Một trong những bộ phận hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của xe ô tô đó là phanh xe, cụ thể hơn là má phanh. Có rất nhiều sự lựa chọn má phanh, tuy vậy, không phải ai cũng biết nên bắt đầu từ đâu.

Phương pháp 1: Chọn má phanh phù hợp

1. Chọn vật liệu ma sát nối hoặc đính bằng đinh tán

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô





Mọi loại phanh đều cần có vật liệu ma sát mềm gắn với mâm phanh kim loại cứng. Những nhà sản xuất phanh sử dụng hai phương pháp để gắn vật liệu ma sát với mâm phanh: nối với dụng cụ liên kết hoặc đính bằng đinh tán có độ chắc chắn cao.

– Không có cách nào vượt trội hơn cách nào, nhưng phương pháp nối cho phép tuổi thọ của phanh kéo dài lâu hơn ít nhiều bởi khi vật liệu ma sát bị ăn mòn thì đinh tán tiếp xúc với roto hoặc phanh trống và sẽ gây ra tiếng rít khó chịu khi đinh đã bị gỉ. Ngay khi nghe thấy âm thanh rít khó chịu của đinh tán thì chủ xe nên thay phanh mới.

2. Cân nhắc điều kiện lái xe khi chọn vật liệu cho má phanh

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Thay mới má phanh đòi hỏi chủ xe phải lựa chọn vật liệu. Chủ xe cần xác định nhu cầu của phanh xe lớn tới đâu. Có thể cân nhắc một số điều kiện sau:


– Có lái xe trong địa hình núi rừng hiểm trở?

– Khí hậu nơi ở nóng như thế nào?

– Đặc điểm giao thông ở khu vực lái xe có gì nổi bật?

– Chủ xe chịu đựng được tiếng rít của phanh đến đâu?

– Xe có kéo thêm gì phía sau không?


– Xe có phải đối mặt với bùn lầy vào mùa đông hay mùa mưa không?

3. Chọn vật liệu má phanh 

Trước khi chọn vật liệu cho má phanh, điều quan trọng cần làm là cân nhắc ưu nhược điểm của mỗi loại.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Má phanh hữu cơ: Một số xe có thể được trang bị phanh làm từ vật liệu hữu cơ. Vật liệu này giúp phanh được bền nhưng lại không cho khả năng phanh vượt trội khi kéo moóc hay khi lái trên những con đường xuống dốc dài. Ngoài ra, vật liệu phanh hữu cơ có thể giảm khả năng ăn phanh khi bị ướt.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Má phanh bán kim loại: Vật liệu phanh bán kim loại với kim loại mềm giúp tăng khả năng ăn phanh, tuy vậy lại dễ ăn mòn roto hoặc phanh trống hơn so với vật liệu hữu cơ.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Má phanh hoàn toàn bằng kim loại: Vật liệu này là một bước tiến về cả giá thành, chất lượng và độ hiệu quả của phanh, mang lại cảm giác phanh tuyệt vời ở gần như mọi điều kiện, nhưng lại ăn mòn roto/phanh trống nhanh.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Má phanh gốm: Đây là vật liệu đắt hơn so với 3 loại trên nhưng có tuổi thọ cao nhất và bảo hành tốt nhất. Phanh gốm có thể chịu được nhiệt độ rất cao và cũng ít bị mòn hay giảm khả năng phanh khi bị ướt.

4. Chọn vật liệu bán kim loại cho má phanh nếu thường lái xe

Má phanh bán kim loại là sự lựa chọn toàn diện cho chủ xe với giá thành hợp lý.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Hầu hết các mẫu xe mới đều trang bị má phanh bán kim loại và đó cũng là vật liệu mà các nhà sản xuất ô tô khuyên dùng. Kể cả xe có roto làm từ kim loại nặng vẫn có thể kết hợp tốt với má phanh bán kim loại.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Tuy nhiên, nếu thường dùng xe cho những công việc nặng như kéo moóc trên đường đồi núi thì nên chọn má phanh có vật liệu cao cấp hơn, như kim loại hoàn toàn kim loại hay gốm chẳng hạn.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Nói cách khác, chủ xe cần cân nhắc thật kĩ điều kiện lái xe và xem liệu phanh sẽ phải chịu bao nhiêu áp lực khi chọn má phanh. Tất cả đều vì lý do an toàn.

5. Xem lại toàn bộ hệ thống phanh khi thay má phanh

Luôn kiểm tra lại toàn bộ hệ thống phanh khi sửa xe hay đưa xe ra cơ sở dịch vụ để sửa.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Má phanh có thể không còn vận hành hiệu quả nữa khi chất lượng của roto tiếp xúc và những xi lanh di chuyển má phanh có vấn đề.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Ngoài ra cũng nên tra dầu cho phanh khi xe đã được dùng trên 8 năm nhằm giữ độ ẩm thấp và phanh luôn giữ hiệu năng hoạt động cao.

Phương pháp 2: Tìm hiểu về cơ khí

1. Tìm hiểu sự khác nhau giữa: guốc phanh và má phanh.

Guốc phanh và má phanh là hai khái niệm khác nhau. Má phanh được dùng cho phanh đĩa ở hầu hết các trục cầu trước của xe hơi và xe tải. Còn guốc phanh lại dùng cho phanh trống thường ở trục cầu sau của xe hơi và xe tải. Lý giải cho sự thiết kế khác nhau này có thể được tìm hiểu qua chuỗi hoạt động của phanh:

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Khi người lái xe đạp phanh, guốc phanh giảm tốc độ của roto hoặc phanh trống giữa vành bánh xe và hệ thống treo. Ma sát của guốc phanh ép chặt roto hoặc đẩy guốc phanh ra ngoài phanh trống nhằm giảm tốc độ của xe, khiến guốc phanh trở nên rất nóng.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Ở những đoạn đường xuống dốc dài, phanh trước (theo đó là má phanh) thường chịu nhiều áp lực hơn phanh sau. Chính vì lý do đó, phanh trước cần được gia cố mạnh hơn để chịu được áp lực.

2. Tại sao phanh đĩa lại cao cấp hơn phanh trống?

Như đã nói ở trên, phanh đĩa nằm ở đầu xe và phải chịu áp lực cao hơn so với phanh trống nằm ở sau xe. Thế nên, phanh đĩa cần được đảm bảo chất lượng tốt hơn.

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

– Phanh đĩa được các nhà thiết kế máy bay và xe đua tạo ra với mong muốn tìm được cách giảm tốc độ của động cơ hiệu quả nhất mà không khiến guốc phanh bị quá nóng. Sau đó, phanh đĩa được sử dụng cho trục cầu trước của các mẫu xe nhằm giảm độ hao mòn của phanh trước.

– Trục cầu sau không chịu nhiều lực bằng trục trước khi hãm phanh, đồng thời phanh trống rẻ và dễ sản xuất hơn nên phanh trống thường được dùng phổ biến hơn cho trục cầu sau của phần lớn xe hơi và xe tải.

– Tuy vậy, ngày càng nhiều mẫu xe hiệu năng cao và xe tải hạng nặng trang bị phanh đĩa cho cả phía trước và phía sau để tăng khả năng ăn phanh của xe. Phanh đĩa cũng chịu nhiệt tốt hơn phanh trống, vậy nên có thể vận hành tốt kể cả khi bị nóng lên.

Cảnh báo:

Hướng dẫn chọn má phanh phù hợp cho xe ô tô

Má phanh không phải là bộ phận nên mua rẻ. Thậm chí một chiếc xe chỉ đáng 100 USD cũng cần có khả năng dừng kịp thời khi một đứa trẻ đạp xe ngang qua hay khi lái xe qua các góc khuất và có một chiếc xe buýt dừng ngay trước mặt. Má phanh chất lượng là hết sức cần thiết để có thể dừng xe lại kịp thời và đảm bảo an toàn cho cả người lái lẫn người xung quanh.


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất