Khi gầm xe phát ra tiếng cộc cộc hay leng keng thì rất có thể hệ thống treo xe ô tô đang gặp vấn đề.
Hệ thống treo ô tô là bộ phận quan trọng bậc nhất. Công dụng chính của hệ thống treo xe ô tô là giúp xe loại bỏ các dao động, tác động của những đoạn đường dằn xóc. Giảm thiểu bớt các tác động vật lý trên đường đi lên hệ thống máy xe và nhằm giúp bạn luôn cảm nhận êm ái khi đang lưu thông trên đường.
Cấu trúc hệ thống treo xe ô tô
Về cấu tạo, hệ thống treo trên xe ô tô con có 3 bộ phận chính gồm:
- Bộ phận dẫn hướng: Có chức năng tiếp nhận và truyền lực giữa khung xe và bánh.
- Bộ phận đàn hồi: Có chức năng giảm thiểu dao động của ô tô và đảm bảo việc chuyển động mềm mại của xe khi đi trên những cung đường gồ ghề.
- Bộ phận giảm chấn: Có chức năng giảm dao động bánh và thân xe và tăng độ bám đường cho bánh, tránh việc rung lắc làm xe mất lái gây nguy hiểm cho bạn và mọi người.
Bộ phận giảm xóc của xe ô tô
Dấu hiệu và cách kiểm tra hệ thống treo ô tô khi bị lỗi
Ngoài việc hiểu được các công dụng cấu tạo cơ bản của hệ thống treo ô tô con để có thể giúp việc nhận biết ô tô bi lỗi hệ thống được tốt. Bạn cần phải nắm rõ quy trình tháo và kiểm tra hệ thống treo ô tô. Bao gồm những bước sau: Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị một số vật dụng để giúp việc kiểm tra hệ thống treo được diễn ra trơn tru như: đồ chèn bánh, dụng cụ kích nâng, găng tay, kính bảo hộ và đèn pin. Tiếp đến, bạn hãy ngồi lên xe, tập trung và chạy xe để có thể cảm nhận hệ thống treo xe bị trục trặc gì. Hãy cố gắng lắng nghe các mức tiếng ồn phát ra từ xe của bạn, bởi các mức ồn khác nhau thì hệ thống treo xe ô tô sẽ bị các lỗi khác nhau. Ví dụ như:
- Âm thanh cộc cộc: Âm thanh này thể hiện việc thanh chống hoặc đinh tán thanh chóng khớp gặp vấn đề.
- Âm thanh ồn: Khi xe di chuyển nhanh và cường độ âm thanh tỉ lệ thuận với tốc độ của xe, tức là vòng bi bánh xe bị gặp vấn đề hoặc có thể lốp xe đang bị hư.
- Âm thanh leng keng: Khi xe phát ra âm thanh như tiếng va chạm với kim loại thì có lẽ xuất phát từ trục trặc ở bu lông hoặc các chi tiết mối nối.
Bạn nên chạy xe ô tô một đoạn để xem những triệu chứng của hệ thống treo ô tô
Sau khi đã chạy thử xe của mình, bạn nên để động cơ xe nguội hẳn rồi hãy tiếp tục kiểm tra hệ thống treo xe (tối thiểu 30 phút). Bước tiếp theo, bạn đặt tay vào chỗ mui xe và nhún mạnh xuống để kiểm tra hệ thống treo xe ô tô. Trong khi đó, bạn hãy quan sát thử xem xe có nảy đều không. Nếu xe nảy đều thì thanh chống xe bạn vẫn còn hoạt động tốt. Với cách này, bạn hãy thực hiện ở cả 4 góc xe để kiểm tra lại thanh chống 4 góc có trục trặc không.
Nhún mạnh vào đầu xe để kiểm tra hệ thống treo
Tiếp tục, bạn dùng kích nâng xe lên để lốp không chạm đất. Sau đó, bạn kiểm tra độ rung của bánh xe mình. Bạn hãy giữ chặt lốp rồi lắc thật mạnh bánh xe. Nếu cảm nhận được bất cứ gì bất thường trong chuyển động của bánh, thì rất có thể đã có một số chi tiết trong hệ thống treo phía trong bị hao mòn nặng. Lưu ý trên đây chỉ là một trong những hướng dẫn để nhận biết và kiểm tra hệ thống treo xe để bạn biết được các lỗi mà hệ thống treo của xe ô tô mình bị mắc phải. Sau đó, bạn hãy đưa xe tới những ga ra chuyên nghiệp để giúp bạn bảo dưỡng sửa chữa các trục trặc triệt để của hệ thống treo xe ô tô.
Để gara kiểm tra toàn diện vẫn là giải pháp số một
Ngoài ra, đối với quy trình để tháo hệ thống treo xe ô tô cần khá nhiều kỹ thuật của người thực hiện thao tác. Do đó, bạn nên để cho các người thợ lành nghề giúp bạn tháo sửa và kiểm tra toàn diện nhất.
Khi đi xe, bạn nên kiểm tra độ mòn của lốp xe ô tô. Nếu lốp không bị mòn hoặc tạo ra các tiếng kêu kì lạ thì bạn nên kiểm tra lại hệ thống treo ô tô để tránh việc xe không điều khiển được như ý của mình. Khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo xe ô tô, bạn nên nhờ một người có kiến thức về xe ô tô, hoặc bạn cũng nên kiểm tra kỹ các lỗi bằng cách soi đèn pin ở vị trí đằng sau.
Kiểm tra lốp kỹ để tìm ra lỗi hệ thống treo của xe
Văn Toàn