Đã có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra chỉ vì người lái ô tô sử dụng đèn pha một cách “bừa bãi” thiếu hợp lý.

Hiểu về đèn pha xe ô tô

Hệ thống đèn trên các phương tiện như xe máy hay ô tô đều có tác dụng chiếu sáng và mở rộng tầm nhìn khi di chuyển khi trời tối. Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô thông thường có 2 chế độ: đèn cốt – chiếu sáng gần và đèn pha – chiếu sáng xa. Trên bảng điều khiển, đèn pha có kí hiệu bóng đèn và các luồng sáng thẳng, đèn cốt có kí hiệu bóng đèn và các luồng sáng hơi chếch xuống dưới. 

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Đèn pha giúp người lái có được tầm nhìn xa trong điều kiện thiếu sáng





Đèn pha xe ô tô giúp người lái có tầm nhìn xa tốt hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định như biển báo, chướng ngại vật, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Nhược điểm của đèn pha là tầm chiếu sáng hướng thẳng vào mắt người đi ngược chiều, khiến những người đi ngược chiều bị chói mắt. Chính vì thế, nếu không biết cách sử dụng đèn pha hợp lý khi tham gia giao thông, chúng sẽ là tác nhân gây nguy hiểm.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều lái xe chưa hiểu rõ về vai trò của đèn pha và có cách sử dụng hợp lý. Ví dụ như thói quen bật đèn pha chiếu xa chiếu thẳng vào mắt người đi ngược chiều. Hơn nữa, công nghệ đèn xenon hiện nay đã được sử dụng trên nhiều dòng xe đời mới có ánh sáng rất mạnh. Nếu không hiểu và bật vô tội vạ khi lái xe có thể gây lóa mắt người điều khiển, dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Hiểu về luật sử dụng đèn pha xe ô tô

Theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. Tuy vậy, việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, đảm bảo an toàn chung của người tham gia giao thông chứ không được sử dụng tùy tiện.


Trong đó, đèn pha của xe sẽ giúp người lái xe quan sát tốt hơn bởi cường độ ánh sáng mạnh và khả năng cho tầm nhìn cao hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng sử dụng với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Đèn pha xe ô tô có thể là nguyên nhân gây tai nạn

Theo Điểm g khoản 3 Điều 5, Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, người điều khiển xe ôtô, xe máy phải bật đèn chiếu sáng, nếu không bật thì bị sẽ xử phạt vi phạm hành chính.

Trong tình huống trên chủ xe chỉ bật đèn định vị và đèn sương mù (các đèn này chỉ là đèn phụ hỗ trợ) mà không bật đèn chiếu sáng. Do đó chủ xe bị cảnh giao thông xử phạt về lỗi không bật đèn chiếu sáng là hoàn toàn đúng quy định. Mức phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Việc bật đèn chiếu sáng cũng cần lưu ý không được bật đèn pha xe ô tô tùy tiện

Khoản 2 Điều 8 Luật giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư (trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định). Khoản 3 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa. Theo điểm b, điểm g Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe ôtô vi phạm các quy định về bật đèn chiếu xa nêu trên thì mỗi hành vi vi phạm bị xử phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe máy, nếu sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều thì bị phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Người sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư thì bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Hiểu cách sử dụng đèn pha ô tô ở Việt Nam

Sử dụng đèn pha để chiếu sáng


Khi di chuyển trên đường tối, trong điều kiện đường thông thoáng, bạn có thể  bật đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt ngay để tránh các phiền toái cho bản thân và xe đối diện. Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao, bạn có thể sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với ánh sáng chói từ đen pha.

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Sử dụng đèn pha để chiếu sáng

Sử dụng đèn pha thay còi

Việc lạm dụng âm thanh của còi xe từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối trong văn hóa giao thông của người Việt. Vẫn biết với hiện trạng giao thông nước ta hiện nay, nếu không sử dụng còi thì nhiều khi khó có thể xin vượt dễ dàng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông để thông báo thay khi gây phiền phức và ô nhiễm âm thanh.

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Sử dụng đèn pha xe ô tô hợp lý để thay còi

Việc sử dụng đèn pha để xin vượt chính là cách được áp dụng phổ biến ở nước ngoài và sẽ là xu hướng tất yếu của giao thông nước ta trong tương lai. Ở một số nước phát triển, bạn có thể thấy việc tham gia giao thông rất quy củ và không hề ồn ào. Bởi người tham gia giao thông hầu như chỉ sử dụng đèn để vượt. Thậm chí, khi đi trên đường quốc lộ, chỉ cần đi với tốc độ cao hơn xe đằng trước và bật xi nhan trái, lập tức xe đằng trước sẽ biết ý chuyển làn cho xe phía sau vượt.

Tại Việt Nam, bạn cũng có thể áp dụng cách này cả khi di chuyển vào ban ngày. Hãy dùng đèn pha để xin vượt hay báo hiệu với xe ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, khiến người đi trước biết để nhường đường. Còn khi di chuyển vào trời tối, đèn pha và đèn cốt có thể hoạt động song song để phục vụ chiếu sáng.

Sử dụng đèn pha để giao tiếp với các xe khác

Khi tham gia giao thông, có rất nhiều tình huống sẽ xảy ra khiến bạn cần phải báo hiệu cho xem khác. Đây là lúc đèn pha phát huy tác dụng và cần bạn điều khiển một cách hợp lý. Khi đường lưu thông khó khăn, đường nhỏ có nhiều nút giao cắt có xe muốn đi ra, nếu xe ở đường to (đường ưu tiên) muốn nhường, có thể dừng, nháy đèn ra hiệu cho xe ở đường nhỏ rẽ ra ngoài. Tương tự ở ngã tư khi có xe muốn rẽ trái cắt ngang đoàn xe đi thẳng, xe ở trục thẳng nếu muốn nhường đường có thể nháy đèn báo hiệu cho xe rẽ di chuyển thuận lợi hơn. Việc giao tiếp nhịp nhàng như vậy không chỉ giúp bạn lưu thông dễ dàng mà còn giúp thay đổi tình trạng tắc đường tại đô thị nước ta hiện nay

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Sử dụng đèn pha để giao tiếp với các xe khác

Chọn đèn pha phù hợp cho xe ô tô

Được ví như “đôi mắt” của chiếc ô tô, mỗi loại đèn pha đều có điểm mạnh cũng như hạn chế riêng. Để có cách sử dụng đèn pha hợp lý khi tham gia giao thông, chủ nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn loại đèn pha phù hợp với mục đích và môi trường. Nhiều người sở hữu xế hộp thường chỉ quan tâm nâng cấp công nghệ đèn tối tân nhất, đắt tiền nhất và nghĩ rằng việc đó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, thực tế mỗi loại đèn pha được thiết kế lại có những thế mạnh và hạn chế riêng. Chính vì vậy, người sử dụng ô tô cần nắm rõ các thông số, đặc điểm riêng của từng loại đèn để lựa chọn phù hợp khi muốn nâng cấp hệ thống đèn pha trên xe của mình.

Ngoài chức năng chiếu sáng hỗ trợ tầm quan sát cho người lái, hiện nay, hệ thống đèn trên ô tô còn có vai trò thẩm mỹ, tạo nên phong cách riêng cho mỗi chiếc xe. Đã có những cuộc chạy đua về công nghệ đèn chiếu sáng giữa các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang mang đến cho người tiêu dùng rất nhiều lựa chọn khi muốn nâng cấp đèn pha ô tô. Trong đó, phổ biến nhất là công nghệ đèn Halogen, đèn Xenon, đèn LED và đèn pha Laser.

Trước khi lựa chọn loại đèn pha phù hợp cho xe mình, hãy nắm chắc các thông số cần thiết. Thông số quan trọng của đèn pha là nhiệt độ màu Kelvin (độ K) và quang thông (Lumen). Trong đó, nhiệt độ màu cho biết ánh sáng từ đèn có màu gì, còn quang thông sẽ biểu thị công suất phát sáng của đèn.

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Cần nắm rõ các thông số, đặc điểm riêng của từng loại khi muốn nâng cấp hệ thống đèn pha trên xe

Đèn Halogen cho ánh sáng vàng, ưu điểm chiếu sáng khá tốt khi đi qua các khu vực có sương mù hoặc trời mưa to. Tuy nhiên, so với các loại đèn khác, đèn Halogen tỏa nhiệt lớn, tiêu tốn nhiều điện năng, nhưng hiệu quả phát sáng lại không cao.

Đèn Xenon được sử dụng phổ biến ở các dòng xe hạng trung, tạo ra ánh sáng mạnh gấp 2 – 3 lần đèn Halogen, cho ra ánh sáng trắng, gần với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, với các xe sử dụng loại đèn này tầm nhìn của người lái luôn được cải thiện tốt. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng đèn Xenon khá cao, có thời gian phát sáng khá chậm, khi vừa bật đèn, ánh sáng sẽ có màu xanh, sau đó đèn mất khoảng 3 – 5 giây để chuyển sang màu trắng và đạt cường độ sáng cao nhất. Độ chói của loại đèn này cũng dễ cản trở xe đi ngược chiều.

Đèn LED được sản xuất có nhiều hình dạng khác nhau để tăng tính thẩm mĩ những vẫn đảm bảo khả năng chiếu sáng của xe. Đèn LED có ưu điểm phát sáng nhanh, không tiêu tốn nhiều năng lượng để kích hoạt. Tuy nhiên, loại đèn này lại tỏa nhiệt rất lớn, nên thường được chế tạo kèm theo hệ thống làm mát, khiến chi phí, giá thành bị đẩy lên cao.

Đèn Laser là loại đèn hiện đại nhất và đắt đỏ bậc nhất hiện nay, cường độ ánh sáng lớn, nhưng chỉ dùng hơn một nửa lượng điện tiêu thụ so với LED. Nhược điểm của đèn laser là không có chế độ pha (high beam), vì vậy hệ thống đèn Laser cần được hỗ trợ thêm bởi đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED, khi người lái có nhu cầu. Bên cạnh đó, loại đèn này tỏa nhiệt rất lớn.

Hãy là người văn minh khi biết sử dụng đèn pha ô tô đúng cách!
Đèn pha còn có vai trò thẩm mỹ, tạo nên phong cách riêng cho mỗi chiếc xe

Sử dụng đèn pha không đúng cách có thể gây khó chịu và nguy hiểm cho bạn và mọi người tham gia giao thông. Hiểu đúng và sử dụng đèn pha hợp lý sẽ giúp lái xe có thể tiết kiệm được thời gian, di chuyển thuận lợi và trở thành một người lái xe văn minh.

Thành Hưng

Australia travel news, Australia travel guides, Australia holiday destinations and Australia reviews Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

TIN LIÊN QUAN

Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Đối với những người có ý định bán lại ô tô thì những việc làm dưới đây có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của xe.

Xem chi tiết: Tránh làm 5 điều sau để giữ giá trị bán lại của xe ô tô

Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả Các cách tẩy gỉ sét…

Xem chi tiết: Hướng dẫn các cách tẩy gỉ sét trên ô tô hiệu quả

Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

Phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel được quảng cáo giúp động cơ “bốc” hơn tuy nhiên thực tế chưa hẳn vậy. Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Có nên dùng phụ gia xăng/dầu Diesel ô tô? Lưu ý khi sử dụng phụ gia xăng/dầu Diesel Tác…

Xem chi tiết: Có nên dùng phụ gia xăng, phụ gia dầu Diesel ô tô?

8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Nếu như trên xe có mùi khét thì khả năng đang có thứ gì đó bốc cháy, bạn cần kiểm tra ngay trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Xem chi tiết: 8 lý do khiến ô tô của bạn có mùi khét

Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô. Dấu hiệu xăng nhiễm nước Dấu hiệu xăng nhiễm nước Cách xử lý xăng bị nhiễm nước Dấu…

Xem chi tiết: Cách xử lý khi xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước

Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Lọc gió động cơ ô tô nếu không được vệ sinh hay thay mới định kỳ sẽ dễ bị nghẹt tắc khiến xe nóng máy, tăng tốc yếu, hao xăng hơn… Tác dụng của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi…

Xem chi tiết: Cách vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng

Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Nhiều trung tâm quảng cáo sơn phủ gầm có tác dụng chống ồn, chống gỉ sét, cách nhiệt... Hôm nay, chúng ta theo một chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm để tìm thực hư câu chuyện.

Xem chi tiết: Theo chân chủ xe Mazda 3 đi sơn phủ gầm ô tô: Các lưu ý và kinh nghiệm tài xế cần biết

Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Hệ thống treo độc lập, phụ thuộc, MacPherson, khí nén, thanh xoắn… là gì? Các loại hệ thống treo này có ưu nhược điểm, lỗi thường gặp gì? Hệ thống treo là gì? Hệ thống treo là gì? Cấu tạo hệ thống treo ô tô Phân loại hệ thống treo…

Xem chi tiết: Ưu nhược điểm các loại hệ thống treo ô tô và lỗi thường gặp

Dấu hiệu hỏng giảm xóc và cách kiểm tra

Cầu chì ô tô: Ý nghĩa ký hiệu, cách kiểm tra và thay mới

Xe ô tô hết bình phải làm sao? Cách câu bình, kích bình an toàn

Ắc quy ô tô loại nào tốt? Dùng được bao lâu thay?

Nguyên nhân vô lăng bị nặng, xe trả lái chậm

Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Cách pha, châm nước rửa kính xe

Hiện tượng hỏng bơm nước làm mát ô tô và cách khắc phục

Các lỗi hỏng quạt làm mát két nước thường gặp

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất