Thật phiền phức khi chiếc ô tô của bạn bỗng nhiên “dở chứng” nhưng bạn lại không biết nguyên nhân ở đâu để khắc phục.

Có rất nhiều cách để phát hiện xem điều gì đang xảy ra với ô tô của bạn. Và một số người thường không mảy may quan tâm cho đến khi xế hộp thực sự xảy ra vấn đề. Bạn có thể tìm kiếm sự tư vấn từ xa qua điện thoại nhưng đó không phải là biện pháp hữu hiệu bởi có những vấn đề chỉ trực tiếp kiểm tra mới có thể giải quyết được. Khi đó, bạn phải là người bắt bệnh xe ô tô thì mới có phương án xử lý trong tình huống đó. Có nhiều cách để kiểm tra mà bạn có thể dễ dàng thực hiện như qua mắt nhìn trực tiếp, lắng nghe âm thanh hay ngửi mùi phát ra từ xe.





Tham khảo thêm:

  • Lót sàn cao su ô tô
  • Vios độ thể thao
  • Innova đời cũ

Chuẩn đoán tình trạng của xe ô tô qua mùi

Thông thường, có rất nhiều loại mùi phát ra từ xe và mỗi loại sẽ là dấu hiệu của một vài trục trặc trong xe mà bạn cần lưu ý. Nếu bạn ngửi thấy mùi gỗ cháy trong xe thì rất có thể bộ ly hợp đã gặp vấn đề. Còn nếu đó giống như mùi cao su cháy thì hãy kiểm tra phanh hoặc lốp xem chúng có bị nóng quá dẫn đến chảy ra hay không.

Hướng dẫn cách “bắt bệnh” ô tô khi chưa rõ nguyên nhân
Lốp xe nóng chảy khiến xe có mùi cao su cháy

Lốp xe nóng chảy khiến xe có mùi cao su cháy


Khi ngửi thấy mùi không bình thường ở khói phát ra từ ống xả thì đó là dấu hiệu cho thấy khi CO đã bị rò rỉ trong xe (thông thường, khí CO không màu không mùi và là một trong những thành phần của khí thải xe). Nếu xe phát ra mùi xăng hoặc dầu thì rất có thể nhiên liệu tong động cơ, ở hệ thống truyền dẫn hoặc hệ thống phát khí thải đã bị rò rỉ.

Mùi nấm mốc phát ra ở xe dự đoán về tình trạng trục trặc của hệ thống lọc khí của cabin hoặc hệ thống thoát khí đã bị tích tụ và bạn cần kiểm tra và vệ sinh thay thế kịp thời. Thỉnh thoảng nếu bạn ngửi thấy mùi lưu huỳnh phát ra từ xe thì hãy cân nhắc đến việc bộ ắc quy đã sạc quá tải hoặc bộ chuyển đổi chất xúc tác ở ắc quy bị hỏng. Hệ thống làm mát của xe bị rò rỉ là khi bạn ngửi thấy mùi ngọt.

Hướng dẫn cách “bắt bệnh” ô tô khi chưa rõ nguyên nhân
Ắc quy hỏng phát ra mùi lưu huỳnh

Ắc quy hỏng phát ra mùi lưu huỳnh

Chuẩn đoán tình trạng của xe qua xúc giác

Không chỉ qua mùi trên xe, bạn cũng có thể trực tiếp kiểm tra các bệnh thường gặp ở ô tô qua việc tiếp xúc vào các chi tiết của xe. Hãy đưa tay vào lỗ thông hơi của xe để kiểm tra xe không khí có thoát ra hay không. Nếu không cảm nhận được điều đó thì nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố như: cầu chì và rơ le kém, mô tơ hay điện trơ của quạt gió bị hỏng, vị trí hút gió hoặc ống dẫn khí bị tắc.

Hướng dẫn cách “bắt bệnh” ô tô khi chưa rõ nguyên nhân
Nhấn bàn đạp khó là dấu hiệu của phanh có vấn đề

Nhấn bàn đạp khó là dấu hiệu của phanh có vấn đề


Tiếp đến, kiểm tra bàn đạp chân phanh nếu cảm thấy khó nhấn xuống thì rất có thể phanh, bộ đẩy phanh hoặc van đẩy phanh bị hỏng, ống dẫn chân không rò rỉ hoặc kẹt van phân phối lực phanh. Nếu chân ga phải đạp sâu hơn bình thường thì các chi tiết gặp vấn đề như: con quay của phanh đã bị cong, xi lanh chính bị rò rỉ, đường dẫn phanh bị hỏng hoặc hệ thống thủy lực bị lọt khí vào.

Khi di chuyển, đôi khi bạn sẽ cảm nhận được chân phanh có hiện tượng rung lắc. Đó là dấu hiệu cho thấy các “bệnh” như vòng bi hỏng, trục khớp bị lỏng, tâm trục bị lệch hoặc con quay của phanh đã bị cong. Thỉnh thoảng xe có hiện tượng nảy xóc khi đi trên đường. Khi đó, bạn nên kiểm tra các chi tiết như: giằng ở gầm xe có bị gãy hay không, dầu bôi trơn ở giảm xóc còn hay đã cạn khô, lốp xe có đủ mức áp suất theo quy định hay không hay chất lượng lốp còn tốt hay đã mòn.

Trong quá trình lái xe, nếu bạn cảm thấy xe có dấu hiệu nghiêng về một bên thì đó là dấu hiệu cho thấy các “bệnh” như: hệ thống giằng bị kẹt, hệ thống giảm xóc bị vỡ hoặc cong một số chi tiết nào đó, khung gầm bị lệch hoặc áp suất lốp ở các bánh xe không được bằng nhau. Khi đi đến đoạn rẽ, nếu xe có dấu hiệu rung thì bạn nên kiểm tra hệ thống dầu trợ lực lái xem có còn đủ mức quy định hay đã cạn, vòng bi có thể hoạt động kém, trợ lực lái có thể bị gãy hoặc kẹt đâu đó. Khi lên dốc, đôi khi xe cũng rung bởi trục CV và các khớp nối bị hỏng, khớp U bị lỗi, dầu của bộ vi sai đã bị cặn do nhiễm bẩn.

Hướng dẫn cách “bắt bệnh” ô tô khi chưa rõ nguyên nhân
Các bánh xe không được cân bằng khiến cho xe rung lắc

Các bánh xe không được cân bằng khiến cho xe rung lắc

Các chi tiết bên ngoài xe như ghế bị rung có thể là do bị lỏng khi kết cấu với khung xe hoặc bộ phận giảm xóc ở ghế có vấn đề hay các bánh xe không được cân bằng. Nếu vô lăng có cảm giác lỏng lẻo khi điều khiển thì các dấu hiệu đó biểu hiện các triệu chứng “bệnh” như: thanh đòn bẩy, khớp tròn, thanh đệm hoặc thanh pitman bị mòn.

Chuẩn đoán tình trạng xe qua âm thanh

Nếu xe ô tô của bạn phát ra tiếng nổ sớm thì hãy để ý một số chi tiết: bộ đánh lửa hoặc van cân bằng có bị hỏng hay không, ống dẫn chân không có rò rỉ hay không, đo tỉ lệ không khí và nhiên liệu trong bình và xilanh khi bơm có đảm bảo đủ hay không hoặc hệ thống dẫn nhiên liệu bị ẩm.

Khi đi qua những chỗ xóc, nếu bạn nghe thấy tiếng phát ra giống như kim loại va vào nhau thì nguyên nhân có thể là do lệch cánh tay trục hoặc thanh cân bằng hay trục tròn và giảm xóc. Ngoài ra cũng nên kiểm tra xem ống xả có gặp vấn đề gì không. Tiếng lách cách của xe xuất hiện khi lốp bị mòn, ắc quy bị hỏng hoặc thanh giằng ở khung gầm đã kém. Tiếng đập mạnh ở xe phát ra khi má phanh bị lỏng, hệ thống treo giảm xóc hoặc khớp tròn bị mòn hoặc thanh liên kết bị lỏng.

Khi xe phát ra những tiếng ầm ầm lúc vào cua thì rất có thể dầu ở hệ thống lái trợ lực bị cạn, thanh giằng hoặc lò xo bị lỏng, khớp tròn mòn, hoặc các hệ thống trợ lực lái bị hỏng. Hệ thống xả đôi khi cũng phát ra tiếng ồn đột ngột biểu hiện một vài trục trặc ở động cơ như nứt đường xả, vỡ bộ giảm thanh hoặc ống xả bị bục. Khi dạt cần số nếu phát ra tiếng rên nhẹ thì đó là dấu hiệu cho thấy ly hợp đã bị mòn, vòng bi hỏng, dầu hộp số cạn hoặc lỗi bộ vi sai.

Hướng dẫn cách “bắt bệnh” ô tô khi chưa rõ nguyên nhân
Động cơ gặp vấn đề khi xe phát ra tiếng ồn đột ngột

Động cơ gặp vấn đề khi xe phát ra tiếng ồn đột ngột

Có rất nhiều dấu hiệu hỏng hóc thường gặp ở ô tô đang vận hành. Người sử dụng xe cần chủ động tìm hiểu và kịp thời khắc phục những nguyên nhân của xe để đảm bảo xe luôn trong tình trạng di chuyển tốt và an toàn.

Ngọc Điệp


TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất