Cách đây 20 – 30 năm, xe tự lái là một thứ chỉ thấy có thế giới khoa học viễn tưởng. Thế nhưng, sự phát triển thần tốc của lĩnh vực công nghệ đã biến xe tự lái thành hiện thực và thậm chí trở thành 1 trong những mục tiêu chính của ngành công nghiệp ô tô vào lúc này. Dù chúng ta vẫn chưa để đạt tới mức xe tự lái 100%, nhưng một số cá nhân như Elon Musk đã hình dung xe tự lái chạy đầy đường phố vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp xe đúng là đang nhanh chóng tiến tới mục tiêu đó, với các hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến có khả năng kiểm soát phanh và bẻ lái, và một số hệ thống khác thì cung cấp một mức độ tự động hóa nhất định. Việc phân loại các tính năng như vậy đã được Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (SAE) công bố lần đầu tiên vào năm 2004 và phân chia 5 cấp độ tự động hóa (hay 6 nếu tính cả Level 0). Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một chút về từng cấp độ xe tự lái này.
Cấp 0 (Level 0)
Phân loại đầu tiên này thực tế không được đưa vào danh sách của SAE, bởi tại Cấp 0, hệ thống có thể đưa ra cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh nhưng không hề có khả năng kiểm soát phương tiện, do đó không đạt cấp độ tự động hóa nào.
Cấp 1 (Level 1)
Trong các phương tiện Cấp 1, tương đương có hỗ trợ kiểu “buộc phải đặt tên trên vô lăng”, tài xế vẫn kiểm soát bẻ lái, nhưng hệ thống hỗ trợ lái có thể giúp các công việc phanh, tăng tốc, và tốc độ động cơ. Ví dụ điển hình của mức độ hỗ trợ như thế là hệ thống kiểm soát hành trình truyền thống.
Cấp 2 (Level 2)
Cấp 2 cung cấp thêm sự hỗ trợ từ các hệ thống tân tiến của xe, và cho phép tài xế không phải lo tới một số tính năng lái như bẻ lái, tăng tốc, phanh, và duy trì tốc độ. Đây là cấp độ hiện có của hầu hết xe thời nay, với các hệ thống kiểm soát hành trình thích nghi (Adaptive Cruise Control) giúp kiểm soát tốc độ, khoảng cách giữa xe và các phương tiện phía trước, và tự đánh lái thông qua tính năng giữ làn đường. Ở Cấp 2, tài xế vẫn phải luôn chú ý và sẵn sàng can thiệp.
Cấp 3 (Level 3)
Các xe Cấp 3 có trang bị một hệ thống được gọi nôm na là lái phụ hoặc đồng lái, cho phép tài xế tập trung vào những hoạt động khác như sử dụng điện thoại để nhắn tin trong khi hệ thống nắm kiểm soát toàn bộ phương tiện. Điều này có thể thực thi chỉ dưới điều kiện đường phố lý tưởng ví như một đường cao tốc nhiều làn với dải phân cách ở giữa. Cấp độ này có chút khó diễn tả bởi nó là sự giao thoa giữa tự động hóa một phần và toàn bộ.
Ví dụ tiêu biểu cho Cấp 3 sẽ là hệ thống AI Traffic Jam Pilot của Audi hoặc AutoPilot của Tesla. Khi kích hoạt, AutoPilot sẽ kiểm soát tăng tốc, bẻ lái, và phanh để giữ làn và khoảng cách an toàn khỏi những phương tiện khác, nhưng cũng sẽ chuyển làn để vượt xe khác hoặc sát nhập vào đường mới.
Cấp 4 (Level 4)
Cấp 4 của hệ thống phân loại này là điều mà tất cả các nhà sản xuất xe đang nghiên cứu và hầu hết có ý định bỏ qua “sự nửa chừng” của Cấp 3 và tạo nên bước nhảy công nghệ thẳng đến cấp này. Cụ thể, chiếc xe sẽ có thể tự điều khiển mà không cần thao tác đầu vào của người lái, dù trên đường cao tốc hoặc trên một số đường thành phố nhất định, nơi bố cục đường đơn giản.
Nếu gặp phải những điều kiện thời tiết xấu và các hiện tượng bất thường, chiếc xe sẽ có thể tự đỗ ở nơi an toàn và/hoặc giao lại quyền điều khiển cho tài xế hoặc nhân viên điều khiển xe từ xa. Một ví dụ cho Cấp 4 là dự án Waymo của Google ở Mỹ.
Cấp 5 (Level 5)
Cuối cùng, một chiếc xe đạt được Cấp 5 khi không cần bất kỳ sự tương tác nào của con người và có thể tự lái trong mọi điều kiện. Chúng sẽ được điều khiển bởi một hệ thống AI tiên tiến mà sẽ quét và phản hồi dữ liệu trong thế giới thực được tạo ra bởi các thiết bị camera, cảm biến, và LiDAR.
Để đạt được khả năng tự động hóa hoàn toàn là điều cực kỳ khó khăn ngay cả với các công nghệ hiện tại, nhưng với việc ngày càng nhiều nhà sản xuất phát triển các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến và không ngừng nâng cao năng lực của chúng, phương tiện Cấp 5 trên lý thuyết không còn là giấc mơ nữa và chúng ta chắc chắn sẽ được trải nghiệm nó trong tương lai gần.
Duy Thành