầu cực và đầu cáp nối. Loại ắc quy cực trên thì chà bàn chải 3 đến 4 lần quanh cực điện. Bàn chải có long sợi cứng chắc giúp loại bỏ hoàn toàn vết rỉ sét gây ăn mòn trên cực ắc quy. Đối với loại ắc quy cực bên cũng áp dụng như vậy.

Hướng dẫn làm sạch các đầu cực của bình ắc quy ô tô

Với đầu mũ dùng để chụp lên cực ắc quy thì luồn bàn chải vào bên trong lòng để làm sạch cả bên trong. Xoay bản chài 3-4 vòng trong lòng của đầu mũ chụp để làm sạch hoàn toàn.

Thao tác 6: Xịt thêm một lớp dầu nhờn bảo vệ lên đầu cực ắc quy hoặc bôi một lớp mỏng lên.

Bước 4: Nối lại dây điện vào các cực ắc quy như ban đầu

Chỉ cần sử dụng cờ lê chuyên dụng cho ắc quy có tay cầm bọc nhựa để thực hiện bước này.

Thao tác 1: Nối dây cáp điện vào cực ắc quy bắt đầu từ cực dương (+) trước. Đối với loại ắc quy cực trên thì cần lắc đầu dây cáp cho khít rồi ấn chặt xuống.

Thao tác 2: Vặn chặt núm phủ đầu cực ắc quy

Thao tác 3: Lặp lại đúng các bước này đối với cực âm.

Làm sạch đầu cực ắc quy và dây cáp điện sẽ giúp giảm thiểu các tác hại của môi trường vào thời gian sử dụng đối với ắc quy của xe. Nên thao khảo kỹ các lời khuyên từ chuyên gia hoặc từ những kỹ thuật viên lành nghề. Không chỉ áp dụng riêng cho ắc quy xe hơi mà một số loại ắc quy khác cũng có thể thao khảo các bước nêu trên.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất