Việc tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà giúp chủ xe tiết kiệm được một khoản chi phí và chăm sóc xế cưng của mình được tốt hơn.

Thường xuyên thay dầu động cơ và bộ lọc của ô tô là một số điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giữ cho xe của mình hoạt động tốt. Theo thời gian, dầu của bạn sẽ bị hỏng và bộ lọc của bạn sẽ bị tắc bởi các chất bẩn.





Tùy theo thói quen và loại xe lái xe của bạn, bạn có thể thay dầu sau khoảng 3 tháng hoặc khi xe đã đạt đến 4.800 km. Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng của các chuyên gia, cốc lọc dầu nên được thay thế sau khoảng 10.000 km. 

Việc thay dầu, cốc lọc dầu ô tô cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện vận hành và môi trường, nếu đi trong đường nội đô thường xuyên thì bạn cũng nên thay cốc lọc dầu và dầu nhớt sớm hơn.

Dưới đây là các bước để thực hiện thay dầu động cơ, có gì để lưu ý, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ cho xe ô tô tại nhà

Phần 1. Nâng xe ô tô lên

Cách thay dầu động cơ.



1. Đỗ xe trên 1 mặt phẳng: Hãy đỗ xe ở một vị trí bằng phẳng sao cho bạn có thể làm việc ở tất cả các vị trí xung quanh xe. Gạt cần số về P, rút chìa khóa và áp phanh tay. Để cho xe không hoạt động từ 5-10 phút để dầu nguội.

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

2. Kích xe bằng cách đặt kích xe bên dưới điểm kích: Đặt kích xe bên dưới khung gầm phía trước xe. Kích đầu xe của bạn lên sao cho mặt trước cách mặt đất khoảng 45 cm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn nhiều không gian để làm việc bên dưới gầm xe.

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

3. Lái xe lên các dốc thép nếu bạn không có kích. Một số người sử dụng dốc thép thay vì sử dụng kích. Chú ý lái xe phải đến điểm lõm trên cùng của dốc thép để giữ cho xe được cố định. 

Nhấn đầu xe xuống để kiểm tra độ chắc chắn của kích xe.

4. Chèn bánh sau để hãm xe: Cho dù xe ô tô của bạn đã được giữ bằng dốc thép thì bạn cũng nên chèn lại để đảm bảo an toàn. Đẩy mui xe xuống dưới 2-3 lần để kiểm tra độ ổn định và chắc chắn của đầu xe, tránh chúng bị sập xuống khi bạn đang sửa xe. 

*Nếu chiếc xe không chắc chắn có nghĩa là xe bạn không được kích đều hoặc để ở nơi không bằng phẳng. 

2. Xả dầu

Hứng dầu động cơ.



1. Hứng chậu xả dầu bên dưới nút xả dầu động cơ. Cúi xuống và nhìn bên dưới chiếc xe. Nút xả dầu động cơ sẽ nằm cách phía đầu xe từ 30 – 60cm và nó nằm ngay bên dưới động cơ. Bộ phận này được gọi là chảo dầu. Để chậu hứng dầu nằm chính giữa. 

Tháo nắp và vặn ngược chiều.

* Chậu hứng dầu phải chứa được gấp đôi lượng dầu mà động cơ nạp vào, để tránh trường hợp dầu bị tràn ra ngoài. 

2. Tháo nắp dầu bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ. Mở mui xe và định vị vị trí của nắp dầu động cơ. Nắp có chiều ngang khoảng 5 cm và phải có biểu tượng dầu (oil). Dùng một tay nắm chặt nắp và vặn ngược chiều kim đồng hồ để tháo nắp. Đặt nắp dầu ở gần bạn để không bị quên hoặc mất.

* Việc tháo nắp dầu trước khi xả dầu sẽ giúp chất lỏng thoát ra nhanh chóng vì có luồng không khí cả bên trên và bên dưới. 

Tháo đai ốc bằng dụng cụ chuyên dụng.

3. Tháo đai ốc xả dầu bằng bộ dụng cụ tháo ốc hoặc cờ lê. Nới lỏng đai ốc xả dầu theo chiều ngược kim đồng đồ. Để tránh bị dầu chảy xuống tay, khi bu-lông đã được vặn ra hoàn toàn, bạn phải nhanh chóng rời tay ra khỏi bu-lông. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

4. Chờ vài phút cho đến khi hết dầu trong xe. Khi bạn mở nút xả dầu, dầu sẽ thoát ra tương đối nhanh. Tuy nhiên, nó cũng sẽ cần đến 2 – 3 phút để chảy hết ra hoàn toàn. Khi dầu đã ngừng chảy ra khỏi bình chứa, hãy thay thế một bu-lông mới. Sau đó, lắp lại nút xả và vặn chặt lại bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

Phần 3. Thay thế bộ lọc dầu

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

1. Xác định vị trí cụm bộ lọc dưới mui xe. Bộ lọc không được đặt cố định ở một vị trí, chúng có thể được đặt ở trước, sau, hai bên của động cơ và tùy thuộc vào loại xe. Thông thường, bộ lọc dầu có hình trụ màu trắng, xanh lam hoặc đen. Chúng dài khoảng 10 – 15cm, rộng 7,6 cm và trông giống hình một cái lon bia lớn. 

* Một số loại xe như BMW, Mercedes, Volvo có thể có bộ phận lọc hoặc hộp dầu thay vì loại vặn tay đơn giản. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

2. Vặn lọc dầu ngược chiều kim đồng hồ. Đầu tiên, hãy thử bằng tay vì nhiều khả năng là chúng có thể vặn được. Đảm bảo để chậu xả bên dưới bộ lọc trước khi tháo ra hoàn toàn. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

3. Xoa đầu vào miếng đệm để chuẩn bị cho bộ lọc mới. Nhúng đầu ngón tay vào dầu thay thế mới. Bôi một lớp mỏng dầu mới lên vòng đệm của bộ lọc mới. Điều này sẽ bôi trơn miếng đệm và tạo ra một vòng đệm tốt cho bộ lọc mới và đảm bảo rằng bạn sẽ có thể tháo bộ lọc dầu vào lần sau.

Bạn cũng có thể nhỏ 20 – 30 giọt dầu vào bộ lọc trước khi lắp nó. Điều này sẽ làm giảm thời gian xe lấy lại áp suất dầu thích hợp. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

4. Vặn bộ lọc mới vào vị trí cũ. Bộ lọc dầu thường có các ren mỏng, vì vậy khi bạn vặn lại lọc mới theo chiều kim đồng hồ vào vị trí cũ, chú ý vặn cẩn thận để không cắt qua các ren. Sau đó siết chặt cho đến khi cảm thấy kích tay, tiếp tục vặn chặt thêm 1/4 nữa. 

Phần 4. Thêm dầu mới

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

1. Đổ dầu mới. Nắp chai dầu nên được tháo ra và đặt sang một bên cho an toàn. Giữ chai dầu theo chiều dọc thẳng với thân người của bạn. Việc đổ dầu kiểu này sẽ khiến dầu chảy trơn tru và không bị sủi bọt. Sau đó, cắm chai dầu vào khoang chứa dầu nhanh chóng.

Chú ý, lượng dầu bạn cần sẽ có trong sách hướng dẫn sử dụng, ở dưới phần dung tích. Và đảm bảo bạn đang đổ đúng loại dầu mà xe cần.

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

2. Vặn chặt lại nắp dầu động cơ. Vặn chặt lại nắp bình chứa dầu và xoay nó theo chiều kim đồng hồ đến khi nó được vặn chặt lại hoàn toàn. Kiểm tra xung quanh xem có bất kỳ bộ phận nào lỏng lẻo không và đóng lại mui xe. Tốt nhất bạn nên lau sạch vết dầu loang hoặc rửa sạch lại bằng nước. 

Nhìn vào gầm xe để đảm bảo không có lượng dầu rò rỉ. Mặc dù không nguy hiểm nếu dầu bị đổ vào các-te nhưng nó có thể bốc khói khi động cơ nóng lên và có thể gây mùi khét. Điều này cũng có thể làm cho nội thất của xe bạn có mùi khó chịu. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

3. Khởi động lại động cơ và kiểm tra áp suất dầu. Nếu đèn kiểm áp suất dầu sáng sau khi khởi động động cơ, thì có lẽ bạn đã không châm đủ dầu hoặc dầu đang bị rò rỉ. Cài số về P hoặc N cùng với hạ phanh tay, sau đó kiểm tra lại dưới gầm xem có bị rò rỉ hay nhỏ giọt không.

Nếu miếng lọc dầu không được vặn chặt cũng dẫn đến rò rỉ dầu. Để xe chạy không tải trong vòng 1 phút hoặc lâu hơn để tăng áp suất và đảm bảo rằng bạn đã làm mọi thứ đúng hướng dẫn. 

Nếu phát hiện rò rỉ, hãy tắt động cơ và để nguội trong 10 phút. Sau đó chui xuống gầm xe và vặn chặt nắp lại. Đây là vị trí có nhiều khả năng nhất khiến dầu bị rò rỉ ra ngoài. 

Hướng dẫn chi tiết cách tự thay dầu nhớt động cơ tại nhà

4. Kiểm tra mức dầu bằng que thăm dầu. Một khi xe của bạn đã tắt và dầu đã lắng xuống, hãy dùng que thăm dầu xem lượng dầu đã đúng mức cần thiết chưa. Nếu dầu vẫn còn ít, hãy chắt thêm một lượng dầu nữa. Chờ khoảng 5 phút và kiểm tra que thăm dầu. 

Que thăm dầu có đánh dấu các vạch ở gần cuối chỉ thị mức dầu thấp và mức dầu đầy. Hai mặt của que thăm dầu cho phép đo mức dầu ở mức nóng và lạnh. 

(Nguồn ảnh: Wikihow)

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất