Giảm xóc xe ô tô có rất nhiều loại, mỗi loại sở hữu những ưu nhược điểm khác nhau.
Về mặt lý thuyết, nếu đoạn đường của bạn đi bằng phẳng như một đường thẳng dài thì bạn không cần phải sử dụng giảm xóc. Thế nhưng, trong thực tế thì trên những con đường luôn luôn có sự lồi lõm riêng, đó là còn chưa kể đến các khúc cua, quẹo.
Do đó, xe chúng ta luôn luôn sẽ phát sinh ra một lực dao động tự do và truyền vào thân xe cũng như người ngồi trên xe. Và nếu những dao động này không được triệt tiêu hoàn toàn thì sẽ tạo ra hiện tượng dằn xóc cho người sử dụng xe. Và để giảm thiểu hiện tượng này, người ta sử dụng bộ phận giảm xóc. Mục đích chính là để triệt tiêu các dao động quán tính tự do khi xe lưu thông giúp xe không còn dằn xóc và giữ sự cân bằng cho xe.
Giảm xóc giúp triệt tiêu dao động
Và với chức năng như thế, các thiết bị giảm xóc ô tô được chia ra làm 6 loại chính dựa trên những thiết kế và nguyên lý hoạt động khác nhau:
Đọc thêm: Thảm lót sàn ô tô 6D
Giảm xóc 2 ống
Là loại phổ biến cho các chiếc xe hơi, với cấu tạo gồm: Một ống đổ đầy dầu, người ta sẽ đặt một 1 piston chuyển động và một ống khác bao lại ống thứ nhất. Trong 2 ống sẽ có một khoảng diện tích trống nhỏ, nơi đó để giữ dầu cân bằng dưới tác động của piston. Ngoài ra trên thân piston và buồng chứa dầu, thiết bị sẽ có những van tiết lưu.
Giảm xóc 2 ống
- Ưu điểm: Đây là loại ống nhúng có tuổi thọ dài, giảm dao động khá tốt.
- Nhược điểm: Có rủi ro bị rò rỉ dầu ra các khe mối nối. Nếu xe thường xuyên phải chạy ở địa hình đồi núi thì sẽ làm hư nhanh chóng loại giảm xóc 2 ống nói trên.
Giảm xóc 1 ống
Là loại giảm xóc được cải tiến từ loại giảm xóc 2 ống. Với nguyên tắc làm việc gần giống với loại 2 ống. Tuy nhiên thay vì ống thứ 2 trùm lại bên ngoài, thì sẽ có một buồng hơi nằm ở dưới cùng và đảm nhận chức năng cân bằng lượng dầu trong thiết bị giảm xóc.
Giảm xóc 1 ống
- Ưu điểm: Do có cấu tạo như thế, nên việc giữ dầu không bị thoát khỏi các van tốt hơn, giúp bộ phận giảm xóc bền hơn. Ngoài ra, giảm xóc 1 ống cũng đa dụng trên nhiều cung đường hơn. Ống nhúng của loại giảm xóc này không bị sủi bọt dầu do không mắc phải một lớp áo dầu như loại 2 ống.
- Nhược điểm: Do khi chế tạo vòng kín nơi trục piston và hộp chứa dầu, nên thường có giá đắt.
Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực
Đây là loại kết hợp tính ưu việt của cả 2 loại trên. Nguyên tắc hoạt động kết hợp với cả loại giảm xóc 1 ống và 2 ống. Loại giảm xóc này có phần khác đó là phần dưới ống nhún không chưa đầy dầu khi xe đứng yên, mà là 1/3 thể tích trong đó là khí nén 6 -7 Bar. Nhờ như thế mà quá trình nhún và giãn lúc nào cũng có đàn hồi của buồng khí, việc dập tắt dao động cũng vì đó mà nhanh chóng hơn.
- Ưu điểm: Như đã nói ở trên, đây là giảm xóc giữ lại những ưu điểm của giảm xóc 1 ống và 2 ống và có khả năng tiêu biến dao động nhanh chóng.
- Nhược điểm: Phải được chế tạo với độ chính xác cao, đòi hỏi việc bảo dưỡng gắt gao nên loại giảm xóc này chỉ được sử dụng cho những xe có yêu cầu đặc biệt.
Giảm xóc bóng hơi
Là sự kết hợp giữa lò xo khí nén và bộ giảm xóc theo nguyên tắc dầu và hơi. Điểm khác biệt ở đây chính là phần trên của thiết bị giảm xóc này. Khí nén được dẫn vào dưới một áp lực điều khiển. Tùy vào mức độ áp lực này mà độ đàn hồi của bóng hơi sẽ thay đổi sao cho tối ưu, tạo ra sự hiệu quả nhất cho bộ giảm xóc này. Tuy nhiên ở loại giảm xóc này, bóng hơi sẽ được hỗ trợ thêm 1 lò xo cơ khí để giảm bớt áp lực lên bóng hơi trong phạm vi điều chỉnh gầm xe, và tăng giảm hệ số đàn hồi khi tải trọng xe thay đổi. Bất tiện của bộ giảm xóc này nằm ở chỗ, bóng hơi chỉ sử dụng được khi máy nổ. Nếu người sử dụng xe sơ ý tắt máy ở nơi cao thì khi xe hạ xuống xe làm hư vỏ hoặc một số bộ phận khác.
Giảm xóc khí nén – thủy lực
Đây là một loại giảm xóc tổng hợp những ưu điểm của lò xo đàn hồi có giảm chấn cùng bóng hơi giảm xóc thủy lực. Ở hệ thống giảm xóc này, piston của phần đàn hồi đồng thời là trục của bộ giảm chấn. Phần bóng hơi được nằm trong khối cầu trụ bọc bởi 1 màng cao su có xen kẽ lớp lõi thép (màu xanh như hình dưới).
Giảm xóc hơi nén thủy lực
- Ưu điểm: Nhờ việc áp dụng các điểm tối ưu của các loại giảm xóc khác mà khoảng cách giữa trục bánh xe và khung xe gần như bất chấp mọi tải trọng. Ngoài ra, người sử dụng xe có thể tự điều chỉnh van điều kiển sao cho phù hợp với điều kiện đường sá và tình trạng tải trọng.
- Nhược điểm: Tuy loại giảm xóc này rất tốt, nhưng giá thành lại cao và vận hành phức tạp, nên hầu như ít được sử dụng cho xe con và xe hạng trung.
Minh Tân